Giáo án Ngữ văn 11 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016

1. Khái lược về truyện:

(Khác với thơ in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự việc được tả và kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.)

a. Đặc trưng:

- Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó.

- Là loại văn bản tự sự, kể chuyện, trình bày sự việc,

- Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật,

- Nhân vật được miêu tả chi tiết sống động, gắn với hoàn cảnh,

- Phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian và thời gian,

- Ngôn ngữ linh hoạt uyển chuyển gần gũi với ngôn ngữ đời sống. Có thể là lời của người kể hay là lời của nhân vật.

b. Các loại truyện:

- VHDG: Thần thoại, Truyền thuyết, Truyện cổ tích,.

- VHTĐ: Truyện viết bằng chữ Hán, chữ Nôm,

- VHHĐ: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài,

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các dẫn chứng, lí lẽ làm rõ luận điểm của văn bản.
- Hiểu được nội dung văn bản.
- Viết đoạn văn ngắn liên hệ cuộc sống của bản thân và cuộc sống xung quanh.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra vở soạn của hs.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 Gv yêu cầu học sinh đọc phần đầu trong sgk/133 để tìm hiểu về Loại và Thể.
? Hãy cho biết loại là gì?
? Tác phẩm văn học có những cách phân loại như thế nào?
? Loại trữ tình phản ánh điều gì ?
? Dựa vào đâu mà người ta xây dụng được cốt truyện, tính cách nhân vật trong tác phẩm tự sự ?
? Loại hình kịch có những cách p/a ntn ?
? Thế nào là thể? Mỗi loại thường có những thể nào ?
Thể:là sự hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại, nằm trong loại (thể tài, thể loại, kiểu dạng...)
HĐ3 Gv yêu cầu học sinh đọc phần tiếp theo trong sgk/133 để tìm hiểu về thơ.
? Thơ là gì? Thơ bắt nguồn từ đâu? Thơ có từ bao giờ? Cốt lõi của thơ là gì? Thơ phân biệt với VX,K,NL ở những điểm nào ?
Thơ xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người; từ những bài hát lao động thời cổ đại, từ kinh thi thời Khổng Tử, từ CD cổ.
Thơ khởi phát tự lòng người(Lê Quý Đôn). Cốt lõi của thơ là tình cảm, cảm xúc, tâm trạng là cảm hứng dào dạt của người viết, là tiếng nói tâm hồn chở nặng suy tư của con người; Ng2thể hiện cảm xúc, cô đọng giàu nhịp điệu hình ảnh và được tổ chức 1 cách đặc biệt theo thể thơ theo cảm xúc. (đ2 cơ bản để phân biêt.).
? Em thường đọc thơ như thế nào? Khi đọc một bài thơ lạ cảm giác của em ntn ?
? Ngôn ngữ của thơ được thể hiện như thế nào? Em hãy chỉ ra cách ngắt nhịp, hiệp vần, phối thanh trong câu thơ sau:
“Em ơi! Ba Lan mùa tuyết tan
Rừng bạch dương sương trắng nắng tràn”
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời,
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.”
? Từ các vấn đề trên em hãy nêu định nghĩa về thơ ?
? Thơ có những kiểu loại nào? Dựa vào những tiêu chí nào để người ta phân loại các loại thơ hiện nay ?
? Ứng với mỗi loại thơ em hãy kể tên các tác phẩm thơ mà mình đã và sẽ được học trong chương trình ?
? Dựa vào cách tổ chức, sắp xếp người ta chia thơ ra làm mấy loại ? 
