Giáo án Ngữ văn 11 - Trần Thị Thắng - Tuần 1-10

A. MỨC ÐỘ CẦN ÐẠT

 - Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại

 - Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà

 - Hiểu giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật cuả bài thơ Tụng Giá hoành kinh sư của Trần Quang Khải

B. TRỌNG TM KIẾN THỨC, KĨ NNG, THI ÐỘ

 1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại

 - Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.

 - Chủ quyền về lãnh thổ đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệm chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.

 - Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.

2. Kĩ nng :

 - Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

3. Thái độ: Tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

C. PHƯƠNG PHÁP

 Thuyết giảng kết hợp vấn ðp, thảo luận

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn ðịnh tổ chức : Lớp 7A2 7A3 7A4.

 2. Kiểm tra bài cũ:

? Đọc 4 bài ca dao về những câu hát châm biếm ? Trong 4 bài ca dao đó em thích bài ca dao nào nhất ? Vì sao?

 

doc91 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Trần Thị Thắng - Tuần 1-10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rông ra.
I. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
1. Đề bài\
Em hãy tả chân dung một người thân.
2. Tìm hiểu đề và tìm ý 
Tả chân dung một người thân trong gia đình ( ông, bà, cha, mẹ…)
- Yêu cầu : miêu tả, kể kết hợp bộc lộ cảm xúc.
3. Dàn ý
Mb: Giới thiệu đối tượng định tả
TB:
Khái quát đặc điểm hình thức
Tính tình, hoạt động
Sở thích của đối tượng
Mơ ước, hi vọng của người ấy
Những kĩ niệm của em với người đó.
Kb: Tình cảm của em dành cho người đó
4. Nhận xét ưu - khuyết điểm
-Ưu điểm :Xác dịnh được yêu cầu của đề, biết miêu tả về người thân, trình bày rõ bố cục ba phần, biết sắp xếp ý theo trình tự .
- Khuyết điểm :Còn một số em chưa xác định đúng yêu cầu của đề, diễn đạt còn yếu, đùng từ đặt câu chưa chính xác, bài viết bố cục không rõ ràng ,chữ viết xấu ,lỗi nhiều 
5. Sửa lỗi, trả bài
- Lỗi dùng từ 
- Lỗi trình bày, diễn đạt
- Lỗi chính tả .
6. Thống kê điểm
( bảng dưới)
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
* Bài cũ: Xem lại kiến thức làm một bài văn miêu tả
 Ôn lại các tác phẩm đã học trong chương trình.
 Sửa tiếp những lỗi trong bài làm của minh.
* Bài mới:
 Soạn bài : Côn Sơn ca, Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra.
Lớp
Số
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 7A 2
 7A 3
 7A 4
E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………….…
TUẦN 5 	Ngày soạn: 13/9/2014
TIẾT 19 	 	 Ngày dạy: 17/9/2014 
TỪ HÁN VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.
 - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm yế tố Hán Việt
 - Cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết các từ ghép Hán Việt trong văn bản nói và viết.
 - Sử dụng từ ghép Hán Việt phù hợp với yêu cầu của giao tiếp.
3. Thái độ: 
 - Biết sử dụng từ ghép HV hợp lí
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Lớp 7A2………………..7A3………………7A4............................
2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Đại từ là gì ? Đại từ đảm nhiệm những chức vụ nào ? cho vd
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Ở lớp 6 các em đã biết thế nào là từ HV, ở bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cấu tạo của yếu tố HV
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.
Gv :Nhắc lại thế nào là từ HV? (Từ HV là từ mượn từ tiếng Hán )
GV: Cho hs đọc bản phiên âm bài thơ “ Nam quốc sơn hà”
? Các tiếng nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì ? Tiếng nào có thể dùng độc lập, tiếng nào không ?
GV giảng:
VD : So sánh quốc với nước 
- Có thể nói : Cụ là nhà thơ yêu nước mà không thể nói ( cụ là nhà thơ yêu quốc)
- Cũng vậy có thể nói là trèo núi mà không thể nói là trèo sơn .
- Có thể nói lội xuống sông mà không thể nói lội xuống hà
? Vậy tiếng để tạo ra từ HV gọi là gì ? ( yếu tố HV ) 
Gv: Gọi hs đọc phần vd 2 a,b
? Tiếng “Thiên” trong từ “Thiên thư” có nghĩa là trời, tiếng “ thiên” ở trong các từ sau có nghĩa là gì ?
HS: - Thiên niên kỉ , thiên lí mã (nghìn)
Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long (dời)
