Giáo án Ngữ văn 12 - Chương trình cơ bản

2. Phần 2: tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước.

a. Đất nước do nhân dân sáng tạo ra : Tg cảm nhận ĐN qua những địa danh thắng cảnh gắn với cuộc sống tính cách số phận của nhân dân. (Từ không gian địa lí)

 - Tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết (núi Vọng Phu, hòn trống mái)

+ Vợ nhớ chồng ànúi vọng phu

+ Vợ chồng yêu nhau àhòn trống mái

- Sức mạnh bất khuất (Chuyện Thánh Gióng) : Gót ngựa ThánhGióngà Ao đầm để lại

- Cội nguồn thiêng liêng (hướng về đất Tổ Hùng Vương): Chin mươi chín con voi àdựng đất tổ Hùng Vương

- Truyền thống hiếu học (Cách cảm nhận về núi Bút non nghiêng)

 - Hình ảnh đất nước tươi đẹp (Cách nhìn dân dã về núi con Cóc, con Gà , dòng sông)

=> ĐN hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng.

à Cảnh quan thiên nhiên gắn liền với đời sống, tâm hồn, lịch sử dân tộc.

- Nghệ thuật liệt kê, điệp từ đã khẳng định nhân dân là đối tượng quan trọng nhất tạo nên dáng hình đất nước.

 

