Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Bé Hương - Tiết 37: Thao tác lập luận so sánh

* Nguyễn Tuân so sánh quan niệm “ soi đường” của Ngô Tất Tố với quan niệm của hai loại người :

- Loại người chủ trương cải lương hương ẩm : cải cách những hủ tục thì đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao.

- Loại người hoài cổ: trở về với cuộc sống thuần phác ngày trước với ngư – tiều – canh – mục thì đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện.

* Mục đích so sánh :

- Chỉ ra ảo tưởng của hai loại người trên : không thể cải thiện đời sống của người nông dân bằng hai cách trên.

- Làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố trong việc “soi đường” cho người nông dân.

( so sánh sự khác nhau giữa ba cách “soi đường”).

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6095 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Bé Hương - Tiết 37: Thao tác lập luận so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT
THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
Tuần : 10
Tiết 37
Ngày soạn : 16. 10. 2014
Ngày dạy : 20. 10. 2014
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
 - Nắm được vai trò của thao tác lập luận so sánh.
 - Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết mợt đoạn văn,bài văn nghị luận.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
- Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh
- Yêu cầu về một số cách so sánh trong văn nghị luận
 2. Kĩ năng :
- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong các văn bản.
- Viết các đoạn văn so sánh phát triển một ý cho trước.
- Viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác chính là so sánh
 3. Thái độ :
- Ý thức sử dụng thao tác so sánh vào viết một bài văn nghị luận
C. PHƯƠNG PHÁP : Phân tích ngữ liệu kết hợp với diễn giảng. HS thảo luận nhĩm.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp với bài mới.
3. Bài mới :
 Viết văn nghị luận cĩ thể kết hợp nhiều thao tác. Mỗi thao tác cĩ yêu cầu và cách thức riêng. Bài học hơm nay sẽ giúp ta tìm hiểu yêu cầu và cách thức sử dụng thao tác lập luận so sánh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
	YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc đoạn trích trong SGK /79 trả lời các câu hỏi: 
 + Xác định đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh?
 + Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh?
 + Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích? 
- Qua ví du,ï em hiểu thế nào là so sánh?
-Trong quá trình nghị luận, so sánh cĩ tác dụng gì? 
- Khi so sánh cần chú ý những yêu cầu gì?
* HS tìm hiểu ví dụ : SGK/ 80.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi : 
 + Nguyễn Tuân so sánh quan niệm “ soi đường” của Ngô Tất Tố với những quan niệm nào?
 + Căn cứ để so sánh?
 + Mục đích của sự so sánh?
* Qua tìm hiểu ví dụ trên em hãy rút ra cách so sánh?
- HS nhắc lại mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh; cách so sánh à Ghi nhớ.
- HS thực hành nhóm bài tập SGK/81:
 HS đọc đoạn trích, cho biết:
 + Trong đoạn trích Nguyễn Trãi đã so sánh “Bắc” với “Nam” về những mặt nào?
 + Từ sự so sánh đó có thể rút ra kết luận gì?
 + Nhận xét về sức thuyết phục của đoạn trích?
- GV nhận xét kỹ năng thực hành của HS, rút kinh nghiệm
- GV hướng dẫn HS nội dung học bài và soạn bài mới
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH :
 1. Tìm hiểu ví du ï: SGK /79.
- Đối tượng được so sánh : Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Kiều.
- Đối tượng so sánh : Văn chiêu hồn.
* Điểm giống : Viết về con người.
* Điểm khác : 
 - Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm : bàn đến một lớp người ( người phụ nữ, người cung nữ …).
 - Truyện Kiều : nói đến một xã hội người ( từ tài tử giai nhân, lưu manh ác bá, quan lại, đại thần , lính tráng, dân thường …).
 - Văn chiêu hồn : bàn đến cả loài người lúc sống và lúc chết.
* Mục đích so sánh trong đoạn trích : làm sáng tỏ lập luận của tác giả : Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, Văn chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào tận cõi chết.
2. Kết luận :
* Mục đích của thao tác lập luận so sánh :
- Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.
- So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
* Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh: 
- Khi so sánh cần đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí.
- Nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói / viết.
II. CÁCH SO SÁNH :
 1. Tìm hiểu ví dụ: SGK / 80.
* Nguyễn Tuân so sánh quan niệm “ soi đường” của Ngô Tất Tố với quan niệm của hai loại người :
- Loại người chủ trương cải lương hương ẩm : cải cách những hủ tục thì đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao.
- Loại người hoài cổ: trở về với cuộc sống thuần phác ngày trước với ngư – tiều – canh – mục thì đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện.
* Mục đích so sánh : 
- Chỉ ra ảo tưởng của hai loại người trên : không thể cải thiện đời sống của người nông dân bằng hai cách trên. 
- Làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố trong việc “soi đường” cho người nông dân.
( so sánh sự khác nhau giữa ba cách “soi đường”).
2. Kết luận về cách so sánh : 
- Các đối tượng được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó.
- So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng : so sánh hơn, so sánh khác … 
- Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, sâu sắc.
* GHI NHỚ: SGK/ 80.
III. LUYỆN TẬP :
Bài tập SGK/ 81
* So sánh:
- Giống nhau:
 Văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt.
- Khác nhau: 
 + Văn hóa: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
 + Lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia.
 + Phong tục: Cũng khác.
 + Chính quyền riêng : Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập.
 + Hào kiệt đời nào cũng có
* Kết luận :
Đại Việt là một nước độc lập, tự chủ; ý đồ muốn thôn tính, sáp nhập Đại việt vào Trung Quốc là hoàn toàn trái đạo lý không thể chấp nhận được.
à Đây là đoạn văn so sánh mẫu mực có sức thuyết phục cao.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
 1. Học bài : cần nắm được:
- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
- Cách so sánh
 2. Soạn bài : Phong cách ngơn ngữ báo chí. Yêu cầu :
- Làm rõ khái niệm, các đặc trưng của phong cách ngơn ngữ báo chí.
E. RÚT KINH NGHIỆM :
* Ưu điểm :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Tồn tại :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 10.doc