Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 96: Luyện tập tiểu sử tóm tắt - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thu Hà

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

* Cuộc đời

- A.X.Puskin (1799-1837) tên đầy đủ là A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin

- Xuất thân trong gia đình quý tộc ở Mát-cơ-va, nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với số phận của nhân dân, đất nước. Ông sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, dũng cảm đấu tranh chống chế độ độc đoán Nga hoàng.

* Sự nghiệp sáng tác

- Sự nghiệp đồ sộ, nhiều thể loại: thơ trữ tình, kịch, trường ca, truyện ngắn. -> Sáng tác của Puskin thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khát khao tự do và tình yêu, là tiếng nói Nga trong sáng thuần khiết nhất.

=> Puskin là “Mặt trời của thi ca Nga”, là “Mùa xuân của văn học Nga” trong các sáng tác của Puskin thể hiện tâm hồn Nga, cuộc sống Nga, con người Nga 1 cách chân thực nhất. ( Giecxen)

 

docx10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 96: Luyện tập tiểu sử tóm tắt - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Dương Quảng Hàm
Tiết: PPCT 92
Ngày soạn: 03/03/2016
Ngày dự kiến dạy:
Lớp dự kiến dạy: 
GVHD: Nguyễn Thị Cẩm Thơ
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà
Đọc văn: 	
TÔI YÊU EM
	- A. X. Pu-skin -
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một hồn Nga, một tâm hồn thơ
- Nắm bắt được những nét đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển Pus- kin: giản dị, tinh tế, hàm súc
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
3. Về thái độ
- Tôn trọng tình yêu thủy chung, chân thành, cao thượng
- Hình thành quan niệm tốt đẹp, đúng đắn và ứng xử có văn hóa trong tình yêu
II. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp
Diễn giảng, đàm thoại gợi mở, thảo luận, đọc hiểu,...
2. Phương tiện
- GV: SGK Ngữ văn 11 tập 2, thiết kế bài giảng, bảng viết, tài liệu tham khảo...
- HS: SGK, vở soạn, vở viết...
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(5’)
Đọc thuộc bài thơ “Từ ấy”, niềm vui sướng, say mê của nhà thơ khi được đón nhận lý tưởng của Đảng được biểu hiện như thế nào?
3. Bài mới
Lời vào bài:
Tình yêu là niềm giao cảm kỳ diệu, là những rung động bất tận của những trái tim đa cảm cho đến nay tình yêu vẫn còn là những hiện tượng đầy bí ẩn mà loài người vẫn chưa tìm hiểu được cho thấu đáo. Trong thi ca Việt Nam đã có rất nhiều thi sĩ viết về tình yêu, đặc biệt là tình yêu đôi lứa. Ta bắt gặp một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, mạnh mẽ của Xuân Quỳnh:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Tình yêu mang hương vị đồng quê mộc mạc của Nguyễn Bính:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn đông
Một người chín nhớ mười thương một người
Nắng mưa là chuyện của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
Xuân Diệu, ông hoàng thơ tình Việt Nam đã diễn tả tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Thi sĩ khẳng định:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”...
Đó là tình yêu qua con mắt của những thi sĩ Việt Nam, vậy thi sĩ nước ngoài cảm nhận thứ tình cảm đặc biệt đó như thế nào. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua kiệt tác trữ tình của Puskin “Tôi yêu em”.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Hãy nêu 1 vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Puskin?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
+ Xuất thân