doc196 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Chương trình cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
                   ( Trích Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, tập 1)
Đọc đoạn trích trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn bản trên.
2. Việc nhà văn lặp lại cụm từ sự thật là có chủ ý gì?
3. Bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và đọc ở đâu, trong thời gian nào?
4. Mục đích, đối tượng của Tuyên ngôn độc lập?
II. LÀM VĂN( 7 điểm)
Câu 1 (3.0đ): Qua tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thanh niên hiện nay đối với đất nước (khoảng 250-300 từ)
Câu 2 (5.0đ): Có ý kiến cho rằng bốn câu thơ dưới đây trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng là những câu thơ tuyệt bút:      
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây  súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
                                    (Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1)
         Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên như thế nào?
.......Hết.......
 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
 TUẦN 12
(Từ tiết 34 đến tiết 36)
Tiết thứ : 34
Ngày soạn : 26/10/2015 
Ngày dạy : 
Đọc thêm: DỌN VỀ LÀNG
 (Nông Quốc Chấn)
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được cuộc sóng gian khổ của nhân dân Cao-Bắc-Lạng và tội ác dã man của bon thực dân Pháp, niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.
- Cảm nhận được cách diễn đạt riêng, vừa cụ thể, vừa sinh động.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức:
- Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của TDP, niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.
- Ngôn ngữ , hình ảnh thơ có những đặc sắc riêng, vừa sinh động, vừa cụ thể, thể hiện cách cảm nhận riêng của người dân miền núi.
2. Kĩ năng:
Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
III. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn, sách bài tập Ngữ văn, sách Chuẩn KTKN, sách GV, phụ bảng...
 2. Học sinh: Sách giáo khoa, trả lời câu hỏi thảo luận.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thuyết minh, thảo luận
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Bài mới:
T/g
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Ôn định lớp (tự ổn định). Nội dung bài mới: 
* Hoạt động 1: 
-Kiểm tra và xử lí việc chuẩn bị ở nhà của h/s
-Nhận xét chung, đánh giá ngắn gọn, trả bài lại cho các nhóm.
*Hoạt động 2: 
- Cho h/s tham khảo phần tiểu dẫn, gọi 1 em nêu những nét chính về tác giả và đặc điểm thơ Nông Quốc Chấn.
- Em cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Hoàn cảnh ấy có tác động như thể nào đến cảm hứng của tác giả? 
 ( không ghi bảng).
-> đây cũng là cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
-Gọi h/s đọc bài thơ
- Tác phẩm “Dọn về làng” nói về vấn đề gì?.
- Từ bố cục rất lạ của bài thơ, em có thể suy ra được bài thơ có những nội dung cơ bản nào?.
 - Nhân dân đã sống cay cực ra sao? Phải chăng đó là bi kịch của một gia đình?.
- Giáo viên bình tiểu kết.
- Gọi h/s đọc phần còn lại.
- Có người cho rằng từ hiện thực đau thương đó, niềm vui được giải phóng của nhân dân là niềm vui lớn mang tính thời đại, dân tộc. Em nghĩ sao?.
-Gv bình, tiểu kết.
-Để có được những nội dung trên, NQC đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật độc đáo nào? Từ đó suy ra thơ của NQC có gì đặc biệt?
Tiểu kết: Tất cả góp phần xây dựng một bài thơ đẹp.
-Định hướng tổng kết. Rút ra lời bình luận.
Các nhóm trưởng nộp bài.
- H/s tự tham khảo.
- Đại diện nhóm phát biểu, bổ sung 
- H/s trả lời theo sgk.
- H/s khác phát biểu suy nghĩ độc lập của mình: 
-Gợi nỗi đau tột cùng...
- Niềm vui tràn trề...
- H/s tự ghi theo suy nghĩ.
- H/s đọc diễn cảm 
-H/s trả lời theo bảng phụ đã được chuẩn bị sẵn:
 H/s trả lời miệng:
-H/s chọn đọc minh hoạ.
-H/s thảo luận phát biểu và tự ghi vào vở theo dàn ý trên bảng:
- H/s đọc và nêu nội dung chính của phần còn lại.
-Đại diện nhóm trả lời theo sự chuẩn bị ở nhà:
- H/s khác nêu hình ảnh minh hoạ -> h/s khái quát bình luận chung.
 -Hs thảo luận nhóm
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Sinh năm 1923 – 2002, tên khai sinh Nông Văn Quỳnh, sớm giác ngộ cách mạng.
- Là một trong những gương mặt văn hoá tiêu biểu, đại diện cho tầng lớp trí thức dân tộc ít người trưởng thành trong cách mạng.