? Vậy em có nhận xét gì về nghĩa của yếu tố HV ? việc hiểu nghĩa của yếu tố HV giúp ích cho chúng ta điều gì ? 
Hs : Trả lời.
? Từ đó em có nhận xét gì về yếu tố HV?
Hs “Dựa vào ghi nhớ trả lời. Ghi nhớ 1
Gv : Các từ : sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà) giang sơn trong bài (Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép nào ? 
? Các từ : Ái quốc, thủ môn, chiến thắng ? Thuộc loại từ ghép nào ? 
Hs: Thảo luận, trình bày.
? Qua phân tích vd a,b em có nhận xét gì về từ ghép HV và trật tự các yếu tố trong từ ghép HV ? 
(Ghi nhớ) 
*HOẠT ĐỘNG 2 Hướng dẫn luyện tập
? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì ? (HSTLN)
? Nêu yêu cầu bài tập 3 ? (HSTLN)
Hs : Nêu yêu cầu của bài tập 1
Nhóm 1+2 thực hiện bài tập 1
Nhóm 3+4 thực hiện bài tập 2
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
 - Học thuộc ghi nhớ 
 - Làm hết bài tập còn lại.
- Soạn bài mới: Côn Sơn ca.
Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đơn vị cấu tạo từ HV 
a. VD1: Bài thơ Nam quốc sơn hà
- Nam: Phương Nam,nước Nam, người miền Nam
- Quốc: Nước 
 Sơn: Núi ® Để tạo từ 
 Hà: Sông ghép
 Þ Không dùng độc lập
Þ Yếu tố Hán Việt
 VD2: 
- Thiên thư : Trời
- Thiên niên kỷ: Nghìn
- Thiên đô về Thăng long: Dời
Þ Yếu tố HV đồng âm nhưng khác nghĩa. 
c. Kết luận: Ghi nhớ/sgk
2. Từ ghép HV 
a. VD:
- Sơn hà,xâm phạm
 ® Từ ghép đẳng lập 
- Aí quốc, thủ môn, chiến thắng
 ® Từ ghép chính phụ 
* Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ HV 
 - Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần việt: yếu tố chính đứng trước , yếu tố phụ đứng sau (và ngược lại) 
b. Ghi nhớ : sgk /70
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1/70: Phân biệt
- Hoa 1 : cơ quan sinh sản của thực vật ; - Hoa 2: đẹp , tốt 
- Gia 1 : nhà 
- Gia 2: Thêm 
- Tham 1 : ham muốn nhiều 
- Tham 2 : dự , vào 
- Phi 1 : bay 
- Phi 2 : trái 
- Phi 3 : vợ lẽ 
Bài tập 3/70: Sắp xếp
- Thi nhân , đại thắng , tân binh , hậu đãi : tiếng phụ đứng trước 
- Hữu ích , phát thanh , bảo mất , phóng hoả : yếu tố chính đứng trước 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
* Bài cũ: 
- Học thuộc ghi nhớ 
- Làm hết bài tập còn lại. 
* Bài mới:
 Soạn bài: Côn Sơn ca.
Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra.
 E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TUẦN 5 	Ngày soạn: 13/9/2014
TIẾT 20 	 	 Ngày dạy: 17/9/2014 
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người.
 - Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.
 - Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biẻu cảm vào đọc - hiểu văn bản.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm văn biểu cảm.
 - Vai trò, đăc điểm của văn biểu cảm.
 - Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết đặc điểm chung của của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể.
3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc trong giờ học
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thực hành
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Lớp 7A2………………7A3............................7A4.........................
2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Để làm nên 1 văn bản chúng ta phải qua các bước như thế nào?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Trong đời sống ai cũng có tình cảm, Tình cảm đối với cảnh, đối với vật, đối với mọi người . Tình cảm của con người lại rất tinh vi, phức tạp, phong phú. Khi có tình cảm dồn nén, chất chứa không nói ra được thì ta dùng thơ, văn để biểu hiện tình cảm. Loại văn thơ đó người ta gọi là văn thơ biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là loại văn như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1 :Tìm hiểu nhu cầu biểu cảm của con người,Tìm hiểu đặc điểm chung của văn biểu cảm
Gv: Cho hs đọc những câu ca dao trong phần 1 
? Mỗi câu ca dao trên thể hiện tình cảm, cảm xúc gì ? Người ta thổ lộ tình cảm đó để làm gì ?
? Theo em, khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm ?
Hs : Bộc lộ
Gv : Chốt. Vậy ngoài ca dao thì những bức thư , bài thơ, bài văn chính là những phương thức biểu cảm
Gv: Cho hs đọc đoạn văn 1 sgk/72
? Em cảm nhận được điều gì qua đoạn văn trên?
Hs: Một người đang bày tỏ tình cảm của mình với người bạn đã chuyển đi bằng cách viết thư.
? Tình cảm đó được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết nào?