? Hãy kể tên hoặc đọc một bài thơ văn xuôi mà em biết ?
? Khi đọc thơ người đọc cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào ?
HĐ4 Gv yêu cầu học sinh đọc phần tiếp theo
 trong sgk/135 để tìm hiểu về truyện.
? Truyện là một thể loại như thế nào? Truyện thường có những đặc điểm ntn ?
? Truyện khác thơ như thế nào ?
Truyện thuộc loại tự sự. Là phương thức phản ánh hiện thực đời sống qua câu chuyện sự kiện sự việc bởi người kể chuyện (trần thuật) một cách khách quan, đem lại một ý nghĩa t2 nào đó 
? Có những cách phân loại truyện như thế nào ? 
? Khi đọc truyện cần có những yêu cầu nào ?
? Kiến thức cần nhớ nhất của bài học là gì ?
Dùng lới kể và lời miêu tả để thông báo thời gian địa điểm,gọi ra đặc điểm của nhân vật sự kiện phân tích tâm trạng, tình huống nhằm làm hiện lên bức tranh đời sống. Cốt truyện: nghĩa là có biến cố xảy ra liên tiếp...xô đẩy nhau tới một đỉnh cao buộc phải giải quyết xong thì truyện dừng lại. Tpts có khả năng tái hiện toàn cảnh bức tranh đời sống.)
HĐ5 Gv đặt câu hỏi để HS tổng kết bài và làm bài tập ở phần luyện tập.
? Bài tập 1 sgk/136 yêu cầu chúng ta làm điều gì ?
Gv cho hs trình bày sau đó gọi hs khác nhận xét. Gv bổ sung. 
 ? Bài tập 2 sgk/136 yêu cầu chúng ta làm điều gì ?
Gv cho hs trình bày sau đó gọi hs khác nhận xét. Gv bổ sung. 
? Cảm nhận của em về bài thơ trên là gì ?
2. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Nắm vững kiến thức về thể và loại,
- Hiểu được khái niệm về thơ, phân loại về thơ các yêu cầu của việc đọc thơ.
-> Tự khám phá một văn bản thơ theo ý thích dựa trên các cách thức đã học.
- Nắm được các vấn đề về truyện, các yêu cầu về đọc truyện.
- Hoàn thành các bài tập còn lại 
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí tiếp theo và bài Tác giả Nam Cao.
I. Tìm hiểu chung về loại và thể:
1. Loại là gì ?
- Loại là phương thức tồn tại chung: loại hình, chủng loại,
- Tpvh: gồm 3 loại lớn:
+ Loại trữ tình lấy cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người làm đối tượng thể hiện,
+ Loại tự sự dùng lời kể, m tả để xd cốt truyện, khắc họa tính cách nhân vật,
+ Loại kịch: thông qua lời thoại và hành động tái hiện mâu thuẫn, xung đột kịch.
2. Thể là gì ?
- Là sự hiện thực hóa của loại: thể tài, thể loại, kiểu, dạng, trong loại có nhiều thể:
+ Loại trữ tình có các thể: thơ ca, khúc ngâm,..
+ Loại tự sự có các thể: truyện, kí,...
+ Loại kịch có các thể: chính kịch, bi kịch, hài kịch...
(=> Thể loại là các phương thức tổ chức văn bản văn học khác là dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử văn học.)
Ngoài ra còn có các thể loại khác như nghị luận.
(Kịch: là một loại hình nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu, là nghệ thuật tổng hợp với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên, đạo diễn, âm nhạc, hội họa, vũ đạo,... kịch phản ánh đời sống qua các xung đột, cốt truyện kịch được tổ chức sắp xếp thông qua hành động. Đối thoại kịch thực sự là 1 cuộc đối thoại về lí trí, trí tuệ, lương tâm đầy kịch tính...)