- Nhiều năm vừa đóng vai trò tích cực trong lĩnh vực quản lí văn hoá, văn nghệ, vừa bền bĩ sáng tác.
- Nông Quốc Chấn để lại một sự nghiệp văn học có giá trị: SGK.
- Thơ ông mang cảm xúc chân thành, giản dị, lối diễn đạt tự nhiên mà giàu hình ảnh.
2. Văn bản:
- Viết về quê hương tác giả trong những nắm kháng chiến chống Pháp đau thương mà anh dũng.
- Viết 1950, được trao giải nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới tại Béc – lin. Sau đó được dịch đăng trên tạp chí Châu Âu.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc:
- Nỗi khổ của nhân dân: 
+ Cuộc sống cay đắng đủ mùi (Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy - Chạy hết núi lại khe cay đắng đủ mùi, Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa - Đường đi lại vắt bám đầy chân)
- Tội ác của giặc: 
 + Súng nổ kìa...
... trong túi
 + Giặc đã bắt ..
... nằm trên mặt đất.
 + Không ván, không người ..
... liệm thân cho bố.
à Đốt nhà, cướp của, coi rẻ sinh mạng của nhân dân.
- Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Cao - Bắc - Lạng:
Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn
Băm thịt xương mày, tao mới hả!
 2. Niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng:
Được thể hiện bằng một phong cách riêng, mang đậm màu sắc tư duy của người miền núi:
- Bố cục giản dị: 
 + Mở đầu bài thơ là những cảm xúc diễn tả niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng.
 + Tiếp theo là nỗi buồn tủi, xót xa, căm giận bọn thực dân Pháp gieo rắc tội ác trên quê hương.
 + Đoạn kết: Trở lại với niềm vui hân hoan vì từ nay quê hương được giải phóng.
- Cách thể hiện niềm vui mang phong cách riêng: Lối nói cụ thể, giàu hình ảnh: Người đông như kiến, súng đầy như củi, Đường cái kêu vang tiếng ô tô ... nhà lá.
3. Màu sắc dân tộc qua cách sử dụng hình ảnh.
Đó là những hình ảnh cụ thể, gần gũi, theo cách nói của đồng bào dân tộc: 
 - Chỉ số nhiều: 
Người đông như kiến, súng đầy như củi,
Người nói cỏ lay trong rừng rậm.
 - Chỉ nỗi khổ triền miên: 
Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy
 - Chỉ cái chết: 
Cha ơi! Cha không biết nói rồi...
 - Không khí vui tươi, sinh động: 
Đường cái kêu vang tiếng ô tô
Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ.
- Chỉ cuộc sống yên ổn, no ấm: 
Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối
Quả trong vườn không lo tự chín, tự rụng
4. Củng cố:
 - Cuộc sống đau khổ của người dân và tội ác của giặc Pháp.
 - Niềm vui được giải phóng.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm : - TIẾNG HÁT CON TÀU ( Chế Lan Viên )
 Câu hỏi: 
 + Ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh con tàu?
 + Tâm trạng nhà thơ khi được trở về Tây Bắc, vế với nhân dân?
VI. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đọc thêm: TIẾNG HÁT CON TÀU
 (Chế Lan Viên)
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: lời giục giã thôi thúc, bày tỏ trực tiếp tình cảm qua dòng hoài niệm và khát vọng lên đường.
- Nắm được nghệ thuật thơ giàu chất triết lí, suy tưởng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức:
- Sự trăn trở mời gọi lên đường, những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình thắm thiết và khúc hát lên đường đầy sôi nổi say mê.
- Từ ngữ, hình ảnh thơ giàu chất triết lí, suy tưởng.
2. Kĩ năng:
Đọc- hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
III. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn, sách bài tập Ngữ văn, sách Chuẩn KTKN, sách GV, phụ bảng...
 2. Học sinh: Sách giáo khoa, trả lời câu hỏi thảo luận.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thuyết minh, thảo luận
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Bài mới:
T/g
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:Dẫn dắt giúp HS nắm được những điều căn bản về tác giả, tác phẩm.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét đánh giá 
Cần thiết có thể thuyết giảng làm rõ hơn vấn đề.
*Hoạt động 2: HD hs tìm hiểu văn bản.
- Cho HS đọc văn bản thơ. Có thể gọi một HS có chất giọng tốt đọc trước lớp.
- GV gợi mở dẫn dắt giúp HS dần tìm hiểu văn bản:
 Ý nghĩa lời đề từ,
bố cục, nội dung từng phần của bố cục, đặc biệt lưu ý HS các thủ pháp nghệ thuật được tác giả vận dụng.
-GV có thể phát vấn bằng hệ thống câu hỏi để đưa HS đi dần sáng tỏ các vấn đề.
-GV theo dõi đáp án của HS, nhận xét, đánh giá. Nếu cần có thể thuyết giảng nhấn mạnh thêm để HS lĩnh hội trọn vẹn vấn đề.
