Giáo án Ngữ văn 12 - Các tác phẩm Học kì 2

2. Nhân vật Tnú

Hình tượng mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường cách mạng của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên:

 Cụ Mết rất tự hào khi nói về anh:“Nó là người Strá mình – Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.

a. Hoàn cảnh của sống của T nú:

- Cuộc đời Tnú từng chịu nhiều thiệt thòi, mất mát, đau thương: Mồ côi sớm; hai lần bị tra tấn dã man; ba năm bị giặc giam cầm.

- Tnú được cộng đồng yêu thương đùm bọc; sớm được cán bộ Đảng giáo dục , dìu dắt; được Mai tin cậy, yêu thương.

- Tnú xứng đáng với công ơn , kì vọng của dân làng, của anh Quyết cán bộ Đảng:

b. Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí;

- Mặc dù địch khủng bố gắt gao, Tnú vẫn kiên cường tiếp tế , làm liên lạc cho Cán bộ Đảng : “ Cán bộ là Đảng. Đảng còn núi nước này còn”

- Tích cực học chữ để làm cách mạng “Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi”

 c. Có tính kỉ luật cao, trung thành với CM;

- Đi lực lượng 3 năm, mặc dù nhớ quê hương gia đình nhưng phải được sự cho phép của cấp trên T nú mới về.

- Khi bị bắt, anh đã nuốt thư vào bụng; giặc tra tấn đến thế nào cũng không tiết lộ bí mật cách mạng;

- Có thời cơ thuận lợi liền vượt ngục về làng tích cực chuẩn bị lực lượng kháng chiến.

- Khi bị đót mười đầu ngón tay, lửa cháy rừng rực, anh vân không hề van xin. Vì T nú nhớ lời anh Quyết dặn .

 

