Giáo án Ngữ văn 12 tiết 91: Phong cách ngôn ngữ hành chính

Khái niệm:

- VBHC có tính pháp lý và giải quyết những vấn đề hành chính công vụ.

- VBHC thuộc phạm vi quyền hạn khác nhau đối tượng thực hiện khác nhau.

- Do tổ chức chính trị xã hội, cơ quan.

nhà nước hoặc do cá nhân ban hành.

 

docx7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 91: Phong cách ngôn ngữ hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Thảo Trang
Ngày soạn:
Học phần: phương pháp dạy học ngữ văn 2A (N02)
Tiết 91:
	PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
 (PHẦN I. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH VÀ NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH)
	NGỮ VĂN 12, TẬP 2
Mục đích yêu cầu
Kiến thức: Nắm được khái niệm ngôn ngữ hành chính và văn bản hành chính.
Kỹ năng: Có kỹ năng soạn thảo một số văn bản hành chính khi cần thiết.
Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính để sử dụng trong cuộc sống.
Năng lực: Hợp tác giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt.
Chuẩn bị
Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, thông báo – giải thích, giao tiếp.
Phương tiện: SGK, SGV ngữ văn 12, tập 2, tài liệu tham khảo, bảng phụ, máy chiếu.
Hình thức: học theo nhóm, học theo lớp.
Tổ chức hoạt động
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
Từ lớp 10 đến bây giờ chúng ta đã được học rất nhiều phong cách tiếng Việt, vậy em nào có thể kể ra những phong cách đó? (phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, chính luận) và hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một phong cách tiếng Việt mới, đó là phong cách ngôn ngữ hành chính, đây một phong cách ngôn ngữ chức năng sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Vậy văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: Phân tích – Phát hiện
GV: Đưa ra ngôn liệu; yêu cầu học sinh đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi.
GV sẽ chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu một văn bản theo các yêu cầu (Tên của văn bản, cơ quan ban hành, đối tượng tiếp nhận và các văn bản khác gần với văn bản trên).
Nhóm 1:
GV: Tên của văn bản trên là gì?
HS: Nghị định chính phủ.
Giao tiếp hành chính. 
GV: Cơ quan ban hành (người viết) và đối tượng tiếp nhận là ai?
HS: Cơ quan ban hành là chính phủ.
Cơ quan nhà nước.
Đối tượng tiếp nhận là ở Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này và Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phạm vi thực hiện rộng.
GV: hãy tìm những văn bản khác gần với văn bản trên?
HS: các văn bản khác gần với văn bản trên là: nghị quyết, thông tư, chỉ thị quyết định
Nhóm 2:
GV: Tên của văn bản trên là gì?
HS: Văn bản trên tên là giấy chứng nhận.
 Vấn đề hành chính. 
GV: Cơ quan ban hành (người viết) và đối tượng tiếp nhận là ai?
HS: Người ban hành là hiệu trưởng.
Cơ quan chính trị xã hội.
Đối tượng tiếp nhận là cá nhân.
Phạm vi thực hiện hẹp.
GV: hãy tìm những văn bản khác gần với văn bản trên?
HS: các văn bản khác gần với văn bản trên như: văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh
Nhóm 3:
GV: Tên của văn bản trên là gì?
HS: Văn bản trên tên là đơn.
Vấn đề hành chính. 
GV: Cơ quan ban hành (người viết) và đối tượng tiếp nhận là ai?
Cá nhân
HS: Người viết là cá nhân.
Đối tượng tiếp nhận là cơ quan.
Phạm vi thực hiện hẹp.
GV: hãy tìm những văn bản khác gần với văn bản trên?
HS: các văn bản khác gần với văn bản trên như: bản khai, báo cáo, biên bản
GV: từ 3 văn bản mà chúng ta mới tìm hiểu, các em hãy cho cô biết văn bản hành chính là gì?
GV: Ngôn ngữ hành chính dùng trong loại văn bản nào? ( gợi ý: ngôn ngữ nghệ thuật dùng trong các văn bản nghệ thuật, ngôn ngữ khoa học dùng trong các văn bản khoa học).
GV: Chúng ta có thể tự viết một tờ giấy khai sinh không hay thay đổi nội dung của nó không? Vì sao?
HS: không thể vì giấy khai sinh đã được nhà nước quy định theo một kết cấu thống nhất.
GV: nhìn vào văn bản 1 ở phần 1 và cho biết cấu trúc của văn bản hành chính gầm mấy phần? mỗi phần có những nội dung gì?
HS: gồm 3 phần là:
Phần đầu: quốc hiệu tiêu ngữ, cơ quan ban hành, địa điểm thời gian ban hành, tên văn bản
Phần chính: nội dung văn bản
Phần cuối: chức vụ, chữ ký, con dấu, nơi nhận
GV: ở các văn bản hành chính khác em có thấy kết cấu như vậy không?
HS: các văn bản khác cũng có kết cấu như vậy.
GV: từ ngữ trong văn bản hành chính có gì khác so với từ ngữ khác? (gợi ý: so sánh với từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật hay sinh hoạt)
