Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 64-66: Rừng xà nu + Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Đọc thêm) - Năm học 2010-2011

TT4: GV yêu cầu HS:

- Cuộc đời của Tnú được miêu tả qua mấy chặng đường?

- Lúc nhỏ Tnú là một cậu bé như thế nào? Chứng minh bằng chi tiết?

HS suy nghĩ, bám sát văn bản phát biểu

GV nhận xét chung, chốt:

TT5: GV hỏi: Lúc trưởng thành Tnú là một thanh niên như thế nào?

HS tìm chi tiết, nhận xét

GV nhận xét chung, chốt lại

TT6: GV gọi HS đọc đoạn Tnú chứng kiến mẹ con Mai bị tra tấn và nêu câu hỏi: Diễn biến tâm trạng của Tnú khi chứng kiến cảnh mẹ con Mai bị giặc tra tấn diễn ra như thế nào?

HS phát hiện, suy nghĩ, trả lời

GV nhận xét chung, chốt:

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 64-66: Rừng xà nu + Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Đọc thêm) - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64,65,66: Đọc văn
Ngày dạy:	...../..../11
Ngày soạn:...../..../11	
- RỪNG XÀ NU - NGUYỄN TRUNG THÀNH
- Đọc thêm: BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ
 - SƠN NAM
Mục tiêu:
 Giúp HS: - Nắm được những tư tưởng cơ bản mà Nguyễn Trung Thành qua những hình tượng của tác phẩm: sự lựa chọn con đường đi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù.
 - Thấy được vẻ đẹp sử thi và nét đặc sắc Tây Nguyên, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong hoàn cảnh chiến đấu chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ và trong thời đại ngày nay.
 - Nắm được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Bắt sấu rừng U Minh Hạ”.
 B. Phương pháp - phương tiện:
Phương pháp:
Nêu vấn đề, thảo luận, gợi tìm, diễn giảng.
Phương tiện: 
GV: Giáo án.
HS: Phần chuẩn bị bài, sgk.
Tiến trình bài dạy:
 ï Bài cũ: - Phân tích ngắn gọn tình huống độc đáo của truyện ngắn “Vợ nhặt”?
 - Phát biểu chủ đề tư tưởng của tác phẩm “Vợ nhặt”?. 
ï Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
GHI CHÚ
HĐ1 : Hd tìm hiểu chung
TT1: GV yêu cầu HS: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Thành? 
HS dựa vào sgk trả lời
GV nhận xét, chốt:
TT2: GV yêu cầu: Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
HS dựa vào sgk tiến hành, phát biểu
GV nhận xét, chốt:
TT3: GV yêu cầu: Tóm tắt ngắn gọn văn bản? 
HS tiến hành
GV nhận xét, bổ sung
HĐ2: Hd đọc hiểu văn bản
TT1: GV gọi HS đọc đoạn đầu của văn bản và nêu câu hỏi:
 - Hình ảnh rừng xà nu được miêu tả như thế nào?
- Biện pháp nghệ thuật nào được tg sử dụng để miêu tả?
HS bs vb, trả lời
GV nhận xét, chốt lại:
T
T2: GV nêu câu hỏi thảo luận: Hình tương rừng xà nu có ý nghĩa biểu tượng gì trong tác phẩm?
HS trao đổi nhóm nhỏ, đại diện nhóm phát biểu
GV nhận xét chung, định hướng lại và nhấn mạnh: Rừng xà nu hiện diện trong suốt chiều dài câu chuyện; cây xà nu, lửa xà nu, thân, khói xà nu luôn gắn bó với cuộc sống đau thương và bất khuất của người làng Xô Man.
TT3: GV tiếp tục nêu câu hỏi thảo luận: Theo em hình ảnh rừng xà nu trở đi trở lại trong tác phẩm có ý nghĩa gì?
HS tiếp tục trao đổi, phát biểu
GV nhận xét chung, định hướng lại :