(Tác phẩm vh: là những sáng tác cụ thể hoàn chỉnh và có ý nghĩa(nói cách khác tpvh là một chỉnh thể thẩm mĩ) phản ánh đời sống bằng hình tượng được diễn đạt bằng ng2 nhằm thể hiện tư tưởng tình cảm của con người.)
II. Thơ. 
1. Khái lược về thơ: 
a. Đặc điểm về thể loại thơ: 
* Nội dung trữ tình:
- Thơ là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu hơn,
- Thơ tác động đến người đọc bằng nhận thức về c/s, khơi gợi những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, kì diệu,
- Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình, là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, 
- Thơ chú trọng đến cái đẹp phần thi vị của tâm hồn con người và c/s là tiếng nói tình cảm của con người, là những rung động của trái tim trước cuộc đời.
* Ngôn ngữ thơ giàu nhịp điệu:
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, gợi cảm, giàu hình ảnh, nhạc điệu,
+ Hiệp vần: Cách gieo vần, lặp âm,...
+ Tiết điệu: Cách ngắt nhịp,
+ Thanh điệu: cách sử dụng thanh điệu,(hài thanh).
* Định nghĩa: Thơ là thể loại trữ tình, là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói tình cảm của con người, là những rung động của trái tim trước cuộc đời,
(Ví dụ: “Đêm khuya văng vẳng/ trống canh dồn,(4/3)
Trơ/ cái hồng nhan /với nước non” ( H X H ).(1/3/3) phá luật
-> Câu thơ được phân dòng, hiệp vần, ngắt nhịp, phối thanh hài hòa tạo ra âm vang lan tỏa, tác động mạnh tới tình cảm người đọc. Khắc họa t/tr cô đơn lẻ loi của t/g.
- Thơ thường diễn tả mọi cung bậc tâm tư tình cảm tinh anh của tâm hồn con người.)
b. Phân loại thơ: 
- Theo nội dung biểu hiện: 3 loại
+ Thơ trữ tình: đi sâu vào tâm tư tình cảm, chiêm nghiệm con người, (thơ XD, HMT, XQ...khúc ngâm: CPN, CONK..), 
+ Thơ tự sự: Cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện: (vd: sang thu - Hữu Thỉnh; Nói với con, hát nói, trường ca hiện đại,phú, văn tế) 
+ Thơ trào phúng: phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài, (thơ của Tú Xương, Ng. Khuyến); 
- Phân loại thơ theo cách tổ chức: 3 loại
+ Thơ cách luật: viết theo luật đã định trước: Đường luật, lục bát, song thất lục bát...), 
+ Thơ tự do(không theo luật), 
+ Thơ văn xuôi (câu thơ gần như câu văn nhưng vẫn có nhịp điệu).
2. Yêu cầu về đọc thơ: 
- Cần biết rõ x2 của bài thơ(t/g, năm xuất bản và các thông tin hỗ trợ khác; Tìm hiểu khái quát: tên bài, t/g, thể loại, h/c ra đời,)
- Đọc kĩ để hiểu đúng và rung cảm với từng lời hay ý đẹp của bài thơ.(giải mă ngôn từ câu thơ, hình ảnh)
- Phát hiện đặc điểm nội dung của bài thơ.
- Phát hiện những câu, từ ngữ, hình ảnh hấp dẫn nhất, từ đó khái quát đặc điểm nghệ thuật bài thơ và đánh giá tài năng của t/g.
III. Truyện: 
1. Khái lược về truyện: 
(Khác với thơ in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự việc được tả và kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.)
a. Đặc trưng:
- Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó.
- Là loại văn bản tự sự, kể chuyện, trình bày sự việc,
- Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật,
- Nhân vật được miêu tả chi tiết sống động, gắn với hoàn cảnh,
- Phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian và thời gian,