- GV dẫn: “Tôi yêu em” là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới, làm nên sự bất tử của thiên tài Puskin. Vậy bài thơ tình này được sáng tác trong hoàn cảnh nào, kết cấu bài thơ ra sao? Ta đi tìm hiểu phần 2. Tác phẩm
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
- Gv hướng dẫn hs đọc bài thơ (giọng đọc chân thành, đằm thắm)
? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
* Cuộc đời
- A.X.Puskin (1799-1837) tên đầy đủ là A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin
- Xuất thân trong gia đình quý tộc ở Mát-cơ-va,  nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với số phận của nhân dân, đất nước. Ông sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, dũng cảm đấu tranh chống chế độ độc đoán Nga hoàng.
* Sự nghiệp sáng tác
- Sự nghiệp đồ sộ, nhiều thể loại: thơ trữ tình, kịch, trường ca, truyện ngắn... -> Sáng tác của Puskin thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khát khao tự do và tình yêu, là tiếng nói Nga trong sáng thuần khiết nhất.
=> Puskin là “Mặt trời của thi ca Nga”, là “Mùa xuân của văn học Nga” trong các sáng tác của Puskin thể hiện tâm hồn Nga, cuộc sống Nga, con người Nga 1 cách chân thực nhất. ( Giecxen)
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Lúc ở Petecbua năm 1828, Puskin ngỏ lời cầu hôn với 1 thiếu nữ xinh đẹp tên là Ô-lê-nhi-a nhưng không được đáp lại. Năm 1829 bài thơ ra đời để bày tỏ tình cảm chân thành của nhà thơ.
b. Bố cục: 2 phần
- Bốn dòng đầu: Mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình
- Bốn dòng sau: Nỗi đau khổ và sự cao thượng trong tình yêu.
HĐ 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
? Mở đầu bài thơ bằng ba tiếng “Tôi yêu em”. Cách mở đầu đó có gì đặc biệt?
? Tại sao lại dùng cách xưng hô “Tôi- em” mà không phải cách xưng hô khác? (Tôi- chị, tôi- cô, anh- em)
- HS trả lời
- Gv nhận xét, bổ sung:
+ Tôi - chị: tạo sự trang trọng quá mức, khó gần
+ Tôi - cô, nàng: thể hiện mối quan hệ xa lạ, có khoảng cách lớn giữa hai người
+ Anh - em: thể hiện quan hệ gần gũi, thân thiết, một tình yêu đã hình thành. Nhưng dùng anh thì lại hình như chưa được phép, chưa dám, chưa thể
? Ý nghĩa cụm từ “chừng có thể” ở đây là gì
? Em có nhận xét gì về giọng điệu ở đây? Nhận xét về ý nghĩa đặc biệt của các dấu câu?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
+ Dấu “:” mang ý nghĩa diễn giải, thú nhận, trần tình, tình cảm của nhân vật trữ tình -> làm nhịp thơ đứt quãng, cảm xúc thơ dàn trải, đứt quãng
- Dấu “;” ở câu thứ hai, ngắt 2 câu thơ thành hai ý thơ vừa đồng đẳng vừa đối lập
? Hình ảnh “ngọn lửa tình” diễn tả điều gì?
? Nhận vật tôi bộc lộ “chưa hẳn”- “đã tàn phai” nhằm nói về điều gì?
? Qua đó, em hiểu gì về tình yêu của chàng trai?
- Gv liên hệ những câu thơ trong “Tự hát” của Xuân Quỳnh:
Trong cái hữu hạn, ngắn ngủi của cuộc đời, tình yêu đã trở thành vĩnh cửu:
Em trở về đúng nghĩ trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi đã chết rồi
- Gv dẫn: Sau lời khẳng định tình yêu ở hai dòng thơ đầu, mạch cảm xúc đã có sự thay đổi. Từ lời giãi bày tình yêu nhân vật tôi đã chuyển thành sự kìm nén của xúc.
? Ở đây ta thấy rõ sự mâu thuẫn trong dòng thơ. Theo em, nhân vật trữ tình đã bộc lộ mâu thuẫn gì? Những dấu hiệu nào cho em biết điều đó? (Gợi ý: từ “nhưng”, “không”, “chẳng muốn”, “bận lòng”, “bóng u hoài”)
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung liên hệ với những câu thơ “Yêu” của Xuân Diệu:
Khi tình yêu không được đáp lại nó sẽ mang đền những cơn đau nỗi cô đơn:
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều xong chẳng nhận bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết...