Hình ảnh “đến hút tầm mắt chạy đến chân trời” được lặp lại thể hiện dụng ý: Rừng xà nu không chỉ là biểu tượng của người làng Xô Man mà từ một làng Xô Man cụ thể vươn tới những không gian rộng lớn hơn. Rừng xà nu có thể là biểu tượng của Tây Nguyên, của Miền Nam và hơn nữa là của cả dân tộc về sự bất khuất và bất diệt.
TT4: GV yêu cầu HS: 
- Cuộc đời của Tnú được miêu tả qua mấy chặng đường?
- Lúc nhỏ Tnú là một cậu bé như thế nào? Chứng minh bằng chi tiết?
HS suy nghĩ, bám sát văn bản phát biểu
GV nhận xét chung, chốt:
TT5: GV hỏi: Lúc trưởng thành Tnú là một thanh niên như thế nào?
HS tìm chi tiết, nhận xét
GV nhận xét chung, chốt lại
TT6: GV gọi HS đọc đoạn Tnú chứng kiến mẹ con Mai bị tra tấn và nêu câu hỏi: Diễn biến tâm trạng của Tnú khi chứng kiến cảnh mẹ con Mai bị giặc tra tấn diễn ra như thế nào?
HS phát hiện, suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét chung, chốt:
TT7: GV yêu cầu HS đọc đoạn Tnú bị bắt và bị đốt mười đầu ngón tay và nêu câu hỏi: Tâm trạng của Tnú khi bị bắt và bị đốt mười đầu ngón tay diễn ra như thế nào? Em có nhận xét gì về Tnú qua những diễn biến đó? 
HS tìm chi tiết, suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét chung, chốt lại:
TT8: GV nêu câu hỏi: Theo em hình ảnh mười đầu ngón tay Tnú bốc cháy thể hiện ý nghĩa gì?
HS suy nghĩ, trao đổi, trả lời
GV nhận xét, định hướng lại:
TT9: GV yêu cầu HS thảo luận: Câu nói của cụ Mết “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải giáo” có ý nghĩa gì?
 HS thảo luận nhóm nhỏ, trả lời:
GV nhận xét chung, chốt lại và nhấn mạnh:
Cần phải cầm vũ khí để chiến đấu chống lại kẻ thù, cho dù lòng quả cảm của ta có thừa nhưng vẫn thất bại vì khi mình chưa kịp cầm giáo mà kẻ thù đã cầm súng rồi. Và, một khi đã cầm giáo chống lại kẻ thù với tinh thần quyết tử mọi thứ sẽ thay đổi, giặc bị giết, 10 đầu ngón tay Tnú được hồi sinh và tiếp tục đánh giặc. 
TT10: GV yêu cầu: Nhận xét của em về hình tượng nhân vật Tnú?
HS khái quát, trả lời:
GV nhận xét chung, chốt lại và nhấn mạnh: Tnú là hình ảnh điển hình của con người VN trong chiến tranh. Bi kịch của Tnú là bi kịch của rất nhiều người dân VN, là nỗi đau của cả dân tộc trong chiến tranh thời kì kháng chiến chống Mĩ.
TT11: GV hỏi: Hình tượng cụ Mết được miêu tả qua những chi tiết nào?
HS tìm chi tiết, phát biểu
GV nhận xét, chốt:
TT12: GV nêu câu hỏi: Cụ Mết đóng vai trò như thế nào đối với dân làng Xô Man? Em nhận xét như thế nào về hình tượng này?
HS suy nghĩ, trao đổi nhanh, phát biểu
GV nhận xét chung, chốt lại:
TT13: GV yêu cầu: Nhận xét về nhân vật Dít và Heng?
HS suy nghĩ, phát biểu
GV nhận xét chung, chốt và nhấn mạnh:
 Cụ Mết, Dít, Heng đại diện cho ba thế hệ của dân làng Xô Man, đó chính là sự nối tiếp nhau giữa các thế hệ trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Như những cây xà nu nối tiếp nhau tạo thành rừng xà nu bạt ngàn chạy thảng đến tận chân trời.
HĐ3: Hd tổng kết
TT1: GV yêu cầu: Khái quát giá trị nội dung văn bản?
HS khái quát, phát biểu
GV nhận xét, chốt:
TT2: GV yêu cầu: Nhận xét vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm?
HS khái quát, kết luận
GV nhận xét, chốt:
HĐ4: Củng cố
GV yêu cầu HS khái quát một lần nữa chủ đề của tác phẩm. 
