Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 83: Đọc văn Tràng Giang (Huy Cận)

 Thơ Huy Cận thể hiện lòng khao khát với cuộc sống, thể hiện sự hoà điệu giữa hồn người và tạo vật, giữa cá thể và nhân quần. Vì thế thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng và triết lí.

-Tác phẩm tiêu biểu:

* Trước CM tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca.

* Sau CM tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa.

- Thơ Huy Cận hàm xúc, giàu chất suy tưởng triết lí.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 9156 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 83: Đọc văn Tràng Giang (Huy Cận), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp 11A3
Lớp 11A4
	Tiết 83: Đọc văn
TRÀNG GIANG
(Huy Cận)
	I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
	1. Kiến thức:
	- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Tràng Giang và tâm trạng của nhà thơ.
	- Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: Sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại: tính chất suy tưởng, triết lí,
	2. Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình thơ đặc trưng thể loại.
	- Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, cảm nhận nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ của tác giả.
	II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
	1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
 2. Học sinh: Soạn bài, SGK
	III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
	- Đọc hiểu, phân tích, tổng hợp.
	IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
	3. Bài mới
Hoạt động 1 (1p) Khởi động
“Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”
	Khi tự khắc họa chân dung tâm hồn mình, trong tập thơ “Lửa thiêng” nhà thơ Huy Cận đã từng nói như thế. Nỗi buồn ấy đã bao trùm cả tập thơ và hội tụ ở bài thơ Tràng Giang – một trong những bài thơ tiêu biểu của hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng Tháng Tám. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay, để thấy được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, nỗi buồn sầu cảm của nhà thơ Huy cận được thể hiện như thế nào?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 (10p)
Tìm hiểu chung
HS đọc tiểu dẫn, GV định hướng cho HS ghi lại những ý chính.
GV: Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy nêu những nét chính về tác giả Huy Cận?
GV: Nêu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Cảm xúc của bài thơ được gợi từ cảnh sóng nước mênh mang của sông Hồng (lúc này nhà thơ đang học tại trường CĐ canh nông Hà Nội); Một thoáng nhớ nhà, nhớ quê cộng với thân phận người dân mất nước tạo đã tạo cảm hứng để Huy Cận viết bài thơ này! Đây là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận trước cách mạng. 
Hoạt động 3 (5p)
Đọc văn bản
GV hướng dẫn giọng đọc, gọi HS đọc và nhận xét
(Giọng đọc cần ung dung thư thái, hơi chậm, chú ý ngắt nhịp)
GV: Xác định bố cục của tác phẩm?
Hoạt động 4 (25p)
Hướng dẫn HS đọc – hiểu chi tiết
Thao tác 1 (5p)
Tìm hiểu nhan đề và lời đề từ.
GV: Em hiểu thế nào về nhan đề của bài thơ?
Tại sao “tràng giang” và “trường giang” đều có nghĩa là sông dài, nhưng tác giả lại dùng “tràng giang” chứ không dùng “trường giang”?
(chú ý cách hiệp vần)
GV: Em hiểu thế nào về câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”?
Thao tác 2 (20p)
Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ xuất hiện trong bài thơ.
GV: Em hãy tìm những chi tiết tác giả miêu tả dòng sông? Xác định nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dụng của nghệ thuật đó?
GV: Hình ảnh “củi một cành khô”, gợi cho em cảm nhận gì? Nghệ thuật nào được sử dụng ở đây?
GV: Bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ này được miêu tả bằng những hình ảnh nào? Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Tác dụng? 
(Chú ý từng câu thơ)