- Ngôn ngữ linh hoạt uyển chuyển gần gũi với ngôn ngữ đời sống. Có thể là lời của người kể hay là lời của nhân vật.
b. Các loại truyện:
- VHDG: Thần thoại, Truyền thuyết, Truyện cổ tích,..
- VHTĐ: Truyện viết bằng chữ Hán, chữ Nôm,
- VHHĐ: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài,
2. Yêu cầu về đọc truyện: 
- Cần phải biết hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để lấy làm cơ sở cảm nhận đúng nội dung của truyện.
- Phải nhớ được cốt truyện hoặc những diễn biến của tình tiết chính.
- Phải phát hiện được tính cách nhân vật.
- Phải phát hiện được vấn đề mà truyện đặt ra, tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật của truyện.
* Ghi nhớ: sgk/136
IV. Luyện tập:
1. Củng cố:
- Nắm những nét chính về thơ, truyện.
- Đặc điểm của thơ và truyện; Những yêu cầu cần chú ý khi đọc, học hai thể loại này.
- Căn cứ vào hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài để chuẩn bị bài: Chí Phèo - Nam Cao.
a. Bài tập 1 sgk/136: 
- Về nghệ thuật: lấy động tả tĩnh.
- Về nghệ thuật tả tình: lấy cảnh tả tình(thể hiện được cái thanh cao, nhẹ nhàng, trong sáng)
- Về ng2: trong sáng, giản dị, dân dã.
b. Bài tập 2 sgk/136:
- Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là loại truyện không có cốt truyện rõ ràng. Các nhân vật Liên, An, bác phở Siêu, mẹ con chị Tí, gđ bác Xẩm, bà cụ Thi “hơi điên”... đều được khắc họa theo lối riêng nhằm làm nổi bật hai ý nghĩa: cuộc sống vô vị, nhàm chán và ước mơ thay đổi cuộc đời.
Lời kể chuyện nhỏ nhẹ, tình cảm như lời tâm sự(nên gọi là truyện ngắn tâm tình) 
 Tuần:17 CHỦ ĐỀ 20 Ngày soạn: 05. 12. 2015 
 Tiết: 67 - 68 Ngày dạy: 11. 12. 2015
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
 - Nắm vững, đồng thời hệ thống hóa những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn lớp 11, trên hai phương diện lịch sử và thể loại;
 - Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.
 1. Kiến thức: - Sự hình thành, phát triển của các dòng văn học;
 - Nội dung cơ bản và nghệ thuật đặc sắc của những tác phẩm văn xuôi vừa học.
 2. Kĩ năng: - Năng lực hệ thống các tác phẩm đã học theo thể loại, nắm được hồn cốt của nhưng văn bản đã học.
B. CHUẨN BỊ: 1.Thầy:-Thiết kế giáo án ; 2.Trò:Chuẩn bị bài
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Ổn định tổ chức:KT sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:Không
3.Tổ chức các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Yêu cầu chúng ta giải quyết những vấn đề gì? Em hiểu gì về hai bộ phận văn học công khai hợp pháp và không công khai hợp pháp ?
? Văn học được chia làm nhiều xu hướng và trào lưu nghĩa là như thế nào ?
? Điểm tiến bộ của xu hướng văn học lãng mạn là gì ?
? Hãy nói về những hạn chế của xu hướng văn học lãng mạn ?
? Văn học hiện thực được thể hiện như thế nào ?
? Điểm tiến bộ của xu hướng văn học hiện thực là gì ?
? Hãy nói về những hạn chế của xu hướng văn học hiện thực?
? Bộ phận văn học không hợp pháp được thể hiện như thế nào ?
? Nguyên nhân của sự phân hóa phức tạp là do đâu ?
? Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phát triển văn học mau lẹ, phi thường ?
