Giáo án Ngữ văn 11 - Trần Nam Chung

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS

1.Kiến thức: Ôn tập và củng cố những tri thức về thao tác lập luận phân tích

2.Kỹ năng : Rèn kỹ năng về thao tác lập luận phân tích

3.Thái độ :

B. Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV, thiết kế bài học

- Giáo án cá nhân lên lớp

C. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.

Tích hợp với phần đọc văn qua các văn bản; tích hợp với Tiếng Việt

D. Tiến trình dạy học

 1 Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu mục đích yêu cầu của thao tác lập luận phân tích? nêu các cách phân tích?

2. Giới thiệu bài mới

 

doc110 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Trần Nam Chung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chốt lại
Hoạt động 3
( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò)
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài:
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
A.Phần I: Tác giả
I.Cuộc đời
- NĐC ( 1822- 1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai
- Sinh ra ở quê mẹ: làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định( nay thuộc thành phố HCM)
- Hoàn cảnh xuất thân: trong một gia đình nhà nho, Cha làm thư lại trong dinh tổng chấn Lê Văn Dutệt
- Năm 1833 được cha đưa ra Huế để ăn học
- Năm 1843 vào Gia Định thi đỗ tú tài. 1846 lại ra huế để chẩn bị thi tiếp
- Năm 1849 sắp thi thì được tin mẹ mất, ông bỏ thi về nam chịu tang mẹ. Dọc đường vất vả lại thương mẹ khóc nhiều, ông bị đau nặng và mù cả hai mắt
- Ông học nghề thuốc sau đó về quê vừa dạy học vừa bốc thuốc vừa làm thơ, sống giữa tình thương và lòng hâm mộ của bà con cô bác
- Khi TDP xâm lược NĐC vẫn cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu định kế giết giặc. Thực dân Pháp tìm mọi cách mua chuộc Ông nhưng không được
- Năm1888 Ông từ trần, cánh đồng Ba Tri rợp khăn tang khóc thương Đồ Chiểu
=> NĐC là người con có hiếu, là một người thầy mẫu mực, một chiến sĩ yêu nước với nghị lực và ý chí phi thường
II.Sự nghiệp thơ văn
1.Những tác phẩm chính
 * Trước khi TDP xâm lược:
 - Truyện Lục Vân Tiên
 - Dương Từ- Hà Mậu
 *Sau khi TDP xâm lược (SGK)
2.Nội dung thơ văn
 -Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa: Những bài học về đạo làm người mang tinh thần nhân nghĩa của đạo nho nhưng lại rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc
- Lòng yêu nước, thương dân:Thơ văn yêu nước chống Pháp của NĐC ghi lại chân thực một thời dau thương của đất nước, kích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta , đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hi sinh vì tổ quốc. Tố cáo tội ác giặc xâm lăng
 ( Phân tích ví dụ)
3.Nghệ thuật thơ văn
- Văn chương trữ tình đạo đức: vẻ đẹp thơ văn tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm.
- Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành...
- Đậm đà sắc thái Nam bộ: Lời ăn tiếng nói mộc mạc.....
- Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong VHDG Nam bộ
III.Luyện tập
- HS dựa một phần vào cuộc đời, và chủ yếu là sự nghiệp thơ văn để làm bài
Tiết2
1) Kiểm tra bài cũ:Nêu những nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ? 
 2) Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
( Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát)
- Hs làm việc với SGK
- Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản
(?)Thể loại văn tế thường được sử dụng trong những trường hợp nào?
(?) Hoàn cảnh ra đời của bài Văn tế? 
(?) Bố cục của bài văn tế?
- GV phát vấn HS trả lời 
- GV mở rộng: 
