Giáo án Ngữ văn 11 Nâng cao - Tác phẩm Chữ người tử tù (3 tiết) - Năm học 2012-2013 - Hoàng Giang Quỳnh Anh
+Nổi tiếng với tài bẻ khóa vượt ngục→ là người có khát vọng tự do luôn rực cháy, là 1 con người có dũng khí, dám đương đầu và chiến thắg cường quyền, bạo lực
+ Dám đứng đầu bọn phản nghịch, đứng lên chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ
+Khi việc lớn không thành, Huấn Cao cũng không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực:
• Xuất hiện ở nhà lao trong tư thế của người đi đầu, dám làm dám chịu→ Tư thế rỗ gông (Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái)→ Huấn Cao không thèm để ý đến bọn tiểu nhân, coi thường cái chết, ung dung trong suốt những ngày cuối của cuộc đời oanh liệt
• Những ngày ở nhà lao: Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt, với những kẻ nắm giữ trong tay vận mệnh của mình → Huấn Cao khinh bỉ, miệt thị, mắng mỏ quản ngục (Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là người đừng đặt chân vào đây)
Người ta gọi là nhà Nho “vũ lực không khuất phục”, không điều gì làm khuất phục được dũng khí xuất chúng của nhà Nho
iáo viên: + SGK, giáo án, định hướng cho HS phong cách của Nguyễn Tuân nói chung, hướng dẫn HS chia bố cục của văn bản, các tình tiết cần lưu ý trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, những điều cần lưu ý trong khi phân tích, tìm hiểu 2 nhân vật: Huấn Cao, quản ngục... +Đọc Giảng văn văn học Việt nam bài của Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ (Đỗ Kim Hồi, NXB Giáo Dục, 1997)... +Chia HS thành 3 nhóm để có sự chuẩn bị nhóm trước +Trong cả năm học, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, từ 4-6 người, mỗi nhóm sẽ lần lượt phụ trách tìm hiểu 1 phần trong các bài học→ nhóm tiếp theo được phân công tìm hiểu, trình bày về tình huống truyện độc đáo - Học sinh: + Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân: thân thế sự nghiệp, tác phẩm chính, quan điểm nghệ thuật. + Tìm hiểu về tác phẩm Chữ người tử tù: đọc toàn bộ truyện, tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác,.. + Soạn bài theo hướng dẫn SGK + Tóm tắt tác phẩm + Mỗi học sinh tự tìm hiểu trước về 2 nhân vật: Huấn Cao, quản ngục theo định hướng của GV C. Phương pháp, phương tiện dạy học: 1. Phương pháp dạy học: - Sử dụng tích hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu, tái tạo, diễn giảng, đàm thoại, trong bài giảng, để học sinh có thể tích cực, chủ động tham gia vào bài học. 2. Phương tiện dạy học: Bảng, giáo án, SGK... D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định và tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hình thức: câu hỏi vấn đáp cho một, hai học sinh hoặc 1 nhóm học sinh; có thể làm bài 15 phút. - Câu hỏi: Tóm tắt tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, từ đó nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm. 3. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt GV: Dựa vào tiểu dẫn trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về nhà văn Nguyễn Tuân GV: Xuất xứ của Chữ người tử tù? - HS dựa vào định hướng trong SGK trình bày về con người, sự nghiệp, những tác phẩm chính, phong cách của Nguyễn Tuân... HS trả lời theo tiểu dẫn SGK I.TÌM HIỂU CHUNG: 1.TÁC GIẢ: +NGUYỄN TUÂN(1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. +Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân , Hà Nội. +Trước cách mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Tuân là cây bút văn xuôi trong thời kì cuối cùng của xu hướng văn học lãng