Giáo án Ngữ văn 11 - Tôi yêu em - Đặng Thị Thùy Linh

* Hoạt động 2

- GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản.

Nhận xét và đọc lại.

- Yêu cầu HS đọc diễn cảm.

- Trong hai câu đầu nhân vật tôi đã nói với em điều gì? Điều đó đợc thể hiện qua từ ngữ nào?

- Em có nhận xét gì về cách xng hô của nhân vật trữ tình?

- Nêu cảm nhận của em về tình yêu của chàng trai?

- Tình yêu chân thành của chàng trai đã mang lại cho cô gái điều gì?

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tôi yêu em - Đặng Thị Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Người soạn: Đặng Thị Thựy Linh
tôi yêu em
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng.
- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Puskin
2. Về kĩ năng
- Đọc - hiểu văn học theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ : cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ.
3. Về thái độ
- Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- SGK Ngữ văn 11.
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm. Phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn.
3. Bài mới
Tình yêu đôi lứa vốn là đề tài muôn thuở của thi ca. Đặc biệt là những cuộc tình dang dở hoặc là tình yêu đơn phương từ một phía. Trong ca dao Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh của chàng trai:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc.
Em có chồng anh tiếc lắm thay.
Cũng trong cảnh ngộ đó, nhưng để lại phía sau sự bi lụy, ta bắt gặp tiếng thơ hoàn toàn bình tĩnh, đầy cao thượng trước sự hững hờ của giai nhân mà mình tôn thờ. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Tôi yêu em của Puskin để thấy rõ hơn điều này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1
- HS đọc tiểu dẫn SGK. Tóm tắt nội dung. GV chuẩn xác kiến thức.
- Em hãy nêu những nét chính về tác giả Puskin ?
+ Tên tác giả, năm sinh, năm mất.
+ Gia đình và quê hương.
+ Con người và cuộc đời.
+ Sự nghiệp sáng tác
+ Đánh giá
- Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
* Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản.
Nhận xét và đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm.
- Trong hai câu đầu nhân vật tôi đã nói với em điều gì? Điều đó được thể hiện qua từ ngữ nào?
- Em có nhận xét gì về cách xưng hô của nhân vật trữ tình?
- Nêu cảm nhận của em về tình yêu của chàng trai?
- Tình yêu chân thành của chàng trai đã mang lại cho cô gái điều gì?
-Em hãy nhận xét hành động của chàng trai : chàng trai có hai sự chọn lựa, một là tiếp tục gửi gắm tình yêu của mình tới cô gái, hai là dứt bỏ tình yêu của mình để người mình yêu được thanh thản. (Nỗi đau khổ của người yêu say đắm mà phải từ bỏ tình yêu).
- Tâm trạng của chàng trai khi yêu được thể hiện như thế nào?
- Em hãy phân tích những cung bậc cảm xúc đó?
- Cách thổ lộ tình yêu của nhân vật trữ tình như thế nào?
- Sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí trong con người nhân vật trữ tình là gì ?
- Diễn biến phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ?
- Chàng trai được cầu nguyện cho cô gái điều gì?
- Tại sao nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị ?
- Lời bộc lộ của chàng trai nhằm vun đắp hay chối bỏ tình yêu?
- Sức hấp dẫn của bài thơ xuất phát từ đâu
- Em học được điều gì qua bài thơ?
* Hoạt động 3
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu học sinh tổng kết. GV định hướng chuẩn kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837).
b. Gia đình và quê hương
- Gia đình : Sinh ra trong một gia đình quý tộc.
- Quê hương : Mikhailoxcone.
c. Con người và cuộc đời
- Mê làm thơ từ nhỏ. Có người đã tiên đoán cậu bé sẽ là một khổng lồ thi ca trong tương lai .
- Viết thơ chống lại Nga hoàng. Năm 1820 - 1824 ông bị bắt và phải đi đày đến phương Nam xa xôi.
- 1826, ông mãn hạn tù và trở về Matxcova.
- 28/1/1837, để bảo vệ danh dự, ông chấp nhận lời đề nghị đấu súng với Dangxten và ông bị thương nặng. 31/1/1837, Puskin qua đời.
d. Sự nghiệp sáng tác
- Thể loại : Thơ, tiểu thuyết, kịch, trường ca.
- Tác phẩm : SGK.
- Nội dung : Thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu. Là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.
e. Đánh giá : Mặt trời của thi ca Nga, là nhà thơ vĩ đại ‘có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga’.
2. Bài thơ
- Bài thơ có liên quan đến nữ nhân vật Ôlênhia - con gái ông viện trưởng viện Hàn lâm nghệ thuật Nga, nơi Puskin thường xuyên lui tới. Nhà thơ ngỏ lời yêu, nhưng cuộc tình không thành. Hình ảnh cô gái luôn là nguồn cảm hứng trong thơ Puskin.
- Bài thơ viết năm 1829, được in trong tập Những bông hoa phương Bắc, xuất bản 1930, lúc nhà thơ 30 tuổi.
- Bài thơ vốn không có nhan đề - Puskin không đặt nhan đề cho bài thơ. Tôi yêu em là nhan đề do người dịch tự đặt căn cứ vào mạch tình cảm của bài thơ.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu bài thơ