GV nhận xét, củng cố bài học
I.Tìm hiểu chung 
1. Tác giả
- Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc
- Sinh năm : 1932 
- Quê: Quảng Nam.
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
- Ông là nhà văn sống và gắn bó sâu sắc với mảnh đất và con người Tây Nguyên.
- Tác phẩm chính: “Đất nước đứng lên”, “Rẻo cao”, “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”
2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào giai đoạn gian khổ, quyết liệt. 
- “Rừng xà nu” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Trung Thành trrong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên và miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
3. Tóm tắt văn bản
II. Đọc - hiểu
1. Hình tượng rừng xà nu
- Rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của giặc.
- Hàng vạn cây không cây nào là không bị thương.
- Cạnh một cây ngã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên, lao thẳng lên bầu trời
-Ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng
* Nghệ thuật so sánh, hình ảnh gợi cảm, từ bao quát đến cụ thể.
 Þ Cây xà nu là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, sức sống mãnh liệt và tinh thần đoàn kết, yêu tự do của đồng bào Tây Nguyên dưới sự hủy diệt của kẻ thù.
2. Hình tượng nhân vật Tnú 
* Lúc nhỏ
- Tnú đi tiếp tế nuôi cán bộ, làm liên lạc.
+ Mấy năm trời không mất một phong thư.
+ Lựa chỗ thác mạnh mà bơi, xẻ rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây 
- Học chữ chậm, lấy đá đập vào đầu cho chảy máu
àTnú là một cậu bé nóng tính, nhanh nhẹn, dũng cảm, trung thành với cách mạng, không sợ hi sinh.
* Lúc trưởng thành 
- Ngoại hình: rắn chắc, cao lớn đẹp như cây xà nu.
- Là một du kích dũng cảm, kiên cường, vượt ngục về làng cùng 
thanh niên mài giáo giết giặc .
- Tnú chứng kiến giặc tra tấn mẹ con Mai
+ Bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay.
+ Hai mắt như hai cục lửa lớn.
+ Hét một tiếng dữ dội, nhảy xổ vào bọn lính.
à Tâm trạng từ tức giận đến căm thù tột độ. Hành động liều lĩnh, bất chấp mạng sống à tình yêu thương vợ con tha thiết của Tnú.
- Tnú bị bắt và bị đốt mười đầu ngón tay
+ Bình thản, lo không ai thay mình làm cán bộ, tiếc không cùng dân làng đứng lên giết giặc, không sợ chết 
+ Bị đốt mười đầu ngón tay nhưng không hề kêu la, cắn chặt môi đến bật máu .
à Sự chịu đựng của một con người kiên cường, bất khuất, căm thù giặc tột độ, có lòng yêu nước và tinh thần trung thành với cách mạng.
* Ý nghĩa chi tiết mười đầu ngón tay Tnú bốc cháy
+ Ngọn đuốc rực sáng phẩm chất anh hùng của Tnú.
+ Tố cáo tội ác man rợ của giặc
+ Kích động lòng căm thù giặc của dân làng, thổi bùng lên ngọn lửa quật khởi, cùng nhau dựng đêm đồng khởi, giết giặc, giải phóng quê hương 
+ Sáng tỏ chân lí đấu tranh cách mạng: “Chúng nó đã cầm súng 
mình phải cầm giáo”. 
Þ Tnú là một anh hùng, kiên cường, bất khuất, có tình yêu quê hương tha thiết, có cuộc đời đầy bi kịch với những thử thách khắc nghiệt, có lí tưởng và tuyệt đối trung thành với cách mạng. 
3. Hình tượng cụ Mết, Dít, Heng 
* Cụ Mết 
- Quắt thước, mắt sáng, ngực căng như một cây xà nu lớn, giọng nói dội vang trong lồng ngực. 