- Gv chốt ý: 
Quan niệm tình yêu: tình yêu phải có sự kết hợp giữa cảm xúc và lí trí. Tình yêu không có chỗ cho sự ép buộc, nó phải xuất phát từ trái tim, từ tình cảm chân thành cả hai phía. Trong tình yêu tôn trọng người mình yêu cũng chính là tôn trọng bản thân mình.
? Từ quan niệm về tình yêu mà tác giả đưa ra, em có suy nghĩ gì với tình yêu thời nay? Tình yêu có lí trí không, hay chỉ có tình cảm?
- HS liên hệ với bản thân
- Gv nhận xét
- GV dẫn: Nếu bốn dòng thơ đầu là mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng thì bốn dòng thơ sau diễn tả nỗi khổ đau và sự cao thượng trong tình yêu của nhân vật tôi.
Mặc dù nhân vật tôi đã dùng lí trí để kìm chế cảm xúc, dập tắt tình yêu để giữ sự thanh thản cho em, nhưng tình cảm lại không nghe lời, nhân vật tôi khổ đau, dằn vặt. Dòng thơ 5,6 diễn tả nỗi khổ đau, dằn vặt đó của nhân vật tôi. Những dấu hiệu nào cho em biết điều đó?
? Điệp ngữ “tôi yêu em” có tác dụng gì?
? Em có nhận xét gì về nhịp thơ? Cấu trúc “lúc...thì...”?
? Yêu thường đi đôi với ghen. Em suy nghĩ gì về lòng ghen? Lời tự nhận như vậy bộc lộ tâm trạng như thế nào của nhân vật trữ tình?
- HS trả lời
- GV bổ sung:
Ghen là một biểu hiện của tình yêu. Nhưng xét về bản chất ghen là biểu hiện của tình yêu ích kỷ. Lòng ghen tuông dễ làm cho con người mất bình tĩnh, không sáng suốt phân biệt đúng- sai, tốt- xấu, dễ dẫn tới bi quan, chán nản, tuyệt vọng và thấp hèn.
Trong thi ca Việt Nam, Nguyễn Bính nói về ghen:
“Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng bước chân nào được dẫm lên
Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi!
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi!
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi!”
? Em có nhận xét về những từ “âm thầm”, “không hy vọng”, “hậm hực”, “rụt rè”, “ghen”?
- GV: Liệu nhân vật trữ tình trong bài thơ có bị nỗi ghen tuông hạ thấp không? Ta đi theo dõi tiếp mạch cảm xúc đó ở hai dòng thơ cuối.
? Điệp ngữ “tôi yêu em” xuất hiện lần 3 ở dòng thơ thứ bảy nói nên điều gì?
? Em hiểu yêu chân thành, đằm thắm là yêu như thế nào? (gợi ý: có phải tình yêu ích kỷ, tình yêu vụ lợi...)
- GV dẫn: Từ tình yêu chân thành, đằm thắm, tôi “cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.
?Lời chúc của nhân vật trữ tình nói lên điều gì?
? Tại sao có thể nói lời chúc của bài thơ là bất ngờ và hàm chứa nhiều ý vị? Những ý vị đó là gì?
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình
* Hai dòng đầu: lời giãi bày, thổ lộ tình yêu của nhân vật trữ tình
- Mở đầu bằng lời tự nhủ trực tiếp, chân thành, không ồn ào, mà trầm lắng giản dị “Tôi yêu em”
- Cách xưng hô “Tôi- em” : 
+ Đại từ “em”: nhà thơ dễ dàng bộc lộ tình yêu của mình + cách xưng hô “tôi”: giữ khoảng cách-> tạo nên cách xưng hô vừa gần vừa xa, vừa rụt rè, vừa đằm thắm -> tinh tế
- “Chừng có thể” - biểu hiện tính chất khó xác định của tâm hồn, tình cảm trong nhân vật trữ tình. 
- Giọng thơ: dè dặt, ngập ngừng giống như nhịp đập bất thường của trái tim đang thổn thức bởi trĩu nặng nỗi đau.
- “Ngọn lửa tình”: ẩn dụ ngọn lửa tình yêu -> khẳng định tình yêu còn rạo rực trong trái tim nhân vật trữ tình, rất tha thiết, mãnh liệt
- “Chưa hẳn” – “ đã tàn phai” cách nói phủ định -> khẳng định từ đáy sâu tâm hồn nhân vật trữ tình, tình yêu vẫn chưa hoàn toàn lụi tắt, vẫn dai dẳng cháy và vẫn còn được ấp ủ: tôi đã, đang và vẫn yêu em. 
-> Tiếng nói của trái tim chân thành, của tình yêu âm thầm, chung thủy, bền vững
* Dòng 3,4:: Sự kìm nén cảm xúc của nhân vật trữ tình