mạn. Tác phẩm của ông thể hiện lòng yêu quí những truyền thống văn hóa của dân tộc(Vang bóng một thời), đồng thời thể hiện nỗi u uất của cuộc đời tù đọng(Rượu bệnh). +Sau cách mạng, Nguyễn Tuân hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp, viết “Đường vui”, “Tình chiến dịch”, “Tùy bút kháng chiến” và trong thời kì chống Mĩ ông viết “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”. +Nguyễn Tuân là một người rất mực tài hoa, uyên bác. Nhà văn am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là các môn nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu, +Nguyễn Tuân thường quan sát sự vật ở góc độ thẩm mĩ và mô tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. +Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; là cây bút có nghệ thuật độc đáo, có sở trường về loại tùy bút. 2.TÁC PHẨM: “Vang bóng một thời” + “Chữ người tử tù” ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”-là một truyện ngắn đặc sắc trong “Vang bóng một thời”,xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. +Nhân vật trong tác phẩm chủ yếu là các nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “thiên lương” và “ sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”. + Mỗi truyện dường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của những nhà nho tài hoa lỡ vận: chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, làm một chiéc đèn trung thu +Qua tập truyện này, nhà văn không chỉ thể hiện sự nuối tiếc của một thời quá vãng mà còn bộc lộ niềm trân trọng và tự hào về truyền thống lâu đời của dân tộc. GV hướng dẫn HS chia bố cục II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 1.Bố cục: “Chữ người tử tù” có thể chia thành ba đoạn: a.Đoạn 1: “Nhận được phiến trátlần nữa xem sao rồi sẽ liệu”; nỗi lo nghĩ, trăn trở của viên quản ngục khi biết tin ông Huấn Cao sẽ được giải đến. b. Đoạn 2: “Sớm hôm saumột tấm lòng trong thiên hạ”:thái độ tâm trạng của viên quản ngục và của Huấn Cao trong những ngày bị giam giữ tại nhà lao. c. Đoạn 3: “Đêm hôm ấykẻ mê muội này xin bái lĩnh”: Huấn Cao cho chữ và dặn dò viên quản ngục. GV: Tình huống truyện là gì? HS dựa vào kiến thức lí luận để trả lời 2.Tình huống truyện : 2.1. Lý thuyết tình huống: (theo TS Chu Văn Sơn) - Phát huy sở trường tư duy bằng hình ảnh hình tượng, có người sáng tác đã coi tình huống là "cái tình thế nảy ra truyện", là "lát cắt" của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo mộc, là "một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc", "khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại" (Nguyễn Minh Châu). Định nghĩa như thế là xoáy vào nghịch lí thú vị sau đây của tình huống : qua cái ngắn mà thấy được cái dài, qua một khoảnh khắc ngắn ngủi mà thấy được diện mạo toàn thể. Nghĩa là tính "đặc biệt điển hình" của cái tình thế cuộc sống chứa đựng trong đó. Đây là một tố chất thẩm mĩ tiềm ẩn của tình huống. - - Về bản thể: tình huống truyện, xét đến cùng, là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm theo lối lạ hoá. Nói "lạ hoá" có nghĩa là : + Nhà văn đã làm sống dậy trong sự kiện ấy một tình thế bất thường của quan hệ đời sống (quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào sự kiện, hoặc giữa nhân vật với ngoại giới). + Tại sự kiện ấy bản chất của nhân vật hiện hình sắc nét. + Tại sự kiện ấy ý tưởng của tác giả cũng bộc lộ trọn vẹn. →Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất thường của quan hệ đời sống. - Về hình tướng của nó, cần khu biệt với hai khái niệm giáp ranh : đỉnh điểm và hoàn cảnh điển hình. + So với "đỉnh điểm", tình huống truyện vừa có điểm tương đồng vừa có điểm dị biệt. Đỉnh điểm là một khâu của hệ thống cốt truyện. Nó chỉ được coi là "đỉnh điểm" trong quan hệ với các khâu còn lại như giới thiệu, thắt nút, phát triển và cởi nút. Nó là cái "đỉnh chót" của hàng loạt sự kiện và biến cố dệt nên cốt truyện. Còn "tình huống" lại là cái sự kiện bao trùm lên toàn bộ một tác phẩm truyện ngắn. Trong tình huống dường như có đủ các khâu của cốt truyện nhưng dưới dạng đã được nén lại. + So với "hoàn cảnh điển hình", tình huống truyện vừa rộng hơn vừa hẹp hơn. Rộng về diện hoạt động. Nếu "hoàn cảnh điển hình" là khái niệm chỉ nhất thiết tồn tại trong một phạm trù văn học là "văn học hiện thực", thì "tình huống truyện", với tư cách là hạt nhân của một thể loại, lại có mặt ở mọi phạm trù văn học. Còn hẹp về qui mô. "Hoàn cảnh điển hình" thường được tạo dựng từ hàng loạt sự kiện với một khung cảnh xã hội rộng dài, thì tình huống chỉ là một "khoảnh khắc", một "lát cắt", thâu tóm vào khuôn khổ mộ sự kiện nhỏ và trọn vẹn nào thôi. Nếu nhìn từ tương quan với hoàn cảnh cũng có thể định nghĩa : tình huống là sự cô đặc của một hoàn cảnh điển hình nào đó. - Về vai trò : Tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn. Nghĩa là nó quyết định đến sự sống còn của một truyện ngắn. Hãy nhìn vào hai dạng biến động cơ bản về qui mô của truyện ngắn : a) dạng mở rộng : khi một truyện ngắn có đến hai sự kiện "tranh nhau" đóng vai trò hạt nhân, vai trò quán xuyến, thì truyện ngắn đang "vươn vai" thành truyện dài ; b) dạng giản lược : khi một truyện ngắn co mình lại trong một số chữ hạn định để thành truyện cực ngắn, truyện mini, thì có thể thấy các thành tố khác của truyện như nhân vật, cảnh vật, lời trần thuật có thể giảm thiểu đến kiệt cùng, còn cái mà nó quyết giữ chính là tình huống. Mất "tình huống" nó có thể thành tản văn, thành tuỳ bút, thành thơ văn xuôi, thành kí, nghĩa là thành gì gì khác chứ quyết không thể còn là truyện ngắn. Mất tình huống tức là mất tính cách truyện ngắn. Vì thế mà có thể thấy vai trò của nó trong hai tương quan sau : + Với văn bản truyện ngắn : nó là nhân tố tổ chức của thiên truyện. Tức là nó bao trùm và chi phối các thành tố khác như nhân vật, cảnh vật, bố cục, kết cấu, lời trần thuật Nhìn ở chiều ngược lại, những thành tố kia châu tuần xung quanh để làm sống dậy cái tình huống này. Diện mạo của một truyện ngắn, xét đến cùng, là do tình huống quyết định. + Với người viết truyện ngắn : tạo được một tình huống đặc sắc, xem như đã có một tiền đề khá chắc chắn cho thành công của tác phẩm. Nghĩa là, để làm nên một truyện ngắn đầy đặn, người viết còn phải lo nhiều khâu khác như dựng người, dựng cảnh, lo tâm lí, lo đối thoại như thế nào nữa. Nhưng lo được tình huống rồi thì coi như đã có một hứa hẹn tin cậy. Sáng tạo tình huống truyện là phần việc cốt yếu của lao động truyện ngắn vậy. GV: Đối với Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân xây dựng tình huống truyện như thế nào? Tình huống ấy đặc sắc cho phong cách của Nguyễn Tuân hay không? GV gọi nhóm đã được phân công chuẩn bị nội dung tình huống truyện nêu ý kiến bổ sung HS suy nghĩ trả lời. Nhóm trả lời và bảo vệ quan điểm của mình 2.2. Tình huống truyện “Chữ người tử tù” - Tình huống gặp gỡ giữa một người viết chữ đẹp và một người mê chữ tại nhà tù - Xét trên bình diện nghệ thuật: là cuộc gặp gỡ giữa hai người tri âm – tri kỉ -Viên quản ngục-kẻ đại diện cho bạo lực và tăm tối nhưng lại rất khao khát ánh