 Giọng điệu chung của 1 bài văn tế là lâm li, thống thiết, sử dụng nhiều thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.
 Kết cấu bài văn tế chặt chẽ, hợp lí, phản ánh quá trình diễn biến cảm xúc của con người trong hoàn cảnh đau thương.
 Các bài văn tế hiện đại cũng tuân thủ kết cấu này.
Hoạt động 2
( Đọc hiểu văn bản )
- GV hướng dẫn HS lần lượt đọc diễn cảm từng đoạn.
Trang trọng
Trầm lắng đ hào hứng, sảng khoái.
Trầm buồn, sâu lắng
Thành kính, trang nghiêm
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
- Hs đọc câu mở đầu 
(?) Em hiểu thế nào về câu mở đầu? ý nghĩa của nó đối với tư tưởng của toàn bài văn? Nhận xét về kết cấu? Tác dụng?
- GV phát vấn HS trả lời
- GV hướng dẫn Hs tìm hiểu hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
 + Nhóm lớn: 4nhóm
 + Thời gian: 7phút
- GV giao nhiệm vụ: 
 + Nhóm 1: Người nghĩa sĩ có nguồn gốc xuất thân như thế nào?
 + Nhóm 2: Khi quân giặc xâm phạm bờ cõi, thái độ, hành động của họ ra sao?
 + Nhóm 3: Tìm những chi tiết, hình ảnh khắc hoạ vẻ đẹp hào hùng khi xông trận của người nghĩa sĩ nông dân?
 + Nhóm 4: Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng?
- Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV hướng dẫn các nhóm thống nhất ý kiến bằng bảng phụ sau:
B.Phần II : Tác phẩm
I.Tiểu dẫn
1. Thể loại văn tế: là loại văn gắn với phong tục tang lễ, đọc khi cúng, tế người chết.
2. Hoàn cảnh ra đời bài “ Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc” ( SGK)
3.Bố cục: 4 phần
+ Lung khởi (2 câu đầu): Khái quát bối cảnh thời đại và ý nghĩa của cái chết bất tử
+ Thích thực: ( Câu 3 đ15): Hồi tưởng về cuộc đời người nghĩa sĩ
+ Ai vãn: (16 đ 28): Lòng tiếc thương,
sự cảm phục của tác giả và nhân dân.
+ Kết (Còn lại): Ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.
II- Đọc hiểu văn bản 
1-Phần 1:
- Sau lời than có tính chất quen thuộc của thể loại văn tế, câu văn phản ánh biến cố chính trị lớn lao của thời cuộc:
Súng giặc
Khung cảnh bão táp của thời đại: TDP xâm lược nước ta
Lòng dân
Mong muốn cuộc sống hoà bình và ý chí kiên cường bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta
đ Là câu có ý nghĩa khái quát chủ đề tư tưởng bài văn tế, ca ngợi tấm gương hi sinh tự nguyện của những nghĩa binh có tấm lòng yêu nước sâu sắc. Cái chết vì nghĩa lớn của họ là bất tử.
--> Kết cấu đối lập khẳng định sự bất tử của cái chết, lòng nghĩa của những người nông dân được trời thấu tỏ, danh tiếng của họ vang như mõ
2. Phần 2: Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân:
 Bảng Phụ
Lai lịch và hoàn cảnh sinh sống
Thái độ, hành động khi quân giặc tới
Vẻ đẹp hào hùng khi xông trận
Nghệ thuật
 - Là những người nông dân sống cuộc đời lao động lam lũ, vất vả, hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Câu 3, 4, 5)
- Khi quân giặc xâm
phạm đất đai bờ cõi cha ông, họ đã có những chuyển biến lớn:
 + Về tình cảm: Căm thù giặc sâu sắc (Câu 6, 7) 
đ Kiểu căm thù mang tâm lí nông dân.
 + Về nhận thức: ý thức được trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước (Câu 8; 9)
 + Hành động: Tự nguyện chiến đấu (Câu 10; 11)
- Vào trận với những thứ vẫn dùng trong sinh hoạt hàng ngày (Câu 12, 13)
đ Vẻ đẹp mộc mạc, chân chất nhưng độc đáo.
 - Khí thế chiến đấu: Tiến công như vũ bão, đạp lên đầu thù xốc tới, không quản ngại bất kì sự hi sinh gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng (Câu 14, 15)
 - Động từ mạnh, dứt khoát: Đánh, đốt, chém, đạp, xô.
 - Từ đan chéo tăng sự mãnh liệt: đâm ngang, chém ngược, lướt tới, xông vào.
 - Cách ngắt nhịp ngắn gọn.