docx29 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Các tác phẩm Học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y vẫn khao khát một mái ấm. 
- Trên đường theo Tràng về nhà cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngùng và cũng đầy nữ tính (đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, ngồi mớm ở mép giường,). 
- Khi về tới nhà, thị ngồi mớm ở mép giường và tay ôm khư khư cái thúng. Tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về "làm dâu nhà người".
- Đặc biệt trong buổi sáng hôm sau: “Thị” là một con người hoàn toàn khác khi trở thành người vợ trong gia đình.
(chi ta dậy sớm, quét tước, dọn dẹp. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, chu vén cho cuộc sống gia đình, hình ảnh của một người "vợ hiền dâu thảo".)
 Chính chị cũng làm cho niềm hy vọng của mọi người trỗi dậy khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên người ta đi phá kho thóc Nhật.
=> Đó là vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ này đã bị hoàn cảnh xô đẩy che lấp đi.
 3. Bà cụ Tứ: 
a. Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con:
- Tâm trang ngạc nhiên khi thấy nguwoif đàn bà xa lạ ngồi ngay đầu giường con trai mình, lại chào mình bằng u:
+ Tâm trạng ngạc nhiên ấy được thể hiện qua động tác đứng sững lại của bà cụ.
+ Qua hàng loạt các câu hỏi: ()
- Khi hiểu ra cơ sự: từ tâm trạng ngạc nhiên đến ai oán, xót thương, tủi phận:
+ Thương cho con trai vì phải nhờ vào nạn đói mà mới có được vợ.
+ Ai oán cho thân phận không lo được cho con mình.
+ Những giọt nước mắt của người mẹ nghèo và những suy nghĩ của bà là biểu hiện của tình thương con.
b. Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha:
- Bà không chỉ hiểu mình mà còn hiểu người: 
+ Có gặp bước khó khăn này người ta mới lấy đến con mình và con mình mới có vợ.
+ Dù có ai oán xót thương, cái đói đang đe dọa, cái chết đang cận kề, thì bà nén vào lòng tất cả để dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình: "Ừ, thôi thì các con cũng phải duyên phải số với nhau, u cũng mừng lòng".
 + Bà đã chủ động nói chuyên với nàng dâu mới để an ủi vỗ về và đọng viên.
C. Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.
 Bà đọng viên con cái” ai giàu ba họ, ai khó ba đời” có ra thì con cái chúng mày về sau
-Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hy vọng: "Tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi, chả mấy mà có đàn gà cho xem".
Từ khi Tràng có vợ khuôn mặt bủng beo hàng ngày của bà đã không còn nữa
 => Bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ con người Người mẹ ấy đã nhìn cuộc hôn nhân éo le của con thông qua toàn bộ nỗi đau khổ của cuộc đời bà. Bà lo lắng trước thực tế quá nghiệt ngã. Bà mừng một nỗi mừng sâu xa. Từ ngạc nhiên đến xót thương, nhưng trên hết vẫn là tình yêu thương. Cũng chính bà cụ là người nói nhiều nhất về tương lai, một tương lai rất cụ thể thiết thực với những gà, lợn, ruộng, vườn,một tương lai khiến các con tin tưởng bởi nó không quá xa vời. Kim Lân đã khám phá ra một nét độc đáo khi để cho một bà cụ cập kề miệng lỗ nói nhiều với đôi trẻ về ngày mai.
* Tóm lại: Ba nhân vật có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng và ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai”.
4. Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu săc:
a. Hiện thực: Phản ánh tình cảnh bi thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
b. Nhân đạo:
- Sự đồng cảm, xót thương đối với số phận của những người nghèo khổ.
- Gián tiếp lên án tội ác dã man ciuar bọn TDP và phát xít Nhật.
- Thấu hiểu và trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát hạnh phúc rất con người, niềm tin vào cuộc sống, tương lai của những người lao động nghèo
- Dự cảm về sự đổi đời và tương lai tươi sáng cảu họ.
5. Nghệ thuật.
a. Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: 
- Tình huống truyện: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề (bức tranh nạn đói) lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. 
- Giá trị của tình huống: Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật (người dân xóm ngụ cư, mẹ Tràng và ngay cả Tràng) và thể hiện chủ đề của truyện.
b. Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
c. Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
c. Ngôn ngữ một mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
III. Tổng kết.
-Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động.
-Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay trên bờ vực của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.
Tuần 23 : Tiết 67, 68 - Đọc văn 
RỪNG XÀ NU
 - Nguyễn Trung Thành- 
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Báu, sinh năm 1932, quê ở Thăng Bình, Quảng Nam.
