Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 85+86: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
- Cảnh vườn thôn Vĩ buổi ban mai:
+ Hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên”:
• Điệp từ “nắng”: ấm áp, chan hòa.
• “Mới”: tinh khiết, trong trẻo.
+ Màu sắc “mướt quá xanh như ngọc”:
• “Mướt quá”: TT + trợ từ chỉ mức độ → vẻ tươi tốt, căng đầy sức sống.
• “Xanh như ngọc”: cách SS làm hiện lên vẻ xinh xắn, quý phái của khu nhà vườn cùng chủ nhân của nó.
+ Đường nét “lá trúc che ngang”: duyên dáng thanh nhã.
→ Cảnh thiên nhiên được miêu tả từ xa đến gần hiện lên đầy vẻ thanh tân, tinh khôi, đầy sức sống.
+ Con người: “mặt chữ điền” → mang vẻ đẹp kín đáo, phúc hậu đặc trưng của người Huế.
Ngày dạy: //, lớp 11A Ngày dạy: //, lớp 11A Tiết 85-86 / tuần 23 ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Vẻ đẹp thơ mộng , đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống. - Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ : một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có hòa quyện giữa thực và ảo. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm cá nhân trước nỗi buồn, niềm khao khát tình đời, tình người của hồn thơ Hàn Mặc Tử. - Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người xứ Huế, về vẻ đẹp của hồn thơ Hàn Mặc Tử. - Tự nhận thức về giá trị cuộc sống từ cuộc đời và cảm xúc thơ Hàn Mặc Tử. 3. Thái độ - Có tình cảm yêu mến đối với quê hương, ĐN. - Yêu đời, biết trân trọng giá trị của sự sống. - Tỉnh cảm chân thành đối với con người. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: soạn bài giảng ứng dụng CNTT (nếu chuẩn bị được). 2. Học sinh: đọc phần tiểu dẫn, xem kĩ chú thích, chia bố cục, trả lời câu hỏi HDHB, xác định những từ ngữ cần PT, những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới O: Trong phong trào Thơ mới có một nhà thơ hết sức đặc biệt. Đặc biệt về tài thơ trác tuyệt, đặc biệt về cuộc đời bất hạnh, ngắn ngủi, về cái chết trong đau đớn và về cả những mối tình đơn phương, vô vọng. Nhưng chính những điều đó lại là một trong những nguồn cảm hứng để thi nhân viết lên những tuyệt tác. Hàn Mặc Tử với Đây thôn Vĩ Dạ là một trường hợp như thế (Gv mở slide 1). 2. Dạy nội dung bài mới ?Nêu mục tiêu cần đạt của bài học? HOẠT ĐỘNG CHUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hoạt động 1 (15’): Tìm hiểu chung. - Hs đọc SGK phần tác giả. - Gv giới thiệu thêm vài nét về cuộc đời HMT (lần lượt mở các slide 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) ? Rút ra nhận định về tác giả HMT? ? Xuất phát từ điều gì, HMT đã sáng tác bài thơ ĐTVD? Bài thơ có xuất xứ ntn? Hoạt động 2 (60’): Đọc – hiểu văn bản. - 1 Hs đọc bài thơ (giọng thay đổi theo dòng cx của NVTT). - Gv cho Hs nghe bản ngâm (slide 9). ? Có thể chia bố cục bài thơ ntn? ? Bài thơ được mở đầu ntn? ? Câu hỏi này là của ai? Nó có yn ntn? ? Việc đặt câu hỏi ngay ở đầu bài thơ như vậy nhằm mđ gì? ? Cảnh thôn Vĩ hiện lên qua hình ảnh gì? Khi nhắc đến hình ảnh