- Dẫn dắt HS đi đến phần tổng kết. GV củng cố lại những vấn đề cơ bản của bài học.
- Nhắc nhở HS nắm vững bài học, soạn bài tiếp theo chuẩn bị cho tiết học sau.
-Học sinh đọc tiểu dẫn SGK, tìm các ý chính về tác giả , tác phẩm .
-Học sinh trả lời theo hiếu biết của mình dựa trên cơ sở tìm hiểu từ SGK.
-Học sinh đọc văn bản theo hướng dẫn của giáo viên,lưu ý các từ ngữ , hình ảnh thơ quan trọng .
-Theo hướng dẫn của GV , tiến hành tìm hiểu các khía cạnh của văn bản bằng nhiều cách khác nhau , có thể thảo luận theo nhóm nếu GV yêu cầu.
Trả lời vấn đề vừa tìm hiểu được theo năng lực của bản thân.
Tổng kết lại vấn đề theo hướng dẫn của GV.
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả chế Lan Viên (1920 - 1989):
 ( SGK)
2. Tác phẩm: Rút từ tập “Ánh sáng và phù sa”.
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện lịch sử những năm 1958- 1960: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc.
II. Hướng dẫn đọc thêm
1.Hình ảnh biểu tượng, khổ thơ đề từ:
a. Hình ảnh biểu tượng:
- Con tàu là biểu tượng cho tâm hồn của nhà thơ, đang khao khát lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc sống rộng lớn ()
- Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể , chỉ về 1 vùng đất xa xôi của Tổ quốc, còn là biểu tượng cuộc sống rộng lớn của nhân dân và đất nước, là cội nguồn cảm hứng của nghệ thuật, của hồn thơ và của sáng tạo thơ ca.
b. Khổ thơ đề từ:
“Tây Bắc ư ? ..................
 .... ...... .......chứ còn đâu. ”
- Tâm hồn tình cảm của nhà thơ, một khi đã đã hoà nhập với không khí náo nức, tưng bừng, với niềm vui chung của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước, thì cũng là lúc soi vào lòng mình nhà thơ có thể thấy được cả cuộc sống rộng lớn (tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.)
- Giới thiệu một cách khái quát cảm xúc bao trùm cả bài thơ : Khát vọng lên đường hăm hở, mê say.
2. Hai khổ đầu: Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.
a.Mở đầu là lời mời gọi lên đường 
b. Sự trăn trở của tác giả
-Chất vấn - sự phân thân của chủ thể trữ tình.
- Đối thoại giữa tình cảm và ý thức.
→ Không thể có ý nghĩa cuộc đời, không thể có thơ hay nếu chỉ quẩn quanh trong thế giới chật hẹp của cái tôi.
3. Chín khổ thơ tiếp: Hoài niệm về Tây Bắc trong kháng chiến .
a. Viết về kháng chiến bằng lòng biết ơn sâu xa:
- Cách nói triều mến thiết tha .
- Hình ảnh bình dị gần gũi.
 →Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất, về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống.
b. Gợi kỷ niệm với nhân dân trong kháng chiến: 
- Chi tiết cụ thể chân thực. 
- Cách xưng hô thân thiết, ấm áp tình cảm.
 →Lòng biết ơn sâu sắc gắn bó chân thành với những xúc động thấm thía của tấm lòng, trái tim.
4. Bốn khổ cuối: Khúc hát lên đường sôi nổi, mê say.
- Điệp từ.
- Âm hưởng sôi nổi.
- Hình ảnh thơ phong phú, sáng tạo.
 →Khao khát, bồn chồn, giục giã lên đường sôi nổi, mê say đáp lại lời mời gọi của hai khổ thơ đầu.
III. Tổng kết:
-Nội dung:
- Nghệ thuật.
VI. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ : 35
Ngày soạn : 29/10/2015 
Ngày dạy : 
Đọc thêm: ĐÒ LÈN
 Nguyễn Duy
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người qua hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm của thời thơ ấu.
- Thấy được cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, gần gũi nhưng có sức biểu cảm cao, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức:
- Cuộc sống lam lũ, tần tảo cảu người bà bên cạnh sự vô tư đến vô tâm cảu người cháu và sự thức tỉnh của nhân vật trữ tình.
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình.
2. Kĩ năng:
Đọc- hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
III. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn, sách bài tập Ngữ văn, sách Chuẩn KTKN, sách GV, phụ bảng...
 2. Học sinh: Sách giáo khoa, trả lời câu hỏi thảo luận.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thuyết minh, thảo luận
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Bài mới:
T/g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- GV yêu cầu HS: Phát biểu một vài nét về Nguyễn Duy
 - GV nhấn mạnh một số nội dung quan trọng đã ghi trong Tiểu dẫn
-GV đọc diễn cảm bài thơ.Hướng dẫn cách đọc. 
-GV nói nhanh về xuất xứ và đại ý , bố cục bài thơ.
Hd hs tìm hiểu nd
+ Hai khổ thơ đầu khắc họa cái tôi ND thời thơ ấu. GV nêu một vài chi tiết và nhận xét về cái tôi tác giả.
