Giáo án Ngữ văn 12 - Thực hành Luật thơ - Năm học 2015-2016 - Trần Văn Chường

a. Bài 4:

- Đoạn 1:

+ 3 câu đầu sử dụng nhiều thanh trắc, ngắt nhịp 4/3, tiểu đối: tạo nên sự dữ dội, hùng vĩ, nguy hiểm của núi rừng Tây Bắc

+ Câu 4: toàn thanh bằng: gợi không gian mênh mông, bát ngát đồng thời cũng gợi liên tưởng tới tâm hồn người chiến sỹ lạc quan, kiên cường trước mọi khó khăn, gian khổ.

- Đoạn 2: điệp vần “ay” cùng với việc sử dụng nhiều thanh bằng, nhịp ngắt ngắn gợi sự đều đặn, chậm chạp, nặng nề cối xay, hé lộ cuộc sống tù túng quẩn quanh của người nông dân xưa.

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Thực hành Luật thơ - Năm học 2015-2016 - Trần Văn Chường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 2 bài luyện tập 
Mục tiêu bài học: Giúp HS:
Về kiến thức
Nắm được đặc điểm của các thể thơ truyền thống và hiện đại;
Thấy được những yếu tố kế thừa và đổi mới của các thể thơ hiện đại so với thể thơ truyền thống.
Về kĩ năng
 Biết lĩnh hội và tạo lập những câu thơ, câu văn giàu vần điệu và nhạc điệu;
Biết làm thơ theo thể thơ yêu thích.
Về thái độ
-	Thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, từ đó có thái độ trân trọng, yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;
-	Trau dồi tình yêu thơ ca, thấy được sự độc đáo, đa dạng, nét đặc sắc của các thể thơ Việt Nam, trân trọng những sáng tạo thơ ca của thi nhân;
-	Sử dụng ngôn từ nghệ thuật nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp nghệ thuật cũng như giao tiếp trong đời sống.
Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp:
GV: sử dụng phương pháp: trò chơi, thảo luận nhóm, phương pháp giao tiếp,
Phương tiện
GV: Giáo án, SGK Ngữ văn 12 (tập 1),.
HS: Vở ghi, vở bài tập, SGK Ngữ văn 12 (tập 1),
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
GV: Cho các thể thơ: lục bát, thất ngôn bát cú, thơ tự do. Hãy lấy ít nhất 10 ví dụ cho từng thể thơ bằng các tác phẩm được học.Tổ chức thi giữa hai nhóm, mỗi nhóm gồm ba thành viên lấy tinh thần xung phong đặc biệt của những em học yếu; các nhóm thực hiện trong thời gian 3 phút, nhóm nào thống kê được nhiều, chính xác, các thành viên hợp tác tốt sẽ được 10 điểm, số điểm nhóm còn lại được tính tùy vào số lượng và chất lượng câu trả lời.
HS: thực hiện 
Hoạt động dạy bài mới:
Lời vào bài: Các em thân mến! Ở tiết học trước, thầy trò ta đã cùng nhau khám phá về luật của các thể thơ truyền thống, đặc điểm của các thể thơ hiện đại, bắt đầu thấy được những khó khăn, những thú vị của công việc làm thơ. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng những tri thức quý báu đó vào hoạt động luyện tập để hiểu sâu – nhớ lâu – vận dụng thành thạo và sáng tạo!
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Ôn tập
? GV: tổ chức hoạt động 1 thành một trò chơi mang tên Chinh phục. Trò chơi gồm 4 vòng: Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc và Về đích. Lớp được chia thành 4 nhóm để thực hiện trò chơi. GV là trọng tài trong trò chơi. Số điểm mỗi nhóm giành được trong trò chơi tối đa là 100 điểm.