 - Hàng loạt hình ảnh đối lập Ta - địch; Sự thô sơ - hiện đại; Chiến thắng của ta – thất bại của giặc.
 - Chi tiết chân thực được chọn lọc, cô đúc từ đời sống thực tế nhưng có tầm khái quát cao.
Hoạt động 3
( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò)
- Gv khái quát : Bằng bút pháp hiện thực, NĐC đã phát hiện, ngợi ca bản chất cao quý vẫn tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ của người nông dân: Lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.
- Gv dặn dò hs: tiếp tục chuẩn bị tiết thứ 3 của bài 
- Gv hướng dẫn hs tự học 
Lưu ý:- Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân hiện lên như một tượng đài nghệ thuật sững sững “Vô tiền khoáng hậu”. Bởi văn chương trung đại cho tới bấy giờ chưa có tác phẩm nào chú ý khai thác vẻ đẹp tâm hồn cao quý đó của người nông dân.
- Liên hệ: Bài “Lính thú ngày xưa”
 	+ Cũng đăng lính
 	+ Phục vụ giai cấp thống trị
 	+ Thái độ: Bị bắt buộc ra đi
Tiết 3
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cảm nhận về hình ảnh người nghĩa sỹ nông dân trong bài văn tế?
2. Bài mới:
Hoạt động 1
( Hướng dẫn hs tìm hiểu thái độ, tình cảm của t/giả đối với những nghĩa sĩ)
- Hs đọc đoạn 3
(?)Thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn của tác giả được bộc lộ qua những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ nào?
- HS chia nhóm nhỏ (theo bàn) trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi, cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
(?) Thái độ đó xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào?
- GV phát vấn HS trả lời
- GV yêu cầu HS tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm trong câu 25, có nhận xét vào bảng phụ
- HS chia 6 nhóm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV chốt lại
 * Từ ngữ: Đau đớn bấy; não nùng thay! Leo lét; dật dờ.
 * Hình ảnh chọn lọc tinh tế, nhiều sức gợi sâu xa:
Mẹ già = Mẹ mất con : Trẻ đ già
Vợ yếu = Vợ mất chồng: Khoẻ đ yếu
Mẹ khóc con: Trướcđèn khuya
Vợ tìm chồng: Lúc bóng xế
 * Giọng văn bi thiết.
Hoạt động 2
(GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần 4)
Hoạt động 3
( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò)
- Gv yêu cầu Hs đánh giá khái quát những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Hs đọc ghi nhớ sgk
- Gv hướng dẫn hs luyện tập
- HS làm việc độc lập
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: “ Thực hành về thành ngữ, điển cố”
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
3-Phần 3: Thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn của tác giả:
- Chi tiết: Xác phàm vội bỏ; tấc đất ngọn rau ơn chúa; quan quân khó nhọc…đ nghĩa sĩ chỉ là những dân thường nhưng sẵn sàng dấy binh vì một lòng yêu nước
- Hình ảnh: Cỏ cây mấy dặm sầu giăng; già trẻ hai hàng luỵ nhỏ…--> vừa khái quát ước lệ, vừa biểu cảm mạnh mẽ.
- Từ ngữ, giọng điệu: đoái - nhìn; chẳng phải - vốn không; sống làm chi - thà thác…--> xót thương và khẳng định phẩm chất cao đẹp của nghĩa binh.
đThái độ có từ nhiều nguồn cảm xúc:
 + Nỗi tiếc hận cho người liệt sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở (Câu 24)
 + Nỗi xót xa của gia đình mất người thân yêu (Câu 25):
đ Một trong những câu văn hay nhất nói về nỗi đau mất mát trong chiến tranh vệ quốc xưa nay.
 + Sự căm hờn những kẻ gây nên nghịch cảnh éo le.
 + Niềm uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc.
đ Là tiếng khóc thương không của riêng tác giả mà của cả quê hương, của nhân dân, đất nước dành cho người liệt sĩ. Nó không chỉ gợi nỗi đau mà còn khích lệ lòng căm thù và ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở của những người nghĩa sĩ.