+ Gv đọc đoạn đầu bài thơ Quê Hương của Giang Nam. So sánh với bài thơ này để học sinh thấy rõ cách nhìn mới mẻ của ND về tuổi thơ
-GV gợi ý :
- Hình ảnh người bà , qua hồi ức của tác giả,hiện lên như thế nào ? (các chi tiết, hình ảnh)
-Tình cảm của nhà thơ như thế nào khi nghĩ về người bà một thời tần tảo, yêu thương nuôi nấng mình ?
 (Lưu ý trạng thái cảm xúc nhiều chiều trong tâm hồn nhà thơ )
Hd hs tìm hiểu nt.
GV đối chiếu bài này với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.Từ đó rút ra nét đặc sắc của Nguyễn Duy trong cùng thi đề viết về tình bà cháu.GV gợi mở :
- Để khắc hoạ hình ảnh người bà và gửi gắm tình cảm đối với bà, Nguyễn Duy đã sử dụng hiệu quả hai thủ pháp nghệ thuật :
 + Thủ pháp đối lập.
 + Thủ pháp so sánh, đối chiếu
GV so sánh giọng điệu ở 2 bài thơ.
GV tổng kết
HS dựa vào trí nhớ, bài soạn và SGK để tham gia trả lời.
HS theo dõi sách, lắng nghe 
HS lắng nghe 
HS nghe GV gợi ý .
HS dựa vào đoạn thơ, tìm chi tiết, hình ảnh.Qua đó, phát hiện ra những cung bậc tình cảm của tác giả khi nghĩ về bà.
HS lắng nghe 
HS lắng nghe
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: Xem Tiểu dẫn SGK
2. Bài thơ Đò Lèn :
a. Đọc:
b. Xuất xứ và đại ý : 
 Tiểu dẫn SGK
II. Hướng dẫn đọc hiểu:
 1. Cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ của mình:
-Thời thơ ấu : câu cá , bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn, đi chơi đền, chân đất đi đêm, níu váy bà đòi đi chợ...=> tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên.
- Cách nhìn:
Thành thực, thẳng thắng, tự nhiên, đậm chất quê, khác với lối thi vị hoá thường gặp
 => cách nhìn mới mẻ .
2. Tình cảm sâu nặng đối với người bà :
- Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. .
=>cơ cực, tần tảo, yêu thương .
- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:
+ Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
+ Sự ân hận , ngậm ngùi , xót đau muộn màng :
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
 Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi “
3. Những đặc sắc trong cách thể hiện của ND trong thi đề viết về tình bà cháu:
- Sử dụng thủ pháp đối lập :
+ Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.
+ Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.
+ Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người.
=> thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa.
- Sử dụng phép so sánh đối chiếu :
 + Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên , Phật, thánh thần => tương đồng
 + Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh => tương phản
=>Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà. Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.
 - Giọng điệu: thành thực, thẳng thắng. Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót , ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.
4. Củng cố - Dặn dò : 
- Cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ và cách thể hiện rất riêng của nhà thơ về tình cảm đối với người bà
- Soạn bài “Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp”.
VI. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ : 36
Ngày soạn : 31/10/2015 
Ngày dạy : 
THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được một số phép tu từ cú pháp và tác dụng nghệ thuật của chúng.
- Nhận biết và phân tích được một số phép tu từ cú pháp trong văn bản, có kĩ năng sự dụng các phps tu từ cú pháp khi cần thiết.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức:
- Phép lặp cú pháp:
- Phép liệt kê:
- Phép chêm xen:
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích các phép lặp cú pháp, phép liệt kê và phép chêm xen trong văn bản.
- Cảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của các phép tư từ trên.
- Bước đầu sử dụng các phép tu từ pháp trong bài làm văn.
III. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn, sách bài tập Ngữ văn, sách Chuẩn KTKN, sách GV, phụ bảng...
 2. Học sinh: Sách giáo khoa, trả lời câu hỏi thảo luận.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thuyết minh, thảo luận
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Bài mới:
Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn hs thực hiện các bài tập ở phép lặp cú pháp .
-Bài tập 1
-Hỏi : Cách nhận biết phép lặp cú pháp ? 
-Hướng dẫn HS làm bài tập , chia HS thành từng nhóm để thảo luận.
Chốt lại đáp án của bài tập
-Bài tập 2 : Yêu cầu HS đọc ngữ 

File đính kèm:

  • docGiao_an_Ngu_van_12_Hoc_ki_I.doc