? Câu hỏi số hai yêu cầu chúng ta làm những vấn đề gì ?
? Hãy lập bảng để so sánh những vấn đề cơ bản theo yêu cầu của câu hỏi ?
? Hãy chỉ ra những tồn tại của tiểu thuyết trung đại trong tiểu thuyết hiện đại của HBC ?
? Nguyên nhân ?
? Những yếu tố đáng chú ý nhất của tiểu thuyết trung đại là gì ? 
? Nguyên nhân chính là gì ?
? Phân tích Tình huống độc đáo trong chuyện là gì ?
? Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo ?
? Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là gì ?
? Vũ Trọng Phụng tập trung phê phán điều gì của xã hội tư sản đương thời ?
1. Câu 1:
- Hai bộ phận Vh (căn cứ vào sự hợp pháp hay không hợp pháp,công khai hay bí mật,phương thức tồn tại trước pháp luật của chính quyền thục dân cầm quyền) để phân chia
+ Văn học công khai (hợp pháp)
+ Văn học không công khai(không hợp pháp,bí mật)
- Nhiều xu hướng, trào lưu VH: Căn cứ vào phương pháp sáng tác, thái độ chính trị,quan niệm VH của tác giả để phân chia
a. Bộ phận VH công khai có các xu hướng chính:
-Văn học nô dịch phản động, chống lại nhân dân,cam tâm làm tay sai cho Pháp,chống lại phong trào yêu nước...
- Văn học lãng mạn:
+ Tiếng nói cá nhân,khẳng định cái tôi ca nhân,bất hoà với thực tại, tìm đến thế giới tình yêu,quá khứ , nội tâm, tôn giáo 
+ Thức tỉnh ý thức cá nhân,chống lễ giáo phong kiến,làm cho tâm hồn người đọc thêm phong phú, thêm yêuquê hương đất nước,yêu tiếng mẹ đẻ,ý thức nỗi nhục mất nước
+ Hạn chế: Ít gắn với đời sống chính trị, sa vào khuynh hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
+Tác giả ,tác phẩm tiêu biểu: (HS xem lại)
- Văn học hiện thực :
+ Phản ánh hiện thực một cách khách quan: Xh thuộc địa bất công; tố cáo lên án các tầng lớp thống trị,phơi bày tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân,trí thức lao động nghèo; phản ánh những mâu thuẩn, xung đột XH giữa nhân dân lao động và giai cấp thống trị.Có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
+ Hạn chế:Chưa thấy rõ tiền đồ của nhân dân lao động và tương lai của dân tộc
+ Các tác giả,tác phẩm tiêu biểu: (HS xem lại)
Lưu ý:VH LM ,VHHT,VH yêu nước CM tồn tại và phát triển song song vừa đấu tranh vừ ảnh hưởng,tác động qua lại,có khi chuyển hoá lẫn nhau,không đối lập nhau về giá trị>Xu hướng nào cũng có những cây bút tài năng và tác phẩm xuất sắc (VD...)
b. Bộ phận VH không hợp pháp(không công khai)
-VH yêu nước CM, nhà văn là chiến sĩ,cây bút là vũ khí
-Các tác giả ,tác phẩm tiêu biểu (HS XS)
c. Nguyên nhân của sự phân hoá phức tạp:
-Đó là kết quả của tình hình chính trị, XH, tư tưởng,văn hoá.. rất phức tạp ở nước ta lúc đó:
+ XH thực dân nửa phong kiến thuộc địa
+ Aûnh hưởng của Văn hoá phương Tây,văn hoá Hán suy tàn
+ Các giai cấp mới ra đời
+ Sự phát triển của báo chí,in ấn
+ Aûnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng đất nước,dân tộc...
d.Nguyên nhân VH phát triển mau lẹ phi thường:
- Sự thúc đẩy của thời đại
- XH mới đòi hỏi Văn học phải dặt ra và giải quyết nhiều vấn đề trước đó chưa từng có
- Sức sống mãnh liệt của dân tộc được tiếp sức ,chịu ảnh hưởng mạh mẽ của các phong trào yêu nước và cách mạng,của Đảng cộng sản Đông Dương