đó, tg đã sd những bpnt gì? (Gv mở slide 10). ? Về màu sắc? (Gv mở slide 11) ? Đường nét? ? Cảnh được miêu tả trong một điểm nhìn ntn? Nó có đặc điểm gì? ? Trong bức tranh đó, yếu tố con người hiện lên qua hình ảnh gì? Nhận xét? ? Tn và con người ở đây hiện lên ntn? ? Xuất phát từ điều gì đã cho nhà thơ có cái nhìn như thế đv tn và con người nơi đây? ? Cảnh tn ở ĐT này được khắc họa ở mấy thời điểm? ? Tg đã sd những hình ảnh nào, những bpnt nào để miêu tả cảnh và tâm trạng của NVTT trong ĐT? (Gv gợi ý thêm để Hs trl) (Gv lần lượt mở slide 12, 13, 14) ? So với khổ thơ thứ nhất, em thấy ở ĐT này, tn và tâm trạng NVTT đã có sự chuyển biến ntn? ? Mở đầu khổ 3 là điệp ngữ “khách đường xa”. Em hiểu “khách đường xa” ở đây là ai? Cách gọi như thế nói lên điều gì về tâm sự nhà thơ? (Gv giải thích vì sao nhà thơ lại có sự mặc cảm như thế rồi dẫn vào hai câu kế) ? Màu “áo em trắng quá ở đây” có thể được hiểu ntn? (Gv mở slide 15) ? Em hiểu ntn về hình ảnh “sương khói mờ nhân ảnh”? (Gv mở slide 16) ? Từ sự ý thức về khoảng cách giữa mình và cô gái thôn Vĩ đã dẫn đến câu hỏi của nhà thơ ở cuối bài? Em hiểu tn về câu hỏi này? ? Khái quát lại khổ thơ này? Hoạt động 3 (10’): Tổng kết. ? Câu 4 – SGK. ? Bài thơ có ý nghĩa ntn? (Gv mở slide 17 để củng cố bài) TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - Hàn Mặc Tử là người có số phận bất hạnh. - Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới, là “ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên). 2/ Tác phẩm Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1938, in trong tập Thơ Điên (Đau thương), được khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ buổi bình minh và tình người tha thiết. - Câu hỏi tu từ: + Lời của cô gái thôn Vĩ: một lời trách móc nhẹ nhàng / một lời mời gọi tha thiết. + Lời của nhân vật trữ tình: một lời tự trách, tự hỏi. => Tạo một duyên cớ để khơi dậy hình ảnh đẹp đẽ về thôn Vĩ. - Cảnh vườn thôn Vĩ buổi ban mai: + Hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên”: Điệp từ “nắng”: ấm áp, chan hòa. “Mới”: tinh khiết, trong trẻo. + Màu sắc “mướt quá xanh như ngọc”: “Mướt quá”: TT + trợ từ chỉ mức độ → vẻ tươi tốt, căng đầy sức sống. “Xanh như ngọc”: cách SS làm hiện lên vẻ xinh xắn, quý phái của khu nhà vườn cùng chủ nhân của nó. + Đường nét “lá trúc che ngang”: duyên dáng thanh nhã. → Cảnh thiên nhiên được miêu tả từ xa đến gần hiện lên đầy vẻ thanh tân, tinh khôi, đầy sức sống. + Con người: “mặt chữ điền” → mang vẻ đẹp kín đáo, phúc hậu đặc trưng của người Huế. => Thiên nhiên và con người hài hòa làm hiện lên một bức tranh bình dị mà cao sang, thơ mộng; như một tiếng reo vui yêu đời của nhà thơ. 2. Khổ 2: Cảnh thôn Vĩ buổi chiều tối và niềm đau cô lẻ, chia lìa. - Lúc chiều tối: được thể hiện qua các hình ảnh: + “Gió theo lối gió, mây đường mây”: đối lập → rời rạc, chia lìa. + “Dòng nước buồn thiu”: nhân hóa → vừa tả thực (điệu chảy lững lờ của sông Hương) vừa hàm ẩn (thiên nhiên mang nỗi buồn của con người). + “Hoa