- Trầm tĩnh, sáng suốt, quyết đoán.
- Là cầu nối giữa buông làng và Đảng, lãnh đạo dân làng nổi dậy giết giặc.
- Kể lại câu chuyện của Tnú để lưu truyền trang sử bất khuất của dân tộc mình.
 Þ Cụ Mết là linh hồn trong cuộc kháng chiến của dân làng Xô Man. Cụ là hình ảnh cội nguồn của các dân tộc Tây Nguyên. Là người lưu giữ và truyền kể ngọn lửa truyền thống từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. 
* Dít
- Gan góc, dũng cảm, là cán bộ cách mạng giàu lòng yêu nước. Tiêu biểu cho thế hệ cách mạng hiện tại.
* Heng
- Heng là hình ảnh của Tnú lúc nhỏ. Là lực lượng cách mạng của thế hệ tương lai.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Tác phầm ca ngợi vẻ đẹp của đồng bào Tây Nguyên ngoan cường, bất khuất, một lòng trung thành với cách mạng. Đồng thời khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc.
- Tác phẩm đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với dân tộc và thời đại: để cho đất nước và nhân dân mãi trường tồn, con đường duy nhất là cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
2. Nghệ thuật
- Chi tiết có tính chọn lọc, khái quát cao.
- Hình ảnh gợi cảm, giàu tính tạo hình.
- Giọng điệu ngợi ca, không khí trang trọng, hào hùng, đậm chất sử thi.
Tiết 1
Cây xà nu là hình tượng nỗi bật, xuyên suốt và làm nền cho câu chuyện 
Đoạn mở đầu tác phẩm vừa mang tính lãng mạn vừa thể hiện chất sử thi 
Tiết 2
Tnú phải đối diện với hai bi kịch lớn trong cuộc đời
Tiết 3
ïHướng dẫn đọc thêm:
 BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ - Sơn Nam
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm (HS tham khảo sgk)
II. Nội dung: (GV hướng dẫn HS nắm một số nội dung chính)
1. - Khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người ở U Minh Hạ vẫn còn nguyên sơ.
 - Sống giữa sự nguyên sơ của trời đất con người của U Minh Hạ cũng rất đôn hậu, chất phát, giản dị và trung thực đồng thời rất mưu trí và gan góc.
2. Nhân vật Năm Hên
- Không được đặc tả ngoại hình.
- Bài hát nghe ai oán, não nùng
- Có biệt tài bắt sấu, cách bắt sấu khác người, tài tình.
Þ Năm Hên là mẫu người của người dân miền cực nam của Tổ quốc. Sống đơn giản, tự nhiên, trung thực và giàu tình nghĩa.
3. Nghệ thuật:
- Cách kể ngắn gọn. 
- Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ
4. Chủ đề:
“Bắt sấu rừng U Minh Hạ” là câu chuyện về cuộc sống của con người đất Mũi – những người đôn hậu, chân thực, chất phác, dũng cảm. Họ đã dỗ mồ hôi, máu để khai phá và gìn giữ cho từng tất đất của miền cực nam Tổ quốc.
 ..
 ïDặn dò:
 - Bài cũ: + Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của “Rừng xà nu”
 * Nắm hình tượng rừng xà nu và hệ thống nhân vật.
 * Nắm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng được thể hiện trong tác phẩm. 
Bài mới: + Tiết bám sát: Đọc kĩ văn bản “Bắt sấu rừng U Minh Hạ”, tìm hiểu thêm về nhân vật Năm Hên để chuẩn bị cho tiết bám sát.
 + Soạn bài “ Những đứa con trong gia đình” . 
 * Đọc kĩ tiểu dẫn ở sgk, nắm tiểu sử và phong cách sáng tác của Nguyễn Thi.
 * Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.

File đính kèm:

  • docTuan_22_Rung_xa_nu.doc