(Nhắc đến từ “đìu hiu” chúng ta cũng nên liên tưởng một chút tới hai câu thơ của “Chinh phụ ngâm” – “Non kì quạnh quẽ trăng treo – Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò”. Khắc họa cái không gian vắng lặng của buổi chợ chiều, tác giả đã đưa người đọc đến cái nỗi buồn xa xăm của mình. Sự xuất hiện của âm thanh “đâu tiếng làng xa”, vọng lên từ tâm tưởng, từ niềm khao khát của nhà thơ. Rồi từ đó, mà gợi lên cái không gian “nắng xuống trời lên sâu chót vót”. Tại sao tác giả lại không dùng “Cao chót vót” mà lại dùng “sâu chót vót”? Bởi lẽ, khi viết “sâu chót vót”, tác giả không chỉ muốn diễn tả độ cao của bầu trời mà còn muốn biểu hiện cảm giác chơi vơi, rợn ngợp của con người khi đối diện với cái hút sâu thăm thẳm của vũ trụ. Và cái hình ảnh của “sông dài trời rộng bến cô liêu” đã biến con người trở nên bé nhỏ trước không gian hoang sơ đó).
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
- Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Từ năm 1942, tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh, sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
à Thơ Huy Cận thể hiện lòng khao khát với cuộc sống, thể hiện sự hoà điệu giữa hồn người và tạo vật, giữa cá thể và nhân quần. Vì thế thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng và triết lí.
-Tác phẩm tiêu biểu:
* Trước CM tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca.
* Sau CM tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa...
- Thơ Huy Cận hàm xúc, giàu chất suy tưởng triết lí.
 2. Bài thơ “Tràng giang”:
- Xuất xứ: “Lửa thiêng”
- Hoàn cảnh sáng tác: Vào mùa thu năm 1939 khi đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
II. Đọc văn bản
1. Đọc
2. Bố cục
- Phần 1 (3 khổ đầu): Bức tranh thiên nhiên
- Phần 2 (Khổ 4): Tâm sự yêu nước thầm kín của tác giả
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhan đề và câu thơ đề từ.
a. Nhan đề:
- Từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài) à gợi không khí cổ kính.
- Hiệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.
à Gợi không khí cổ kính, khái quát à nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.
b. Lời đề từ:
- Cảnh: trời rộng, sông dài " không gian rộng lớn
- Tình: bâng khuâng, nhớ " nỗi buồn, nỗi sầu
=> Nhan đề và đề từ đã định hướng cho cảm xúc chủ đạo của bài thơ, đo là nỗi buồn trước không gian rộng lớn.
2. Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ.
a. Khổ 1:
- Hình ảnh: thuyền, nước, sóng,là những hình ảnh quen thuộc khi nói về dòng sông.
+ Sóng “gợn”: sóng nhẹ, lăn tăn
+ Láy “Điệp điệp”: hình ảnh con sóng nói tiếp nhau, đều đều lan tỏa, da diết triền miên.
+ Thuyền xuôi mái > < nước song song: Con thuyền buông trôi, vô định, hờ hững, dòng nước cũng hờ hững với thuyền.
+ Đối: thuyền về > < nước lại: thuyền và nước không gắn bó, sự đối lập tạo sự chia ly, xa cách.
=> Không gian rộng lớn, mênh mông, sự vật chia lìa, xa cách.
- “Củi/ một cành khô/ lạc mấy dòng” (ngắt nhịp 1/3/3)
+ “Một” gợi sự lạc lõng, khô héo.
+ Đảo ngữ: Củi một cành khô " nhấn mạnh sự bé nhỏ.
+ Một cành > < mấy dòng: Đối lập giữa không gian bao la, rộng lớn của sông nước với sự nhỏ bé, trơ trọi, mong manh của cành củi khô.
" Hình ảnh mong manh, nhỏ bé gợi sự liên tưởng đến kiếp người mong manh, vô định, trôi dạt giữa dòng đời.
=> Không gian sông nước mênh mông, rộng lớn, cảnh vật chia lìa.
b. Khổ 2.
- Câu 1:
+ “Lơ thơ cồn nhỏ”: cảnh vật hoang sơ, vắng lặng
+ “Gió đìu hiu”: gió nhẹ, man man buồn
" Nghệ thuật láy và đảo ngữ: Khắc họa thiên nhiên hoang vắng, thưa thớt.
- Câu 2:
+ Âm thanh: “đâu tiếng làng xa”, không trực tiếp, không phương hướng, không xác định.
+ Chợ chiều: chợ đã vãn người, ít người.
" Không gian tĩnh lặng, vắng bóng hoạt động của con người.
- Câu 3:
+ Nắng xuống > < trời lên: gợi cả chiều cao, chiều sâu, không gian ngược hướng đẩy xa nhau.
+ Sâu chót vót: thường dùng chỉ độ cao, cách diễn đạt mới mẻ mang giá trị tạo hình.
- Câu 4:
+ Sông dài > < trời rộng: Khôn gian mở ra chiều dài và chiều rộng.
+ Bến cô liêu: Con người trở nên bé nhỏ trước không gian hoang sơ, vắng lặng.
=> Không gian rộng lớn, vắng vẻ, tĩnh lặng, cảnh vật hoang sơ, hiu quạnh.
Hoạt động 5 (4p)
Hướng dẫn HS củng cố kiến thức, dặn dò bài mới
	4. Củng cố
	- Cảm nhận của em về khổ thơ 2?
	5. Dặn dò.
	- Tiếp tục tìm hiểu bài thơ, học thuộc lòng bài thơ.

File đính kèm:

  • docTRANG_GIANG_1_HUY_CAN.doc