sáng của chữ nghĩa với Huấn Cao-người tử tù có tài viết chữ đẹp nổi tiếng. -Hai con người ấy gặp nhau giữa chốn ngục tù và trong một tình thế éo le: cuộc chạm trán giữa một tên đại nghịch, cầm đầu cuộc nổi loạn đang đợi ngày ra pháp trường với kẻ đại diện cho trật tự xã hội đương thời.Huấn Cao càng lạnh lùng, càng tỏ ra bất cần thì viên quản ngục lại càng cháy bỏng cái sở nguyện có được chữ của Huấn Cao.Và kịch tính đã lên tới đỉnh điểm khi ngục quan nhận được công văn khẩn của quan Hình bộ Thượng thư về việc chuyển các tử tù vào pháp trường trong kinh → Từ tình huống đó, vẻ đẹp của Huấn Cao thực sự ngời sáng cùng tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục. →sáng lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện chiến thắng cái ác,.. GV cho các nhóm lần lượt lên trình bày về hình tượng 2 nhân vật: Huấn Cao, viên quản ngục GV bổ sung, gợi ý và chốt lại kiến thức cho cả lớp HS đại diện các nhóm lên trình bày về các hình tượng nhân vật dựa trên định hướng: - Tên gọi / ngoại hình - Tài hoa/ khí phách/ thiên lương HS các nhóm khác lắng nghe, trong nhóm bổ sung, các nhóm khác phản biện 3. Tìm hiểu nhân vật 3.1. Hình tượng Huấn Cao: - Ý nghĩa tên gọi Huấn Cao: + Huấn đạo họ Cao +Là người viết chữ đẹp có tiếng ở tỉnh Sơn +Tham gia khởi nghĩa chống lại triều đình và bị kết án tử hình → Cái tên gợi cho ta liên tưởng tới hình mẫu của Cao Bá Quát: một nhà nho kiệt xuất, còn được biết đến với tên “Thần siêu thánh Quát”, tính tình phóng khoáng, tài năng hơn người, dám đứng lên khởi nghĩa chống lại triều đình Tài hoa: + Chữ Hán là loại chữ viết trong những khối vuông, là một loại chữ tượng hình viết bằng bút lông, mực tàu. Người ta thưởng thức cái đẹp của chữ, cái hay của nghĩa (các nhà Nho xưa viết chữ Nho thể hiện cái tâm, cái trí của mình), thường được treo ở những nơi trang trọng trong gia đình.→ Đây là thú chơi tao nhã của người xưa → Tài hoa của Huấn Cao thể hiện tầm vóc của người nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp: “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông Huấn là có được một báu vật trên đời”.. “người mà cả vùng tỉnh Sơn vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp Để có được con chữ của Huấn Cao, quản ngục và thơ lại đã phải dày công để biệt đãi Huấn Cao, chấp nhận cả những nguy hiểm tới tính mạng Khí phách: +Nổi tiếng với tài bẻ khóa vượt ngục→ là người có khát vọng tự do luôn rực cháy, là 1 con người có dũng khí, dám đương đầu và chiến thắg cường quyền, bạo lực + Dám đứng đầu bọn phản nghịch, đứng lên chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ +Khi việc lớn không thành, Huấn Cao cũng không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực: Xuất hiện ở nhà lao trong tư thế của người đi đầu, dám làm dám chịu→ Tư thế rỗ gông (Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái)→ Huấn Cao không thèm để ý đến bọn tiểu nhân, coi thường cái chết, ung dung trong suốt những ngày cuối của cuộc đời oanh liệt Những ngày ở nhà lao: Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt, với những kẻ nắm giữ trong tay vận mệnh của mình → Huấn Cao khinh bỉ, miệt thị, mắng mỏ quản ngục (Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là người đừng đặt chân vào đây) Người ta gọi là nhà Nho “vũ lực không khuất phục”, không điều gì làm khuất phục được dũng khí xuất chúng của nhà Nho Thiên lương trong sáng: + “Thiên lương”: bản tính tốt đẹp do trời phú cho + “Tính ông vốn khoản, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”, ông không để vàng