bắp lay”: sự chuyển động khẽ khàng, mang nét buồn hiu hắt. → Tn phiêu tán gợi nỗi buồn bã, lo âu bởi dự cảm chia lìa. - Trong một đêm trăng: hình ảnh “thuyền trăng”, “bến sông trăng”: + Tả thực: gợi vẻ huyền ảo, thơ mộng. + Â.D: tượng trưng cho những hp viên mãn nhưng xa vời. - CHTT + “kịp”: câu hỏi đầy khắc khoải và ám ảnh, thể hiện niềm khát khảo sống, khát khao hp tha thiết. => Tn êm đềm mà xao động, thơ mộng mà u buồn thể hiện một niềm đau cô lẻ và t/y đến đau đớn hướng về cđ trần thế. 3. Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ. - Điệp ngữ “khách đường xa”: + Cô gái thôn Vĩ: hình ảnh cô gái hiện lên trong xa xăm, hơn nữa chỉ là một hình ảnh trong “mơ”. + Nhân vật trữ tình: tự xem mình là một vị “khách đường xa”. → vang lên như một tiếng kêu thảng thốt, một lời tự nhủ thể hiện sự mặc cảm về thân phận của nhà thơ. - Màu sắc “trắng quá nhìn không ra”: + Nghĩa thực: màu áo trinh nguyên của cô gái thôn Vĩ. + Nghĩa hàm ẩn: màu của tâm tưởng, của sự mặc cảm, xa cách. - Hình ảnh “sương khói mờ nhân ảnh”: + Tả thực: vẻ đẹp lãng mạn, huyền ảo của xứ Huế. + Â.D: tượng trưng cho thế giới ma quái, chết chóc; của sự ngăn cách với thế giới bên ngoài làm cho tình đời, tình người trở nên khó hiểu và xa vời. - CHTT + đại từ phiếm chỉ “ai”: vừa để hỏi vừa để trl: + “Tôi biết tình em có đậm đà?”: sự hoài nghi về tình cảm của cô gái thôn Vĩ, của người xứ Huế. + “Em biết tình tôi có đậm đà?”: sự khẳng định về tình cảm của mình đv cô gái thôn Vĩ, cảnh Huế, người Huế. => Hình ảnh thơ mờ ảo, lời thơ thảng thốt thể hiện sự nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Trí tưởng tượng phong phú. - Nghệ thuật so sánh, nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ - Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 2/ Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện bức tranh phong cảnh thôn Vĩ và lòng yêu đời, ham sông mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. 3. Củng cố ? Qua bài học em có suy nghĩ gì? (Gv mở slide 18 và kết thúc bài học) 4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà - Học bài, học thuộc lòng bài thơ. - “ĐTVD vừa đem đến cho người đọc bức tranh thiên nhiên đặc trưng cho hoa cỏ núi sông một vùng miền Trung nước Việt, vừa cho người ta thấy được vẻ đẹp lãng mạn của t/y thời Thơ mới”. Anh/chị hiểu ntn về ý kiến trên? - Xem bài Chiều tối, Lai Tân, đọc kĩ phần tiểu dẫn và 3 bản của mỗi bài thơ, xác định những từ ngữ và bpnt cần PT ở mỗi bài thơ, trl câu hỏi HDHB và HDĐT. * Bạn nào cần giáo án trọn bộ hoặc HK2, kể cả giáo án 12 (chính khóa, tự chọn, phụ đạo, ôn tập), giáo án 10 (chính khóa, tự chọn, phụ đạo), SKKN để tham khảo thì liên hệ với mình qua số 0995.071658. Giáo án của mình soạn theo hướng giảm tải cho HS, trình bày cô đọng để GV mình dễ dạy (không bị cháy giáo án), HS học khỏe mà người dạy cũng đỡ mệt, nhưng vẫn đảm bảo kiến thức. Mình là GV giỏi cấp tỉnh năm 2014. Tỉ lệ TN của mình năm 2015 cao hơn của tỉnh 5%.
File đính kèm:
- 85-86.doc.docx