 ? Bài ca dao sau đây có phải nói về con sáo không ?
? Vậy hình ảnh con sáo nêu ra để nói đến ai? Nói như vậy để làm gì?
? Bài ca trên sử dụng biểu cảm gì ?
? Qua phân tích em hiểu thế nào là văn biểu cảm ? Văn biểu cảm được thể hiện qua những thể loại nào 
? Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất gì ? Nêu những cách biểu hiện của văn biểu cảm ?
 HS đọc ghi nhớ sgk/72
*HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Gv: Yêu cầu hs đọc bài tập 1
? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì ? (HSTLN)
? Em hãy nêu yêu cầu của bài tập 2? (HSTLN)
Hs : Chỉ ra các yêu cầu của bài tập và thực hiện theo nhóm.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- Học thuộc ghi nhớ 
- Làm hết bài tập còn lại 
- Soạn bài “Côn Sơn ca” “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Nhu cầu biểu cảm của con người 
- Khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa , muốn biểu hiện cho người khác thì người ta có nhu cầu biểu cảm
VD: Ca dao, những bài thơ, bức thư….
- Văn biểu cảm là VB viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc (văn trữ tình )
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm 
a. VD1: Đoạn văn 1/72
 - Thảo thương nhớ ơi!
 - Để cho bọn mình xiết bao mong nhớ….
® Cảm xúc thể hiện bằng từ ngữ
Þ Biểu cảm trực tiếp
b. VD2: Bài ca dao:
Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay đi
® Ẩn dụ, hình ảnh bóng bẩy, khêu gợi cảm giác sự mất mát, thể hiện tình cảm tiếc nuối trước một người con gái (người yêu) đi lấy chồng
Þ Biểu cảm gián tiếp
* Lưu ý: Văn biểu cảm nhằm cho người đọc, người nghe biết được,cảm nhận được tình cảm của nhười viết. Tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu. Các hình ảnh, sự việc chỉ là phương tiện để biểu cảm (ẩn dụ, so sánh)
* Ghi nhớ : sgk /72
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1/73 : So sánh 2 đoạn văn 
- Đoạn 1 : Không phải là văn biểu cảm vì : chỉ đặc điểm hình dáng và công dụng của cây Hải Đường chưa bộc lộ cảm xúc 
- Đoạn 2 : Là văn biểu cảm vì : đủ những đặc điểm của văn biểu cảm 
+ Kể chuyện: Từ cổng vào,lần nào tôi cũng dừng lại để ngắm cây HĐ
+ Miêu tả: Màu đỏ thắm,lá to…
+ So sánh: Trông dân dã như cây chè…
+ Liên tưởng : Bỗng nhớ năm xưa…..
+ Cảm xúc: Người viết cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của cây HĐ làm xao xuyến lòng người
Bài tập 2/74:
- Hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp , vì cả hai bài đều trực tiếp nêu tư tưởng , tình cảm , không thông qua 1 phương tiện trung gian như miêu tả , kể chuyện nào cả 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
* Bài cũ:
- Học thuộc ghi nhớ 
- Làm hết bài tập còn lại 
* Bài mới:
- Soạn bài “Côn Sơn ca”, “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”
E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TUẦN 6 	Ngày soạn: 19/9/2014
TIẾT 21	 	 Ngày dạy: 22/9/2014 
 	Hướng dẫn đọc thêm: 
	 Văn Bản: 
	 CÔN SƠN CA
	 -Nguyễn Trãi-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận được sự hoà nhập giữa tâm hôn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua một đoạn trích được dịch theo thể thơ lục bát.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.
 - Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát
 - Sự hoà nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết thể loại thơ lục bát
 - Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch dang tiếng Việt theo thể thơ lục bát.
3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc trong giờ học
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Thuyết giảng,Vấn đáp kết hợp thảo luận nhóm.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Lớp 7A2………………7A3............................7A4.........................
2. Kiểm tra bài cũ:
	 ? Đọc phần phiên âm và phần dịch thơ bài “Nam quốc sơn hà” và “ Phò giá về kinh”.
 ? Nêu nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ trên ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài: Nguyễn Trãi là một nhà thơ, một nhà quân sự đồng thời là một nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc ta. Ông là người Việt Nam đầu tiên được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới ( 1980). Nguyễn Trãi đã để lại cho đời một sự nghiệp thơ văn đồ sộ và phong phú, tiết học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu Bài ca Côn Sơn của ông hay còn gọi là 