ngọc, quyền thế mà ép mình viết chữ → không màng tới danh lợi trong cả cuộc đời. “Đời ta mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”→ Khi chưa hiểu rõ về con người của quản ngục, ông nhất định không chịu cho chữ, không dễ dàng cho chữ. Ông chỉ cho chữ quản ngục khi nhận ra tình yêu cái đẹp của quản ngục → áy náy của Huấn Cao “Ta cảm thấy tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” Huấn Cao ràng buộc mối quan hệ giữa mình và quản ngục là mối quan hệ tri âm – tri kỉ. Đây là mối quan hệ của nghệ thuật, của cái đẹp, để hướng tới những điều cao quý hơn Huấn Cao không chỉ là người anh hùng mà còn là một nguời nghệ sĩ chân chính, có tâm, có tài, có thiên lương trong sáng, bao dung, độ lượng, trân trọng con người, dù ở trong chốn bùn nhơ, vẫn trân trọng những điều thanh cao Cảnh cho chữ: +Thời gian: Đêm cuối cùng của người tử tù +Không gian: “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” + Việc cho chữ (sáng tạo cái đẹp, thưởng thức cái đẹp) – một thú vui thanh cao như vậy lại diễn ra trong cảnh lao tù bẩn thỉu, hôi hám +Người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp: cổ đeo gông, chân vướng xiềng và ngày mai phải chịu án chém → con người ấy vẫn mê say, toàn tâm cho cái đẹp, không chú tâm đến cái chết đang cận kề +Người tù: “đậm tô..”, “đỡ viên quản ngục..” → uy nghi lồng lộng, còn quản ngục, thơ lại “khúm núm, run run”, “vái người tù”, “nước mắt chảy dài” (nước mắt nghẹn ngào!) → Đây không phải là thế giới của ngục tù: nơi mà bóng tối và tội ác ngự trị nữa. Đây là thế giới mà cái đẹp đang tỏa sáng. Cái đẹp chinh phục con người bằng con đường riêng, không phải bằng bạo lực, cường quyền. Nó lay động tâm hồn con người và nâng con người bước theo nó. Cái đẹp ở đây: Cái đẹp của nét chữ vuông, tươi tắn Cái đẹp của khí phách, thiên lương trong sáng của Huấn Cao, tài năng của ông Cái đẹp còn ở những người như quản ngục, thơ lại...: dù ở trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc,.. họ vẫn giứ được tấm lòng yêu thương và trân trọng cái đẹp. Để làm nổi bật sự chiến thắng của cái đẹp, Nguyễn Tuân đã sử dụng” Thủ pháp đối lập gay gắt: +Buồng giam chật hẹp, ẩm ướt >< cảnh cho chữ tài hoa + Ánh đỏ ngọn đuốc, màu trắng tinh của tấm lụa > < tăm tối của phòng giam ban đêm + Mùi thơm của chậu mực >< mùi phân chuột, phân gián +Người tù đĩnh đạc, đường hoàng với cái bút trong tay >< gông xiềng, kìm kẹp → Cái đẹp tỏa sáng chiến thắng cái xấu, cái ác Ngôn ngữ chắt lọc, tinh tế: từ Hán – Việt thích hợp với việc nói lại chuyện cũ, góp phần sống lại 1 thời vang bóng Chi tiết, hình ảnh sống động: Hình ảnh Huấn Cao lồng lộng, nước mắt của quản ngục Sự chiến thắng của cái đẹp, trên mảnh đất chết, cái đẹp vẫn nảy sinh, vẫn tỏa sáng. Chính cái đẹp tự tỏa sáng, tự chinh phục lòng người, vực con người ta đứng dậy đi theo nó, hướng thiện cho con người ta → quản ngục đã đi theo lời di huấn của Huấn Cao →Huấn Cao sẽ đi vào cõi bất tử, còn sống mãi.( Những con chữ cuối cùng trao cho quản ngục chính là hoài bão của cả cuộc đời, lời di huấn được bái lĩnh) Lời di huấn của Huấn Cao: chính là quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân: cái đẹp không thể tồn tại ở cùng cái ác, cái xấu. Cái đẹp phải gắn liền với cái thiện, người yêu cái đẹp trước tiên là có thiên lương Qua hình tượng Huấn Cao, ta hiểu thêm về Nguyễn Tuân: + Thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, tài hoa gắn với thiên lương +Luôn tôn vinh cái đẹp, bày tỏ sự đối lập với xã hội xấu xa đương thời +Kín đáo thể hiện sự