- Sự thức tỉnh,trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức về cái tôi cá nhân (nguyên nhân hết sức quan trọng góp phần tào nên nhịp độ khẩn trưong ,quyết liệt của sự phát triển văn học)
2.Câu 2: a.
Tiểu thuyết TĐ
Tiểu thuyết HĐ
- Chữ Hán, Nôm
- Chú ý đến sự việc ,chi tiết
- Cốt truyện đơn tuyến
-Cách kể theo trình tự thời gian
-Tâm lý ,tâm trạng nhân vật sơ lược 
-Ngôi kể thứ 3
-Kết cấu chương hồi
- Chữ quốc ngữ
- Chú ý đế thế giới nội tâm nhân vật
- Cốt truyện phức tạp ,đa tuyến
-Cách kể theo trình tự thời gian,theo sự phát triển của tâm lý,tâm trngj nhân vật
-Tâm lý ,tâm trạng nhân vật phong phú,phức tạp
-Ngôi kể thứ 3,thứ nhất,két hợp nhiều ngôi kể
-Kết cấu chương đoạn
b. Những yếu tố của tiểu thuyết trung đại còn tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng:
- Chú ý nhiều đến sự việc ,chi tiết
- Tâm lý nhân vật sơ sài,thể hiện còn đơn giản
- Kể chuyện theo thời gian,sự việc
- Ngôi kể thứ 3
- Xen những lời bình luận của tác giả lộ liễu
- Thiên nhiên chưa gắn bó,hài hoà với nhân vật 
-Câu văn còn dáng dấp câu văn biền ngẫu,đăng đối thiếu tự nhiên
-Tiểu thuyết chủ đề đạo lý,đạo đức giáo huấn
* Nguyên nhân:
- Một trong những tiểu thuyết đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ ở Nam Bộ
-Ngôn ngữ Tiếng Việt văn học chưa thoát khỏi phong cách trung đại 
-Kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết hiện đại đang còn rất mới mẻ đối với các nhà văn Việt Nam
3.Câu 3: Phân tích tình huống ...
-Tình huống truyện là những quan hệ,những hoàn cảnh nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn,sức sống và thế đứng của truyện.Sáng tạo tình huống đặc sắc là vấn đề then chốt của nghệ thuật viết truyện
- Có nhiều loại tình huống khác nhau.Trong 1 truyện có thể có một tình huống chủ yếu ,nhưng cũng có thể có nhiều tình huống khác nhau,có vai trò khác nhau trong cốt truyện
- Phân tích ví dụ: Trong Vi hành và Tinh thần thể dục: đó là tình huống t/phúng nhằm gây cười ,đả kích ,châm biếm ,chế giễu đối tượng.Tuy nhiên ở từng truyện vẫn có sự khác nhau:
+ Vi hành:Tình huống nhầm lẫn
+ Tinh thần thể dục:Mâu thuẩn giữa hình thức và nội dung,mục đích và thực chất,tốt đẹp và tai hoạ:Bắt buộc dân xem đá bóng.Dân sợ chạy trốn,thoái thác bằng mọi cáchàÝ nghĩa...
+ Chữ nguời tử tù:Tình huống éo le:Tử tù sắp bị tử hình-người cho chữ,quản ngục coi tù-người xin chữ; cảnh cho chữ xưa nay chưa từng cóàÝ nghĩa....
+ Chí Phèo:Tình huống bi kịch:Mâu thuẩn giữa khát vọng sống lương thiện và không được làm người lương thiệnàÝ nghĩa....
4. Câu 4:Đặc sắc nghệ thuật:Hai đứa trẻ,Chữ người tử tù,Chí Phèo:
- Hai đứa trẻ:+Truyện không có truyện-truyện trữ tình
+ Cốt truyện đơn giản
+ Cảm giác và tâm trạng được đào sâu
+ Tình huống độc đáo:Cảnh đợi tàu-tình huống tâm trạng
+ ngôn ngữ giàu chất thơ ,nhẹ nhàng tinh tế và lắng sâu
+ Hình ảnh ám ảnh:Bóng tối...
- Chữ người tử tù:
+ Hình tượng Huấn Cao(anh hùng - nghệ sĩ - thiên lương trong sáng)
+ Hình tượng quản ngục (người tri kỷ,biệt nhỡn liện tài,thanh a

File đính kèm:

  • docTuan_13_Mot_so_the_loai_van_hoc_Tho_truyen.doc