Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 94: Tổng kết phần Tiếng việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Năm học 2010-2011
. Ngữ cảnh
+ Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản.
+ Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống), hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.
4. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất trong ngữ cảnh. Các nhân vật giao tiếp đều phải có cả năng lực tạo lập và năng lực lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên lượt lời.
Các nhân vật giao tiếp có những đặc điểm về các phương diện: vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, vốn sống, văn hóa, Những đặc điểm đó luôn chi phối nội dung và cách thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Tiết 94: Làm văn Ngày dạy: ...../..../11 Ngày soạn:...../..../11 TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng Việt) đã được học trong trương trình Ngữ văn từ lớp 10 đến lớp 12. - Nâng cao thêm năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt ở hai dạng nói và viết, và ở hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản. B. Phương pháp - phương tiện: Phương pháp: Trao đổi, gợi ý, thảo luận, luyện tập. 2. Phương tiện: GV: Giáo án. HS: Phần chuẩn bị bài, sgk. Tiến trình bài dạy : ï Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GHI CHÚ HĐ1: HdHS hệ thống hóa kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ GV hệ thống hóa kiến thức bằng cách nêu một số câu hỏi để HS trả lời: 1) Giao tiếp là gì? Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? 2) Phân biệt sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? 3) Thế nào là ngữ cảnh? Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào? 4) Nhân vật giao tiếp có vai trò và đặc điểm gì? 5) Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội và lời nói là sản phẩm của cá nhân? 6) Thế nào là nghĩa của câu? Câu có mấy thành phần nghĩa? Là những thành phần nào? Đặc điểm của mỗi thành phần? 7) Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? - HS ôn tập lại những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trên cơ sở trả lời những câu hỏi . GV nhận xét sau mỗi câu trả lời và củng cố lại từng nội dung kiến thức. HĐ2: Hd HS luyện tâp ách viết văn bản tổng kết - GV yêu cầu HS đọc phần luyện tập ở sgk và trả lời các yêu cầu của bài tập HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trả lời. GV nhận xét chung, định hướng lại I. Hệ thống hóa kiến thức 1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ + Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động. + Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động bao gồm hai quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện; quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện. Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời tại cùng một địa điểm (hội thoại), cũng có thể ở các thời điểm và khoảng không gian cách biệt (qua văn bản viết). 2. Nói và viết Hai dạng nói và viết có sự khác biệt: + Về điều kiện để tạo lập và lĩnh hội văn bản. + Về đường kênh giao tiếp. + Về loại tín hiệu (âm thanh hay chữ viết). + Về các phương tiện phụ trợ (ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ điệu bộ đối với ngôn ngữ nói và dấu câu, các kí hiệu văn tự, mô hình bảng biểu đối với ngôn ngữ viết). + Về dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản, 3. Ngữ cảnh + Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản. + Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống), hiện thực được đề cập đến và văn cảnh. 4. Nhân vật giao tiếp Nhân vật giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất trong ngữ cảnh. Các nhân vật giao tiếp đều phải có cả năng lực tạo lập và năng lực lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên lượt lời. Các nhân vật giao tiếp có những đặc điểm về các phương diện: vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, vốn sống, văn hóa, Những đặc điểm đó luôn chi phối nội dung và cách thức giao tiếp bằng ngôn ngữ. 5. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội và lời nói là sản phẩm của cá nhân Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói- những sản phẩm cụ thể của cá nhân. Trong hoạt động đó, các nhân vật giao tiếp vừa sử dụng những yếu tố của hệ thống ngôn ngữ chung và tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực chung, đồng thời biểu lộ những nét riêng trong năng lực ngôn ngữ của cá nhân. Cá nhân sử dụng tài sản chung đồng thời cũng làm giàu thêm cho tài sản ấy. 6. Nghĩa của câu Trong hoạt động giao tiếp, mỗi câu đều có nghĩa. + Nghĩa của câu là nội dung mà câu biểu đạt. + Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập đến. Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhạn, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. 7. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, thói quen và kĩ năng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: + Mỗi cá nhân cần nắm vững các chuẩn mực ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực. + Vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chung. + Khi cần thiết có thể tiếp nhận những yếu tố tích cực của các ngôn ngữ khác, tuy cần chống lạm dụng tiếng nước ngoài.. * Luyện tâp Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết: + Hai nhân vật: lão Hạc và ông giáo luân phiên đổi vai lượt lời. + Đoạn trích rất đa dạng về ngữ điệu: với lão Hạc; giọng điệu thông báo (Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!), than thở, đau khổ, có lúc nghẹn lời (), chua chát (). Với ông giáo; giọng ngạc nhiên (- Cụ bán rồi?), vỗ về an ủi, bùi ngùi xúc động. + Từ ngữ phong phú ,từ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, rồi, à, ư, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra,). + Về câu; dùng những câu tỉnh lược (Bán rồi! Khốn nạnÔng giáo ơi!), câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp (Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó., ). 2. Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm riêng biệt chi phối đến nội dung và cách thức giao tiếp: + Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ, cô đơn. Ông giáo là một trí thức nghèo sống ở nông thôn. Quan hệ giữa ông giáo và lão Hạc là quan hệ hàng xóm láng giềng, thân thiết. + Điều đó chi phối đến nội dung và cách thức nói của các nhân vật. Trong đoạn trích, ở lời thoại thứ nhất của lão Hạc ta thấy rất rõ: - Nội dung của lời thoại: Lão Hạc thông báo với ông giáo về việc bán "cậu vàng". - Cách thức nói của lão Hạc: "nói ngay", nói ngắn gọn, thông báo trước rồi mới hô gọi (ông giáo ạ!) sau. - Sắc thái lời nói: Đối với sự việc (bán con chó), lão Hạc vừa buồn vừa đau (gọi con chó là "cậu vàng", coi việc bán nó là giết nó: "đi đời rồi"). Đối với ông giáo, lão Hạc tỏ ra rất kính trọng vì mặc dù ông giáo ít tuổi hơn nhưng có vị thế hơn, hiểu biết hơn (gọi là "ông" và đệm từ "ạ" ở cuối). 3. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!": - Nghĩa sự việc: thông báo việc con chó biết nó chết (c8u cậu biết là cu cậu chết). - Nghĩa tình thái: + Người nói rất yêu quý con chó (gọi nó là "cu cậu". + Việc con chó biết nó chết là một bất ngờ (bấy giờ mới biết là). 4. Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ nhà văn Nam Cao: + Hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật là hoạt động giao tiếp trực tiếp có sự luân phiên đổi vai lượt lời, có sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, Có gì chưa hiểu, hai nhân vật có thể trao đổi qua lại. + Hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và bạn đọc là hoạt động giao tiếp gián tiếp (dạng viết). Nhà văn tạo lập văn bản ở thời điểm và không gian cách biệt với người đọc. Vì vậy, có những điều nhà văn muốn thông báo, gửi gắm không được người đọc lĩnh hội hết. Ngược lại, có những điều người đọc lĩnh hội nằm ngoài ý định tạo lập của nhà văn. GV nhắc lại kiến thức . HS có thể gạch ý ở sgk để củng cố kiến thức của mình ï Dặn dò: - Bài cũ: + Nắm các kiến thức của bài học - Bài mới : + Soạn bài : Ôn tập phần làm văn * Đọc lại các kiểu bài làm văn nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 12 ---------------------------*******------------------------ Phần bổ sung:
File đính kèm:
- Tuan_32_Tong_ket_phan_Tieng_Viet_hoat_dong_giao_tiep_bang_ngon_ngu.doc