- Nhập ngũ năm 1950, rồi làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V, tập kết ra Bắc, viết văn với bút danh Nguyên Ngọc 
- Năm 1962: tình nguyện trở về chiến trường miền Nam lấy bút danh Nguyễn Trung Thành. 
- Tác phẩm: Đất nước đứng lên- giải nhất, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954- 1955; Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969); Đất Quảng (1971- 1974);
 Ông là nhà văn có những tác phẩm viết hay nhất về đất và người Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến. Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. 
2. tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm. 
- Mĩ-nguỵ ra sức phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. 
- Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Cả nước sục sôi không khí đánh Mĩ. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm đó.
Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
b. Tóm tắt
- Tác phẩm kể về Tnú và buôn làng Xôman trong không gian của những cánh rừng xà nu bạt ngàn chạt tít đến chân trời. 
- Tnú sau ba năm đi lực lượng trở về thăm làng. Đêm hôm đó, tại nhà ưng, Cụ Mết đã kể cho dân làng nghe cuộc đời của Tnú.
+ Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng nuôi dưỡng, được anh Quyết giác ngộ. Tnú làm liên lạc cho anh Quyết. Khi đi liên lạc Tnú thông minh, gan dạ.
+ Anh Quyết hy sinh, Tnú vượt ngục về lãnh đạo dân làng. Thằng Dục ác ôn nhiều lần tìm bắt Tnú nhưng không được, hăn bắt vợ con anh tra tấn dã man.
+ Tnú không chịu được, anh nhảy ra giữa bọn ác ôn và bị bắt, bị chúng đốt 10 đầu ngón tay. 
+ Dân làng vùng dậy cứu anh nhưng vợ và con Tnú đã chết. Sau khi được dân làng cứu mặc dù bị thương nhưng anh vẫn tham gia quân giải phóng.
 - Đoạn kết Tnú chia tay cụ Mết và Dít ra đi chiến đấu. Những đồi xà nu vẫn chạy nối tiếp đến chân trời.
II. Đọc- hiểu 
1. Nhan đề tác phẩm
- Rừng xà nu ẩn chứa cái khí vị riêng Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, sức sống bất diệt của cây và tinh thần bất khuất của người Tây Nguyên. 
- Rừng xà nu mang nhiều tầng nghĩa bao gồm cả ý nghĩa tả thực lẫn ý nghĩa tượng trưng. Tên cho tác phẩm như đã chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng chủ đề tác phẩm. 
2. Hình tượng rừng xà nu
a. Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man.
 - Cây xà nu, rừng xà nu là hình tượng được miêu tả công phu, đậm nét xuyên suốt chiều dài tác phẩm tạo nên một không gian nghệ thuật đậm đà chất Tây Nguyên.
 - Rừng xà nu hứng chịu sự bắn phá huỷ diệt của đại bác Mĩ suốt trong một thời gian dài. Cây xà nu đầy thương tích , chết chóc
 - Cây xà nu giàu sức sống, có năng lực sinh sôi nẩy nở cực kì mạnh mẽ; ham ánh sáng , khí trời vươn lên rất nhanh .Cạnh một cây xà nu bị bắn gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình mũi tên lao thẳng lên bầu trời kết thành dải rừng bạt ngàn “đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” Đã hai ba năm nay, trong mưa bom bão đạn, “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng. 
 - Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân làng Xô Man: Cả trong sinh hoạt thường ngày (đuốc xà nu Tnú soi cho Dít giần gạo; khói xà nu trên gương mặt của các em bé; khói xà nu xông bảng nứa cho Tnú và Mai học chữ để mai sau làm cán bộ,). Cả trong những sự kiện trọng đại của buôn làng( Giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu; đuốc xà nu soi rõ xác giặc trong đêm đồng khởi,)
b. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh CM. Vẻ đẹp , những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu, những đặc tính của xà nulà hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khát khao tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung.
 - Cây xà nu chịu thương tích, chết chóc bởi quân thù tàn bạo cũng như dân làng Xô Man bị chúng giết hại ( Anh Xút, bà Nhan; mẹ con Mai) hoặc phải mang thương tật suốt đời như anh Tnú=> mất mát đau thương của dân làng.
 - Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời, có sức sống mãnh liệt không sức gì tàn phá nổi “ cạnh một cây xà nu ngã xuống đã có bốn năm cây con mọc lên, cũng như các thế hệ người Xô Man kế tiếp nhau đứng dậy chiến đấu giành lấy sự sống , tự do.=> biểu tượng cho sự khát khao tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung.
- Trong quá trình miêu tả rừng xà nu, cây xà nu, nhà văn đã sử dụng nhân hóa như một phép tu từ chủ đạo. Ông luôn lấy nỗi đau và vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực để nói về xà nu khiến xà nu trở thành một ẩn dụ cho con người, một biểu tượng của Tây Nguyên bất khuất, kiên cường. 