4. Phần 4:
 Tiếp tục nỗi xót thương và biểu dương công trạng người đã khuất
III- Tổng Kết 
- Qua bài văn tế, tác giả bộc lộ niềm tự hào về tinh thần yêu nước, khí phách quả cảm của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, đồng thời bày tỏ niềm cảm phục và xót thương sâu sắc đối với họ.
- Với tác phẩm này, NĐC được xem là người đầu tiên đưa hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân thành hình tượng trung tâm trong sáng tác VH.
- Là 1 trong những TP xuất sắc nhất của NĐC, “một trong những bài văn hay nhất của chúng ta” (Hoài Thanh)
IV. Luyện tập
- HS làm bài tập 2 SGK trang 65 
- GV hướng dẫn HS tái hiện lại hình tượng người nghĩa sĩ trong bài văn tế (Đặc biệt từ câu 10 đến 15).
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số: 24 ppct
Thực hành về thành ngữ, điển cố
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Giúp HS
 - Nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố, về tác dụng biểu đạt của chúng, nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật.
 - Cảm nhận được giá trị của thành ngữ và điển cố
 - Biết cách sử dụng thành ngữ và điển cố trong những trường hợp cần thiết
2.Kĩ năng:Có kĩ năng phân tích và sử dụng các thành ngữ, điển cố khi cần thiết
3.Thái độ:Thêm hiểu và yêu tiếng Việt
B.Chuẩn bị của GV và HS
 - SGK, SGV, thiết kế bài soạn, 
 - SGK, bảng phụ
C.Tiến trình bài dạy
 1.Kiểm tra bài cũ:
 2.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động1:
- HS chia nhóm nhỏ ( Theo bàn) trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi bài tập 1 cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
* Hoạt động2:
- HS chia 6 nhóm
+Nhóm1,2 trả lời câu thứ nhất
+Nhóm3,4 trả lời câu thứ hai 
+Nhóm5,6 trả lời câu thứ ba
- HS trả lời bằng bảng phụ sau đó cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
*Hoạt động3
- HS làm việc cá nhân trình bày trước lớp
- GV chốt lại
*Hoạt động4:
- GV hướg dẫn HS làm tại lớp câu đầu sau đó hướng dẫn HS về nhà làm tiếp những câu thơ còn lại
*Hoạt động5:
- HS chia nhóm nhỏ ( Theo bàn) trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi bài tập 5 cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
*Hoạt động 6:
- GV hướng dẫn
- HS làm việc cá nhân, tự làm bài 6,7
Hoạt động 7
( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò)
- GV chốt lại nội dung bài học
- HS về làm những bài tập còn lại
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
1.Bài tập1
+ “ Một duyên hai nợ” -> Một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con
+ “ Năm nắng mười mưa” -> Vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dầu nắng mưa
=> Các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm.
2.Bài tập2
+ “ Đầu trâu mặt ngựa” -> biểu hiện được tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thuý Kiều khi gia đình nàng bị vu oan
+ “ cá chậu chim lồng” -> biểu hiện được cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do
+ “Đội trời đạp đất” -> biểu hiện được lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào. Nó dùng để nói về khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải
=> Các thành ngữ trên đều dùng hình ảnh cụ thể và đều có tính biểu cảm: Thể hiện sự đánh giá đối với điều được nói đến.
3. Bài tập 3: 
+ “Giường kia”: Gợi lại chuyện về Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường khi bạn đến chơi, khi bạn về lại treo giường lên
+ “đàn kia” gợi lại chuyện Chung Tử Kì nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ỹ nghĩ của bạn. Do đó sau khi bạn chết, Bá Nha treo đàn không gẩy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình
-> Đặc điểm của điển cố: Chữ dùng ngắn gọn mà biểu hiện được tình ý sâu xa, hàm súc
-> Điển cố chính là những sự việc trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn, vào lời nói để nói về những điều tương tự
4. Bài tập 4
+ “Ba thu”: Kinh thi có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” ( Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu) -> câu thơ trong “Truyện Kiều” muốn nói khi KT đã tương tư TK thì một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba năm
+ “ Chín chữ”
+ “Liễu Chương Đài”
+ “ Mắt xanh”
5.Bài tập 5
- “ Ma cũ bắt nạt ma mới” -> ỷ thế thông thuộc địa bàn, quan hệ rộng...bắt nạt người mới đến lần đầu
Thay thế : bắt nạt người mới đến
- “ Chân ướt chân ráo” -> vừa mới đến còn lạ lẫm
- “ Cưỡi ngựa xem hoa” -> làm việc qua loa, không đi sâu đi sát, không tìm hiểu thấu đáo, kĩ lưỡng
Thay thế: Qua loa
=> Khi thay thế có thể biểu hiện được phần nghĩa cơ bản nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng và dài dòng hơn
6.Bài tập 6
VD : Nói với nó như nước đổ đầu vịt, chẳng ăn thua gì
VD : Mọi người đã đi guốc trong bụng anh rồi
7.Bài tập7
VD : Thời buổi bấy giờ thiếu gì những gã Sở Khanh chuyên lừa gạt những phụ nữ thật thà ngay thẳng
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số: 25-26 ppct
 chiếu cầu hiền.
(Ngô Thì Nhậm)
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta.Qua đó HS nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia
- Thấy được cách diễn đạt tinh tế bằng lời lẽ vừa tâm huyết vừa có sức thuyết phục cao và lập luận chặt chẽ của tác giả.
2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
3. Thái độ:	- Có ý thức trân trọng người hiền tài.
 B.Chuẩn bị của GV và HS
 - SGK, SGV, thiết kế bài soạn, 
 - SGK, bảng phụ
C. Cách thức tiến hành 
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
D.Tiến trình bài dạy
 1.Kiểm tra bài cũ:Tình cảm của tác giả và nhân dân đương thời đối với người nghĩa sĩ được thể hiện như thế nào trong 2 phần cuối bài văn tế ?
 2.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1
( hướng dẫn H/s tìm hiểu tiểu dẫn)
- HS đọc phần tiểu dẫn
- GV phát vấn HS trả lời
(?) Chỉ ra những nét chính về tác giả Ngô Thì Nhậm?
(?) Nêu hoàn cảnh ra đời. thể loại tác phẩm?
*Họat động 2:
(Đọc - hiểu văn bản.)
- HS đọc văn bản.
- GV chú ý cách đọc: Rõ ràng, chú ý những đoạn văn bày tỏ thái độ tình cảm của người viết. Những câu văn có hình ảnh.
- GV yêu cầu HS xác định bố cục của văn bản.
- HS chú ý những từ khó giải thích cuối chân trang sách.
(?) Tìm hiểu cách đánh giá của tác giả về vai trò và nhiệm vụ của người hiền như thế nào? Nhận xét về cách nêu vấn đề của người viết?
- HS chia nhóm nhỏ (theo bàn) trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi, cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
Hoạt động 3
 (Củng cố, luyện tập tiết1)
- GV chốt lại nội dung bài học
- HS ôn lại thể loại chiếu và nội dung văn bản “ Chiếu cầu hiền”
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả.
- Ngô Thì Nhậm (1764 – 1803), hiệu Hi Doãn.
- Người làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay: Thanh Trì - Hà Nội)
- 1775 đỗ tiến sỹ, từng làm quan dưới thời Lê Cảnh Hưng
- Khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2, ông đã theo giúp Tây Sơn. 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi, Ngô Thì Nhậm được cử làm Thị lang bộ lại. Là người được nhà vua tin dùng giao cho soạn thảo giấy tờ quan trọng.
2. Tác phẩm.
a.Thể loại: Chiếu
b. Hoàn cảnh ra đời.
-1788 Quang Trung tiến quân ra Bắc, tiêu diệt quân Thanh và bọn tay sai.Nhà Lê sụp đổ.