+ Thao tác 1: Vòng khởi động: (20 điểm) đại diện các nhóm lần lượt lên bốc thăm câu hỏi cho nhóm, các em có thời gian thảo luận và trình bày bài trên bảng trong thời gian tối đa là 10 phút. Cụ thể gói câu hỏi là: gói 1 - bài tập 1 (dạng 1), gói 2 - bài tập 2 (dạng 1), gói 3 - bài tập 1 (dạng 2), gói 4 - bài tập 1a, c (dạng 3). Các nhóm khác sẽ được quyền bổ sung đáp án để lấy điểm của nhóm bạn, mỗi ý kiến đúng tương ứng với 2 điểm.
+Thao tác 2:Vượt chướng ngại vật: (20 điểm) chướng ngại vật là bài tập dạng 4. Quan sát ngữ liệu, có thời gian thảo luận là 2 phút, mỗi nhóm được cử 2 thành viên lên bảng trình bày tối đa là 3 phút. GV là người so sánh đáp án giữa các nhóm và tổng kết điểm.
+Thao tác 3: Vòng 3 - Tăng tốc: (40 điểm) bài tập số 1 dạng 5. Khi GV đọc yêu cầu, mỗi yêu cầu các nhóm có thời gian suy nghĩ là 60 giây, nhóm nào có câu trả lời đúng nhanh nhất sẽ ghi 10 điểm. Nếu nhóm nào trả lời được cả 3 yêu cầu sẽ ghi được 10 điểm. Các câu thơ các em đưa ra có thể chưa hay nhưng chỉ cần đúng luật vẫn đạt điểm, riêng yêu cầu c là thơ 5 tiếng hiện đại có thể gieo vần liền hoặc vần cách, nhịp 3/2 hoặc 2/3.
+Thao tác 4: Vòng 4 - Về đích (20 điểm) các nhóm lần lượt được trình bày một bài thơ tiêu biểu nhất của nhóm, thời gian trình bày tối đa là 3 phút. Sau khi nghe 4 bài thơ, các nhóm có quyền nhận xét, góp ý. HS giơ tay biểu quyết để chọn ra thứ tự xếp loại. Bài thơ hay nhất sẽ đạt 20 điểm, các bài thơ còn lại sẽ lần lượt đạt 15 điểm, 12 điểm, 8 điểm. Các bài thơ còn lại sẽ được nộp về cho GV ở cuối tiết học.
HS: thực hiện
Vòng khởi động
Bài tập 1: Nhận xét:
+ Niêm: 1 - 4 , 2 - 3
+ Đối: câu 1 - 2 , 3 - 4
+ Vần: vần chân, vần bằng ở tiếng cuối các câu 1,2,4
+ Nhịp: 4/3
Bài tập 2
Sai: tiếng thứ 6 dòng bát không hiệp vần với tiếng thứ 6 dòng lục (câu 1: bòng, câu 2: nằm)
Sửa: câu 1: xoài, câu 2 : gần
Bài tập 3
Bài Mặt trăng:
+ Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách (tiếng cuối ở các dòng 2,4,6,8)
+ Nhịp: 2/3
+ Hài thanh: luân phiên B - T, niêm B - B, T - T ở các tiếng 2 và 4
Bài Sóng:
+ Vần: vần chân ở các tiếng cuối của dòng 2 và 4 thuộc mỗi khổ thơ
+ Nhịp: 3/2
+ Hài thanh: không theo thơ Đường luật mà theo cảm xúc
Bài 4:
Đoạn 1:
+ 3 câu đầu sử dụng nhiều thanh trắc, ngắt nhịp 4/3, tiểu đối: tạo nên sự dữ dội, hùng vĩ, nguy hiểm của núi rừng Tây Bắc
+ Câu 4: toàn thanh bằng: gợi không gian mênh mông, bát ngát đồng thời cũng gợi liên tưởng tới tâm hồn người chiến sỹ lạc quan, kiên cường trước mọi khó khăn, gian khổ.
Đoạn 2: điệp vần “ay” cùng với việc sử dụng nhiều thanh bằng, nhịp ngắt ngắn gợi sự đều đặn, chậm chạp, nặng nề cối xay, hé lộ cuộc sống tù túng quẩn quanh của người nông dân xưa.
Vượt chướng ngại vật
Hoàn cảnh giao tiếp: tại nhà để xe, sau khi tan học
Nhân vật giao tiếp: An, Thành, Học
Nội dung giao tiếp: An, Thành rủ Học đi chơi game
Mục đích giao tiếp:
+ An, Thành: rủ đi chơi