“ Côn Sơn ca”.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu chung
? Em hãy nêu một vài nét về tác giả và tác phẩm?
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Bài thơ này thuộc thể loại gì?
Hs : phát biểu
Gv nhận xét, nói qua tiểu sử và hoàn cảnh dẫn đến việc ông từ quan về ở ẩn.
Gv giới thiệu về thể thơ lục bát
*HOẠT ĐỘNG 2: Đọc - hiểu văn bản.
Gv: Huớng dẫn HS đọc văn bản: Giọng êm ái, ung dung, chậm rãi. Sau đó mời hai HS đọc bài 
Hs: Giải thích một vài từ khó trong SGK
? Bố cục chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần?
Gv:Yêu cầu hs xác định nội dung chính.
? Hãy cho biết nội dung cần phân tích trong bài thơ này ? 
Gv : Định hướng. 
? Trong đoạn trích từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần .Vậy Ta ở đây là ai ? 
? Tìm những từ ngữ diễn tả hành động của Ta ở Côn Sơn ? 
? Qua những điều đó , hình ảnh của ta, đặc biệt là tâm hồn của nhân vật ta được thể hiện như thế nào ?
Hs :Thảo luận (3’) trình bày.
Gv : Gợi dẫn.
? Cảnh trí ở côn sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào?
Hs: Phát hiện
Gv: Suối chảy, đá rêu phơi, rừng thông bóng trúc
? Em có nhận xét gì về cảnh tượng Côn Sơn?
Hs: Cảnh trí thiên nhiên thoáng đãng , thanh tĩnh, nên thơ. Ở đây có suối rì rầm, có đá rêu phơi, có rừng trúc xanh tạo khung cảnh cho thi nhân ngồi làm thơ 
Hs: Người có tâm hồn gợi mở, yêu thiên nhiên 
? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ý thơ của bài thơ ?
Gv giảng: 
? Em hãy cho biết một số biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong bài?
Hs thảo luận, phát biểu
Gv nhận xét, chốt
? Qua đoạn thơ em hiểu thêm gì về con người Nguyễn Trãi ? (Ghi nhớ sgk)
Hs dựa vào ghi nhớ, trả lời
*HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn tự học
- Học thuộc 2 bài thơ và phần ghi nhớ 
- Nắm được tiểu sử về Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông
- Chuẩn bị bài “Từ Hán Việt”
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm: Sgk /76
a. Hoàn cảnh sáng tác: Ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn.
b. Thể loại: Thơ lục bát
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc, tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cụ: Chia hai phần
b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả
c. Phân tích.
c1. Hành động và tâm hồn tác giả 
Ta nghe ..
Ta ngồi ..
… ta lên ta nằm 
….. ta ngâm thơ nhàn
® Lặp từ . Thể hiện tâm hồn ung dung nhàn nhã, thanh thản, thoải mái không vướng bận chuyện đời 
c2. Cảnh trí Côn sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi
… suối chảy rì rầm 
Đá rêu phơi…ngồi chiếu êm 
…rừng thông mọc như nêm 
…bóng trúc râm 
 -> So sánh liên tưởng hình ảnh gợi tả cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi
® Khung cảnh đẹp nên thơ, thanh tĩnh, thoáng đãng, qua đó cho thấy tác giả có tâm hồn gợi mở, yêu thiên nhiên 
3. Tổng kết: 
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng từ xưng hô “ta”
- Đan xen các chi tiết tả cảnh và tả người.
- Bản dịch theo thể thơ lục bát, lời thơ dịch trong sáng, sinh động, sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật.
- Giọng điệu êm ái, nhẹ nhàng.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản.
 Sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên. bắt nguồn từ tâm hồn thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
* Bài cũ: 
- Học thuộc 2 bài thơ và phần ghi nhớ 
- Nắm được tiểu sử về Nguyễn Trãi ,Trần Nhân Tông.
* Bài mới: 
- Chuẩn bị bài “ Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra”
E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TUẦN 6 	Ngày soạn: 19/9/2014
TIẾT 22	 	 Ngày dạy: 22/9/2014 
	Hướng dẫn đọc thêm: 
	 Văn Bản: 
	BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở 
	PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA 
 	 	 -Trần Nhân Tông-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua một bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 	- Bức tranh làng quê thôn dã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông - người sau này trở thành vị tổ của phái Trúc Lâm Yên Tử..
 -Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức.
 - Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật qua một sáng tác thơ của Trần Nhân Tông.