- “Nhưng”: hư từ chỉ sự mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc nhân vật trữ tình giữa lí trí > sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng là một tiếng nói đầy trân trọng với em
- “Không”, “chẳng muốn”: hư từ phủ định-> lí trí kìm chế cảm xúc, dằn lòng: dập tắt “ngọn lửa tình”, khẳng định sự tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình.
- “Bận lòng”,”bóng u hoài” -> sự khéo léo trong quan hệ tình cảm của các nhân vật trữ tình: tôn trọng tình cảm người mình yêu, không muốn làm em buồn vì bất cứ lẽ gì, nhân vật tự chối bỏ tình yêu trong nỗi đau khổ, giằng xé.
-> Hai dòng thơ nhấn mạnh quyết định dứt khoát đầy tính lí trí của nhân vật trữ tình: tự buộc mình phải chối bỏ tình yêu của mình -> khẳng định tình yêu mãnh liệt
=> tình yêu phải có sự kết hợp giữa cảm xúc và lí trí. Tình yêu phải bắt nguồn từ hai phía.
2. Nỗi khổ đau và sự cao thượng trong tình yêu.
* Dòng 5,6: nỗi khổ đau, tuyệt vọng
- Điệp ngữ “tôi yêu em” -> nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ thơ -> khẳng định và giãi bày tâm trạng tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình sang những biểu hiện khác “âm thầm không hy vọng”
- Nhịp thơ nhanh, ngắt cách
- Cấu trúc: “lúc...thì...”-> trạng thái cảm xúc biến đổi dồn dập phơi bày sự yếu mềm mà cháy bỏng, cuồng nhiệt trong lặng câm, đắm đuối, bối rối, lo âu, thấp thỏm của trái tim phập phồng loạn nhịp vì yêu đến mụ người, đến khổ đau.
- Ghen: mặt ích kỷ của tình yêu -> nhân vật trữ tình rơi vào đáy sâu của nỗi đau khổ, dày vò, dằn vặt.
- Từ ngữ miêu tả tâm trạng: “âm thầm”, “không hi vọng”, “hậm hực”, “rụt rè”, “ghen” -> diễn tả những cung bậc cảm xúc của một trái tim yêu mãnh liệt, tuôn trào
-> Hai dòng thơ là sự giãi bày thành thực những cảm xúc của nhân vật trữ tình, đồng thời diễn tả nỗi tuyệt vọng của nhân vật trữ tình như rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau, dằn vặt
* Dòng 7, 8: sự cao thượng, chân thành
- Điệp ngữ “Tôi yêu em” lặp lại lần 3 khẳng định lại tình yêu trải qua nhiều sắc thái nhưng cuối cùng vẫn là “chân thành, đằm thắm”-> Chàng trai vượt qua nỗi ghen tuông ích kỷ, nỗi đau khổ dằn vặt để khẳng định tình yêu của mình
- “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”: chàng trai coi hạnh phúc của “em” như chính hạnh phúc của mình.
+ Lời cầu chúc biểu hiện sự chân thành, cao thượng trong tình yêu cuả nhân vật trữ tình
+ Trong lời chúc có sự so sánh nhằm khẳng định tình yêu đích thực của mình; luôn chân thành, không bao giờ lụi tắt, luôn dạt dào, sáng tươi..
+ Lời nhắn nhủ mang tính thông điệp của một trái tim cao cả: dù tôi không được em yêu, nhưng từ đáy lòng, tôi luôn cầu mong cho em được một người khác yêu em cũng chân thành, thủy chung và đằm thắm như tôi đã yêu em.
+ Với tình yêu thực sự chân thành và cao thượng, người ta hoàn toàn có thể thỏa mãn trong yêu hơn là được yêu
+ Lời tiếc nuối, xót xa, đồng thời tự tin đầy kiêu hãnh và ngấm ngầm thách thức: chả có ai khác yêu em được như tôi đã yêu em.
=> Lời cầu chúc đã đưa tình yêu lên ngôi. Làm chói sáng nhân cách của nhân vật “tôi” yêu tha thiết, mãnh liệt, trong sáng, cao thượng vô cùng.
HĐ 3: hướng dẫn tổng kết
? Nội dung
?Nghệ thuật
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng mà tinh tế
- Giọng thơ chân thực, thiết tha, thể hiện rõ những cung bậc tình cảm của một trái tim đang yêu
* Ghi nhớ (SGK- T60)
IV. Củng cố, dặn dò
- Học thuộc bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật bài thơ
- Soạn bài “Bài thơ số 28” của Tagor
V. Rút kinh nghiệm - bổ sung

File đính kèm:

  • docxTuan_26_Toi_yeu_em.docx