GV: Câu trong văn bản hành chính có đặc điểm gì? (có ngắn gọn, có những câu rút gọn hàm ý như trong ngôn ngữ sing hoạt không?)
Bước 2: Phân tích – chứng minh
GV đưa ra bài tập, yêu cầu học sinh phân tích về điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính. 
HS: 
Cách trình bày: theo một khuôn mẫu.
Từ ngữ: lớp từ ngữ hành chính: theo đề nghị của, căn cú nghị định số,
Kiểu câu: câu dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu: căn cứ nghị định sô 15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan nghang bộ:
Bước 4: phân tích – tổng hợp
I – Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính
1, Văn bản hành chính
a, Ví dụ:
Văn bản 1
CHÍNH PHỦ
Số: 58/1998/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 1998                          
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ 
Ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế 
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này Điều lệ Bảo hiểm y tế.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Nghị định này thay thế Nghị định số 299/HĐBT ngày 15 tháng 8 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế và Nghị định số 47/CP ngày 06 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ sửa đổi một số Điều của Điều lệ Bảo hiểm y tế.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
 TM. CHÍNH PHỦ
Nơi nhận () THỦ TƯỚNG
 (Đã kí)
 Văn bản 2:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUÁN NHO
     Số:   151/2009/GCNTN-NQN
.
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY CHỨNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT
 (Tạm thời)
+ Được phép của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong công văn số 1838/THPT ngày
01/4/1995
+ Được sự uỷ quyền của Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hoá.
  Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Quán Nho
 Chứng nhận học sinh:   Lê Quang Hải
 Sinh ngày:  02/9/1001
 Nơi sinh: Thiệu Giang, Thiệu Hoá, Thanh Hoá.
 Đã dự kỳ thi tốt nghiệp THPT
 Khoá thi ngày: 02/6/2009
 Tại hội đồng coi thi: 18.02 (THPT Lê Văn Hưu).
Số báo danh: 18.079
 Phòng thi: 034
 Đạt điểm bình quân là: 6,00 điểm.
 Trong đó điểm từng môn thi là:
1) Làm văn:   6,0 4) Vật lý: 6,0
2) Sinh học: 6,5 5) Toán: 6,0
 3) Địa lý: 7,5 6) Tiếng Anh: 4,0
(theo thứ tự lịch thi)
+ Điểm khuyến khích cộng thêm (nếu có): 1,5
+ Diện ưu tiên (nếu có): 2
Đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Xếp loại tốt nghiệp:  Trung bình
Giấy chứng nhận tạm thời có giá trị trong thời gian một năm chờ cấp bằng
tốt nghiệp THPT chính thức.
 Thiệu Hoá,
 ngày 30 tháng 6 năm 2009
Chữ ký học sinh                HIỆU TRƯỞNG
                                               Lê Hoà Bình  
Văn bản 3:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
ĐƠN XIN HỌC VÀ THI NGHỀ PHỔ THÔNG 
NĂM HỌC: 
Kính gửi: - Giám đốc trung tâm GDTX Thái Nguyên
Tên em là: ..
Sinh ngày:
Nơi sinh :.
Quê quán:..
Dân tộc:.
Chỗ ở hiện tại:..
 Điên thoại :.
Hiện nay em đang học Lớp:.
Năm học : 
Tại trường : 
Em làm đơn này xin Trung tâm GDTX Thái Nguyên cho em được học và dự thi Nghề:
 Năm học: để bảo đảm quyền lợi của em sau này. 
Khi được vào học em xin hứa chấp hành nghiêm túc nội quy của nhà trường đề ra và đóng góp đầy đủ kịp thời các khoản theo quy định. Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày .. tháng  năm 201
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
b, Khái niệm:
VBHC có tính pháp lý và giải quyết những vấn đề hành chính công vụ.
VBHC thuộc phạm vi quyền hạn khác nhau đối tượng thực hiện khác nhau.
Do tổ chức chính trị xã hội, cơ quan.
nhà nước hoặc do cá nhân ban hành.
2, Ngôn ngữ hành chính.
Dùng trong các văn bản hành chính.
Về cách trình bày:
 + Theo một kết cấu thống nhất.
 + Có 3 phần theo một khuôn mẫu.
Về từ ngữ: hệ thống từ ngữ hành chính với tần số cao như: căn cứ, công văn số, có hiệu lực từ ngày,
Kiểu câu: 
+ Câu văn dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu.
 + Mỗi ý quan trọng thường được tách ra xuống dòng và viết hoa đầu dòng.
VD: Tôi tên là: Nguyễn Văn A
 Sinh ngày: 20/06/1996
Ngôn ngữ hành chính: chính xác từng câu chữ, dấu chấm, dấu phẩy, không dùng những câu biểu cảm.
3, Luyện tập:
a, Bài 2(SGK/172): hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính “quyết định của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.
b, bài 3(SGK/172): Anh chị hãy ghi biên bản một cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính.

File đính kèm:

  • docxTuan_31_Phong_cach_ngon_ngu_hanh_chinh_20150725_041239.docx
Giáo án liên quan