* Tóm lại: Nguyễn Trung Thành đã tạo nên những hình ảnh ẩn dụ, những liên tưởng kỳ vĩ khi miêu tả rừng xà nu với tất cả lòng yêu mến tự hào. Qua hình tượng cây xà nu người đọc hiểu biết thêm dải đất Tây Nguyên hùng vĩ, về cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên và nhất là thêm yêu quý tự hào về những phẩm chất cao quý của họ. Rừng xà nu trùng điệp chạy đến chân trời là biểu tượng cho thế trận chiến tranh nhân dân, người người lớp lớp.
2. Nhân vật Tnú 
Hình tượng mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường cách mạng của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên:
 Cụ Mết rất tự hào khi nói về anh:“Nó là người Strá mình – Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. 
a. Hoàn cảnh của sống của T nú:
- Cuộc đời Tnú từng chịu nhiều thiệt thòi, mất mát, đau thương: Mồ côi sớm; hai lần bị tra tấn dã man; ba năm bị giặc giam cầm.
- Tnú được cộng đồng yêu thương đùm bọc; sớm được cán bộ Đảng giáo dục , dìu dắt; được Mai tin cậy, yêu thương.
- Tnú xứng đáng với công ơn , kì vọng của dân làng, của anh Quyết cán bộ Đảng:
b. Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí;
- Mặc dù địch khủng bố gắt gao, Tnú vẫn kiên cường tiếp tế , làm liên lạc cho Cán bộ Đảng : “ Cán bộ là Đảng. Đảng còn núi nước này còn”
- Tích cực học chữ để làm cách mạng “Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi”
 c. Có tính kỉ luật cao, trung thành với CM;
- Đi lực lượng 3 năm, mặc dù nhớ quê hương gia đình nhưng phải được sự cho phép của cấp trên T nú mới về.
- Khi bị bắt, anh đã nuốt thư vào bụng; giặc tra tấn đến thế nào cũng không tiết lộ bí mật cách mạng; 
- Có thời cơ thuận lợi liền vượt ngục về làng tích cực chuẩn bị lực lượng kháng chiến.
- Khi bị đót mười đầu ngón tay, lửa cháy rừng rực, anh vân không hề van xin. Vì T nú nhớ lời anh Quyết dặn.
d. Có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù: Sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng.
- Số phận đau thương: 
+ Giặc kéo về làng để tiêu diệt phong trào nổi dậy. Để truy tìm Tnú, chúng bắt và tra tấn bằng gậy sắt đến chết vợ con anh
à Mắt anh biến thành hai cục lửa hồng căm thù
- Xông vào quân giặc như hổ dữ nhưng không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10 đầu ngón tay).
à Cuộc đời đau thương 
- "Tnú không cứu được vợ con"- cụ Mết nhắc tới 4 lần 
à như một điệp khúc day dứt, đau thương trong câu chuyện kể và nhằm nhấn mạnh: khi chưa có vũ khí, chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người thương yêu nhất cũng không cứu được. 
- Hình ảnh bàn tay của Tnú:
+ Khi nguyên vẹn: là đôi bàn tay tình nghĩa. (cầm phấn viết chữ, khi bị giặc bắt chỉ vào bụng: cộng sản ở đây này), che chở cho mẹ con Mai)
+ Khi tật nguyền: vẫn vững vàng cầm vũ khí. ()
- Tnú và dân làng Xô Man quật khởi, đứng dậy cầm vũ khí:
+ Trong đêm Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay, dân làng đã nổi dậy “ào ào rung động”, cứu được Tnu, tiêu diệt bọn ác ôn. Tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!" 
 à Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyện một thời, một nước. 
+ Bàn tay Tnu được chữa lành, anh vào lực lượng, tiếp tục chống giặc. 
+ Biết vượt lên trên bi kịch cá nhân; gia nhập lực lượng vũ trang giải phóng gắn kết cuộc kháng chiến của làng với cuộc kháng chiến của toàn miền Nam, toàn dân tộc.
+ Là bộ đội chính quy , Tnú dũng cảm, lập nhiều chiến công. Được về phép thăm làng Tnú tuyệt đối chấp hành kỉ luật.
*Tóm lại: Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của T nú điển hình cho con đường đến với CM của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản CM; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
3. Mối quan hệ giữa rừng xà nu và T nú: Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như T nú; sự hi sinh của những con người như T nú góp phần là cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi.
4. Vai trò của các nhân vật: cụ Mết, Mai, Dít, Heng.
- Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung.
- Cụ Mết "quắc thước như một cây xà nu lớn" là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, là người hieuj triệu và chỉ huy đồng khởi. 
- Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
- Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
Dường như cuộc chiến khốc liệt này đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có sức trỗi dậy của một Phù Đổng Thiên Vương
5. Nghệ thuật:
	- Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
	- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu(cụ Mết; T nú, Dít...)
	- Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu-một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc-tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.
	- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm,
6. Ý nghĩa văn bản:
- Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh GP dân tộc;
- Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