2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học vào đọc – hiểu một văn bản cụ thể
 - Nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ
 - Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê hương.
3. Thái độ: 
 - Chịu tìm tòi học học thể thơ thất ngôn tứ tuyệt trong một số bài thơ, nghiêm túc trong giờ học.
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Thuyết giảng, vấn đáp kết hợp thảo luận nhóm.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Lớp 7A2……………7A3………………7A4............................
2. Kiểm tra bài cũ
? - Đọc phần phiên âm và phần dịch thơ bài “Nam quốc sơn hà” và “ Phò giá về kinh” ?
? - Nêu nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ trên?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài:
Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh, tài giỏi và nổi tiếng là đức độ. Trong chuyến về thăm quê đã cho ra đời một tác phẩm thơ mang đậm tính chất hội họa, thể hiện được sắc quê, hồn quê. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài thơ của ông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY.
*HOẠT ĐỘNG 1 Giới thiệu chung 
? Hãy nêu vài nét về thân thế sự nghiệp của tác giả ? 
? Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ? 
? Bài thơ này giống với bài thơ nào em đã học, hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?
Hs :Thảo luận trả lời.
*HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản.
Gv: Đọc bài thơ. Yêu cầu hs đọc lại văn bản.
Gv : Giaỉ thích một vài từ khó.
? Bố cục chia làm mấy phần ?
? Theo em cảnh vật được tả vào thời điểm nào trong ngày ? (Lúc về chiều)
? Cảnh vật chung ở phủ Thiên Trường lúc này được miêu tả ra sao?
Hs: Xóm trước thôn sau đã bắt đầu chìm vào bóng tối
? Tại sao cảnh vật dường như có như không ?
Gv: Yêu cầu hs đọc 2 câu cuối.
? Trong 2 câu thơ ta thấy hiện lên một bức tranh quê tuyệt đẹp.Theo em,hình ảnh nào để lại ấn tượng nhất?
HS: Phát hiện trả lời.
Gv: Giảng.
? Qua những chi tiết,hình ảnh được miêu tả trong bài thơ,cảnh làng quê vào chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra nhìn chung ntn?
? Em cảm nhận gì về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng buổi chiều?
? Từ sự thật về tâm hồn vua Trần Nhân Tông như thế,em hiểu gì về thời Trần trong lịch sử nước ta?
GV giảng: Có một ông vua có tâm hồn cao đẹp chứng tỏ thời đại đó của dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp như sử sách đã từng ca ngợi 
? Em hãy nêu một vài nét về nghệ thuật của văn bản?
? Cho biết ý nghĩa của bài thơ ?
Gv : Gọi một hs đọc phần ghi nhớ.
? Em hãy nêu ý nghĩa văn bản?
Hs phát biểu, gv chốt.
*HOẠT ĐỘNG 3 Hướng dẫn tự học.
- Học thuộc 2 bài thơ và phần ghi nhớ 
- Nắm được tiểu sử về Nguyễn Trãi ,Trần Nhân Tông
- Chuẩn bị bài “Từ Hán Việt”
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả: sgk
2. Tác phẩm: Sgk.
a. Hoàn cảnh sáng tác: Khi ông về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
b. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc, tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: Chia hai phần
b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.
c. Phân tích.
c1. Hai câu đầu
Thôn hậu thôn tiền đạm tử yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
® Cảnh thôn xóm lúc về chiều, mờ mờ ảo ảo cho thấy một không gian đẹp, yên bình nơi thôn xóm lúc về chiều.
c2. Hai câu sau
Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền
Þ Cảnh đậm đà sắc quê, hồn quê. Thể hiện sự sống yên bình của thiên nhiên và của con người hoà nguyện làm một.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
 - Kết hợp giữa điệp ngữ và tiểu đối, tạo nhịp điệu thơ êm ái, hài hoà.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội hoạ, làm hiện lên hình ảnh thơ đầy thi vị.
- Dùng cái hư làm nổi bật cái thực và ngược lại, qua đó khắc hoạ hình ảnh nên thơ, bình dị.
b. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức Trần Nhân Tông.
* Ghi nhớ sgk/77.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
* Bài cũ: 
- Học thuộc 2 bài thơ và phần ghi nhớ 
- Nắm được tiểu sử về Nguyễn Trãi ,Trần Nhân Tông
* Bài mới:Chuẩn bị bài “Từ Hán Việt” ( tiếp)
E. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGiao an NV7 Tuan 1 T10.doc
Giáo án liên quan