a. Tình yêu thầm kín của nhân vật trữ tình
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
- Là lời khẳng định của chàng trai : tôi đã yêu em và vẫn còn mãi yêu em. Chàng trai giãi bày tình cảm của mình không hề vòng vo : tôi yêu em.
- Cách xưng hô của nhân vật trữ tình :
+ Anh yêu em : thân mật, gần gũi, không dungd với hoàn cảnh (chàng trai yêu đơn phương).
+ Tôi yêu cô : xa cách.
+ Tôi yêu em : vừa gần gũi lại vừa xa lạ, chất chứa tình cảm đằm thắm, thiết tha
- Tình yêu đó bắt nguồn từ sự chân thành, giọng điệu trầm lắng, dè dặt, ngập ngừng, cách nói không hoa mĩ, giản dị trong cách diễn đạt để nhằm khẳng định : tình yêu chưa hoàn toàn tắt lụi trong tôi.
- Tình yêu ấy trước kia điên dại, mê say, đến bây giờ vẫn âm thầm cháy trong tim. Tình yêu bền vững, thủy chung, say mê trong thầm lặng, bất chấp thời gian, bất chấp em có thể đồng ý hay không.
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
- Mạch thơ đột ngột thay đổi, khẳng định tình yêu không mang lại hạnh phúc cho em thì phải chấm dứt, trả lại sự thanh thản cho tâm hồn em. Đây là một lời tự nhắc nhủ dứt khoát rất điềm tĩnh, đúng mực, vị tha nhưng lại chứa chất những xúc cảm đang bị ghìm nén, bao nỗi niềm của người yêu đơn phương.
- Lý trí muốn chối bỏ, tình yêu lại tuôn trào : Ngọn lửa tình / không muốn em bận lòng. Chàng trai chế ngự con tim mình bằng lí trí, là sự tự dằn lòng, dừng bước trong âm thầm, khổ đau.
đ Hành động rất cao thượng : Tình yêu là tự nguyện, là hiến dâng, là hi sinh. Mong cho người mình yêu hạnh phúc. 
à Đó chính là văn hóa tình yêu!
b. Tình yêu mãnh liệt của nhân vật trữ tình
- Điệp ngữ tôi yêu em không chỉ nói liền mạch cảm xúc, tâm trạng mà tiếp tục khẳng định và giãi bày tình yêu đơn phương.
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
- Thẳng thắn bộc lộ tình yêu của mình, rất đời thường, giống như bao tình yêu khác : âm thầm / không hi vong / rụt rè / hậm hực / ghen.
- Đau khổ khi yêu mà không được đền đáp, yêu mà không hi vọng. Tình yêu khổ sở vì bị thói ghen tuông giày vò. Tình cảm rất con người, đầy phức tạp và đa cung bậc xúc cảm.
- Nhịp thơ 5/3, 3/5 nhanh dồn dập hơn diễn tả sắc thái đa dạng của tình yêu. Kết cấu lúc - khi thì diễn tả những khoảnh khắc thành thực, phơi bày sự yếu mềm mà cháy bỏng cuồng nhiệt trong câm lặng, đắm đuối, rối bời, lo âu, tháp thỏm của trái tim phập phồng, loạn nhịp, vì yêu đến khốn khổ.
- Nhân cách của nhân vật trữ tình được bộc lộ ở hai câu thơ cuối : 
Tôi yêu êm, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
- Câu thơ hay nhất, sáng tươi sau bao sóng gió, tình yêu ấy vẫn vẹn nguyên dù bao đau khổ.
- Câu thơ cuối bất ngờ xuất hiện nhân vật thứ 3 trong bài thơ : Cầu em được người tình : Cách nói đẩy ra, kéo vào, từ chối mà khẳng định. Không yêu được vẫn chúc phúc cho người yêu. Coi hạnh phúc của người yêu là hạnh phúc của mình.
đ Một tình yêu cao thượng, bao dung, nó vượt qua thói ích kỷ tầm thường hàng ngày, tình yêu 
chỉ cho mà không hề nhận. Tình yêu khiêm nhường, tế nhị, trong sáng vì nó vượt qua được thói ích kỉ thường gặp trong tình yêu.
ị Là sự vun đắp cho tình yêu - nhân vật trữ tình như muốn nhắn nhủ : em hãy sáng suốt trong việc lựa chọn người yêu và tình yêu chân thành đồng thời cũng ngấm ngầm thách thức : chẳng có ai khác yêu em được như tôi đã yêu em vậy tại sao đôi ta lại để tuột mất một mối duyên lành, quý giá không thể tìm thấy ở đâu.
Từ chối để khẳng định, một cách nói đẩy ra để kéo vào để người tình có một tình yêu xứng đáng. Cách nói này gần với câu ca dao :
Người về em dặn người rằng
Đâu hơn người kết, đâu bằng đợi em.
nhân cách vị tha, cao thượng.
c. Sức hấp dẫn của bài thơ
- Bài thơ là một bức thư tình - một thông điệp nghệ thuật, người gửi là tôi, người nhận là em - cách nói thông thường.
- Bài thơ hấp dẫn bởi sự vươn tới cái cao cả trong tâm hồn : chàng trai đã, đang và vẫn còn yêu nhưng biết nghĩ đến niềm vui của bạn hơn nỗi buồn của mình, vượt lên thói thường ích kỉ, nhỏ nhen để hướng đến tình yêu chân thành , cao thượng.
III. Kết luận
- Bài thơ tình đặc sắc, bộc lộ một tình yêu riêng tư, sôi nổi, chân thành, cao thượng của nhân vật trữ tình, một tình yêu âm thầm của một trái tim thủy chung.
- Đề cao phong cách tình yêu : Chân thành đằm thắm mà không thô thiển mù quáng, thiết tha say sưa mà vẫn tỉnh táo và cao thượng.
- Bài thơ thể hiện rõ tài năng điêu luyện của một mặt trời thơ Nga. Puskin xứng đáng với tên gọi thân yêu của công chúng Nga: Nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu. 
4. Củng cố
- Nắm nội dung bài học.
- Tìm những nét tương đồng trong tình yêu với bài Tương tư (Nguyễn Bính).
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Soạn bài Người trong bao.

File đính kèm:

  • docTuan_26_Toi_yeu_em.doc
Giáo án liên quan