- Bề tôi nhà Lê mang nặng tư tưởng trung quân, phản ứng tiêu cực.
- Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết “Chiếu cầu hiền”- kêu gọi những người tài đức ra giúp dân giúp nước.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đọc.
- Bố cục:
 + “ Từng nghe.....người hiền vậy”: Vai trò và sứ mệnh của người hiền đối với nhà vua và đất nước
 + “ Trước đây....hay sao?” :Suy nghĩ của nhà vua về tình hình đất nước hiện tại, ước nguyện được nhiều người hiền ra giúp rập triều đình mà vua mới gây dựng nên
 + “ Chiếu này....bán rao” :Những yêu cầu và biện pháp cầu hiền, tuyển hiền cụ thể
Chiếu cầu hiền
 + Còn lại: Mong muốn và lời khích lệ nhười hiền của nhà vua
Phần 1
Từng nghe…sinh ra người hiền vậy
Phần 2
Trước đây thời thế suy vi…của Trẫm hay sao
Phần 3
Chiếu này ban xuống…mọi người đều biết.
2. Tìm hiểu văn bản
a. Cách xử thế của người hiền.
- Vai trò của người hiền tài được đánh giá cao bằng nghệ thuật so sánh “ như sao sáng trên trời cao”- là tinh hoa, tinh tú của trời đất non sông
- Phải do thiên tử sử dụng.
- Không làm như vậy là trái với đạo trời, trái với quy luật cuộc sống.
- Hình ảnh so sánh:
+ Người hiền như sao sáng trên trời.
+ Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc thần…
đ Dùng hình ảnh so sánh lấy từ luận ngữ. Có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với sĩ phu Bắc Hà. Đó là chân lí, là tất yếu, ý trời. Làm cơ sở cho việc chiêu hiền đãi sĩ: cầu hiền là việc làm hợp ý trời, lòng dân
Tiết 2
 1.Kiểm tra bài cũ:Nêu hoàn cảnh ra đời và nội dung chính văn bản “ Chiếu cầu hiền”
 2.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1
- GV kẻ mẫu bảng, yêu cầu HS chia 6 nhóm trao đổi thảo luận trả lời bằng bảng phụ
- GV chốt lại
(?) Tâm trạng của vua Quang Trung và tình hình thời thế được diễn tả như thế nào?
- GV phát vấn HS trả lời
*Hoạt động 2
(?) Vua Quang Trung có cách cầu hiền như thế nào?
- HS chia nhóm nhỏ (theo bàn) trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi, cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
(?) Cách kết thúc bài chiếu như thế nào?
- Hs trả lời cá nhân
Hoạt động 3
( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò)
- Hs đọc ghi nhớ sgk
- Hs nhận xét về tài đức của vua Quang Trung, nhận xét về nghệ thuật lập luận của Ngô Thì Nhậm
- HS học bài, soạn bài “ Xin lập khoa luật”
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
I. Tiểu dẫn.
II.Đọc – hiểu văn bản
1.Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
a. Cách xử thế của người hiền.
b. Thái độ và hành động của nho sĩ Bắc Hà - Tâm trạng của vua Quang Trung.
* Thái độ nho sĩ.
Thái độ nho sĩ
Sử dụng hình ảnh
Hiệu quả
- Bỏ đi ở ẩn.
- Giữ mình im lặng.
- Làm cầm chừng.
đ Bất hợp tác-uổng phí tài năng.
- Lấy ý trong Kinh Thi, Kinh dịch.
- Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng.
- Vừa châm biếm nhẹ nhàng, vừa tỏ ra người viết có kiến thức sâu rộng, có tài năng văn chương.
* Vua Quang Trung.
- Ghé chiếu lắng nghe.
- Ngày đêm mong mỏi.
đ Tha thiết trông chờ. Cách viết tế nhị, tình lí rõ ràng, có sức thuyết phục cao.
- Chỉ ra tính chất thời đại.
+ Trong trtiều còn nhiều thiếu xót.
+ Biên ải: chưa yên.
+ Nhân dân: chưa hối sức
+ Đức hoá chưa nhuần.
đ Khó khăn cần có hiền tài.
- Giọng điệu tha thiết, chi tiết cụ thể, cách nói giầu hình ảnh bày tỏ thái độ thành tâm, khiêm nhường nhưng cũng rất kiên quyết trong việc cầu hiền.
c. Cách cầu hiền của vua Quang Trung.
- Ai cũng có quyền tham gia không phân biệt quan , dân
- Cách tiế

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 11 CA NAM.doc