IV. Tổng kết
- Qua truyện gắn Rừng xà nu, ta nhận thấy đặc điểm phong cách sử thi Nguyễn Trung Thành: hướng vào những vấn đề trọng đại của đời sống dân tộc với cái nhìn lịch sử và quan điểm cộng động.
- Rừng xà nu là thiên sử thi của thời đại mới. Tác phẩm đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: phải cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù bạo tàn để bảo vệ sự sống của đất nước, nhân dân.
Tuần 24: Tiết 70,71 – Đọc văn:
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
 Nguyễn Thi
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả
a. Cuộc đời:
- Nguyễn Thi (1928- 1968), bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn. 
- Tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở Hải Hậu - Nam Định.
- Nguyễn Thi sinh ra trong một gia đinhg nghèo, mồ côi cha từ năm 10 tuổi, mẹ đi bước nữa nên vất vả, tủi cực từ nhỏ. 
- Năm 1943, Nguyễn Thi theo người anh vào Sài Gòn.
- Năm 1945, tham gia cách mạng
- Năm 1954, tập kết ra Bắc 
- Năm 1962, trở lại chiến trường miền Nam. 
- Hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968.
b. Sự ngiệp sáng tác:
- Sáng tác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. 
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
- Tư tưởng và phong cách nghệ thuật: 
+ Nguyễn Thi gắn bó với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu: Nhà văn của người dân Nam Bộ.
+ Nhân vật của Nguyễn Thi có cá tính riêng nhưng tất cả đều có những đặc điểm chung "rất Nguyễn Thi". 
+ Họ là những con người yêu nước mãnh liệt, thủy chung đến cùng với Tổ quốc, căm thù bọn xâm lược, vô cùng gan góc và tinh thần chiến đấu rất cao - những con người dường như sinh ra để đánh giặc.
+ Họ thể hiện được tính chất Nam bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu đời, giàu tình nghĩa. 
2. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình:
a. Xuất xứ: 
Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn - chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966). Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.
b. Tóm tắt tác phẩm:
- Câu chuyện kể về một gia đình Nam Bộ yêu nước, giàu truyền thống cách mạng thông qua những dòng hồi ức của nhân vật chính là Việt. - Trong trận chiến đấu ở rừng cao su Việt tiêu diệt được một xe tăng bọc thép nhưng bị thương nặng, hai mắt không nhìn thấy gì. 
- Nhữnglúc tỉnh dậy âm thanh xung quanh làm Việt hồi tưởng về những người thân trong gia đình. 
+ Việt nhớ đến những lúc ở nhà vẫn hay tranh giành phần hơn với chị chiến. 
+ Việt nhớ đến má cái lần má dắt theo Việt đi đòi đầu cha. 
+ Việt nhớ đến chú năm, người giữ quyển sổ ghi công gia đình và tội ác của giặc. 
+ Việt nhớ đến chị chiến trong cái đêm cuối cùng ở nhà trước khi nhập ngũ. 
- Khi đồng đội tìm thấy Việt thì thấy Việt ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đạn đã lên nòng, một ngón tay của Việt đã đặt sẵn vào cò súng, Việt được đưa về điều trị. 
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhân vật Việt:
a. Có nét riêng của cậu con trai mới lớn, tính tình còn trẻ con, ngây thơ, hồn nhiên, hiếu động:
 -Chiến hay nhường nhịn bao nhiêu thì Việt tranh giành phần hơn với chị bấy nhiêu: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội 
 - Thích đi câu cá, bắn chim, đến khi đi bộ đội vẫn còn đem theo ná thun trong túi.
 - Đêm trước ngày lên đường: Trong khi chị đang toan tính, thu xếp chu đáo mọi việc (từ út em, nhà cửa, ruộng nương đến nơi gởi bàn thờ má), bàn bạc trang nghiêm thì Việt vo lo vô nghĩ:
+ Vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”
+ vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”
+ ngủ quên lúc nào không biết
 - Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con: “giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị trước những lời đùa của anh em.
 - Bị thương nằm lại chiến trường: sợ ma cụt đầu, khi gặp lại anh em thì như thằng Út ở nhà “khóc đó rồi cười đó”
b. một chiến sĩ có tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, dũng cảm, kiên cường:
- Còn bé tí: dám xông thẳng vào đá thằng giặc đã giết hại cha mình
- Lớn lên: nhất quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má
- Khi xông trận: chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc
- Khi bị trọng thương: một mình giữa chiến trường, mặt không nhìn thấy gì, toàn thân rã ròi, rõ máu nhưng vẫn trong tư thế quyết chiến tiêu diệt giặc.
“Tao sẽ chờ mày  Mày có bắn tao thi tao cũng bắn được mày  Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”
=> Kế tục truyền thống gia đình nhưng Việt và Chiến còn tiến xa hơn, lập nhiều chiến công mới hiển hách.
2.. Nhân vật Chiến:
a. Là một cô gái mới lớn, tính khí vẫn 

File đính kèm:

  • docxTuan_5_Phong_cach_ngon_ngu_khoa_hoc.docx
Giáo án liên quan