+ Học: từ chối
Phương tiện, cách thức giao tiếp: khẩu ngữ, sử dụng câu nói vần điệu: “đi chơi là hạnh phúc trời cho”, “hà tiện như dây điện”, “bác học tóc không mọc”, “thời gian còn dài, tội gì không sài”, “là thanh niên thì phải học triền miên, không tham tiền, luôn cầu tiến, không ngừng cống hiến và đặc biệt không nghiền online”
 Bài học: không được sử dụng cách nói vần điệu một cách tùy tiện đặc biệt không được dùng để châm chọc, bông đùa ngoại hình, danh dự của người khác, sáng tạo nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ.
Tăng tốc
HS sáng tạo nhưng cần tuân thủ đúng các yếu tố thi luật, có thể chưa hay nhưng vẫn được chấp nhận. Câu thơ, từ ngữ đúng với chuẩn mực văn hóa
Về đích
Mỗi tổ cử đại diện đọc bài thơ tiêu biểu
Hoạt động 2:
II. Bình thơ
? GV tổ chức giao lưu đàm thoại: HS đọc, chia sẻ các lời bình về các câu, các đoạn thơ, bài thơ có cách hiệp vần, phối thanh độc đáo, đọc diễn cảm, ngâm thơ.
HS: thực hiện
Củng cố, dặn dò:
Củng cố: GV sử dụng trắc nghiệm khách quan giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng bài học.
Câu 1: Trong buổi chơi xuân, bên mộ Đạm Tiên, Thúy Kiều “Rút trâm sẵn giắt mái đầu - Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần” (Nguyễn Du, Truyện Kiều). Đó là thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật	 	B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Ngũ ngôn bát cú	D. Song thất lục bát
Đáp án: B
Câu 2: Dòng nào sau đây nêu đúng về cách ngắt nhịp của hai câu thơ sau của Tố Hữu?
“Bốn nghìn năm bước trường chinh
Vẫn ung dung cuộc hành trình hôm nay”
A. 2/2/2 và 2/2/2/2	B. 3/3 và 3/3/2
C. 4/2 và 4/4	D. 3/3 và 2/2/2/2
Đáp án: B
Câu 3: Chọn từ ngữ phù hợp nhất với luật thơ điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau của Phạm Tiến Duật (xanh rờn, hoe vàng, vàng hoe, xanh xanh).
“Mía ngọt dần lên ngọn
Gió heo may chớm sang
Trái hồng vừa trắng cát
Vườn cam cũng / /”
	Đáp án: hoe vàng
Bài tập về nhà:
Hoàn thành bài tập số 2, 4 trong SGK Ngữ văn trang 127, 128;
Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng cách hiệp vần, phối thanh để tạo nên chất thơ, chất nhạc của đoạn văn;
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra dưới đây:
+ Giới trẻ hiện nay có trào lưu “chế” các tác phẩm thơ, truyện thơ, dù được tạo ra với mục đích thư giãn nhưng nhiều sản phẩm “chế” khiến người đọc (nghe) vô cùng bức xúc, chúng bị đem ra phóng tác “vấy bẩn”. Những giá trị hình tượng nghệ thuật, giá trị nhân văn, hồn cốt, thuần phong mỹ tục của dân tộc đều bị “bức tử”. Ví dụ như, trên trang facebook có hẳn một trang “những bài thơ chế”, có hẳn “Truyện Kiều chế toàn tập” với những câu khó chấp nhận “Đầu lòng hai ả tố nga / Thúy Kiều là chị hay cười ha ha / Thúy Vân bản tính thối tha / Luôn luôn đấu đá muốn là chị cơ / Thúy Kiều mệt mỏi bơ phờ / Nên đành nhẫn nhịn: “Thôi ờ, tao thua”
- Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm.

File đính kèm:

  • docxGIAO_AN_BAI_THUC_HANH_LUAT_THO.docx