ngưỡng vọng với những người xả thân vì nghệ thuật + Mong mỏi những điều tốt đẹp cho cuộc sống, cho con người + Mong mỗi con người hãy sống đẹp, cống hiến cho đất nước, quê hương 3.2. Hình tượng quản ngục: - Con người bổn phận vụ là viên quan coi giữ tù, là đại diện cho bộ máy cai trị của triều đình phong kiến nhưng, Nguyễn Tuân miêu tả quản ngục: “Người ngồi đấy đầu hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ” → Nét mặt hoàn toàn đối lập với chức - Con người nghệ sĩ của quản ngục: có sở thích cao quý và có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, bất chấp pháp luật và bất chấp sự khinh bỉ của Huấn Cao: + Trước khi Huấn Cao xuất hiện: Quản ngục nhận ra ngay từ cái tên → xúc động, nuối tiếc “ có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm” +Huấn Cao xuất hiện: Bọn tiểu nhân thị uy >< Quản ngục: điềm tĩnh, trân trọng +Huấn Cao trong ngục→ quản ngục cho người biệt đãi, đích thân vào tận buồng giam→ bị Huấn Cao mắng mỏ → quản ngục lễ phép, cam chịu, lùi ra -Khi Huấn Cao đồng ý cho chữ: + Quản ngục “khúm núm, run run”→ Huấn Cao cho lời khuyên → quản ngục nghẹn ngào, xúc động cao độ, “dòng nước mắt ứa dài” Qua nhân vật này, nhà văn muốn khẳng định: trong mỗi con người đều ản chứa tấm lòng yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính dù ở trong hoàn cảnh nào vẫn giữ được phẩm chất và nhân cách. Chính chi tiết “dòng nước mắt ứa dài” khiến cho nhân cách của quản ngục càng trở nên cao hơn, thiên lương trong sáng và đáng trân trọng hơn. GV tổng kết HS ghi chép 4. Tổng kết: 4.1.Nội dung: +Niềm tin và sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác. + Tác phẩm là bài ca bi tráng về sự bất diệt của thiên lương, của tài năng và nhân cách cao cả ở con người. + Tác phẩm nêu lên bài học về thái độ tôn trọng tài năng, phẩm giá con người vá vẻ đẹp của một tấm lòng trọng nghĩa, một cách ứng xử cao thượng, đầy tinh thần văn hóa. 4.2. Nghệ thuật: + Tình huống truyện độc đáo. +Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng cảnh, dựng người: như chạm khắc nhân vật rõ nét, ấn tượng, cảnh như cuốn phim quay chậm. + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, vừa cổ kính vừa hiện đại, có nhịp điệu riêng, truyền cảm III. Củng cố - luyện tập: Đề 1: Phân tích vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân Đề 2: Vẻ đẹp của nhân vật quản ngục và thơ lại Đề 3: Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục cuối truyện ngắn là sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng với sự phàm tục, sự nhơ bẩn của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ để làm sáng tỏ điều đó. IV. Kiểm tra đánh giá: Phát phiếu bài tập cho học sinh vào 5phút cuối giờ PHIẾU BÀI TẬP Câu 1: Dòng nào sau đây nêu rõ và đúng nhất những đóng góp có giá trị của Nguyễn Tuân về nghệ thuật viết truyện trong Chữ người tử tù? Đậm không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng nhiều, ngôn ngữ giàu chất tạo hình Tình huống truyện độc đáo, không khí đậm chất cổ xưa, thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng nhiều, ngôn ngữ giàu chất tạo hình Tình huống truyện độc đáo, đậm không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, tương phản đuợc sử dụng nhiều Tình huống truyện độc đáo, đậm không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, tương phản được sử dụng nhiều, ngôn ngữ giàu chất hội họa Câu 2: Dòng nào sau đây CHƯA nêu đúng các nhân tố làm nên vẻ đẹp độc đáo của tính cách ông Huấn Cao trong Chữ người tử tù? Khí phách, tài hoa, thiên lương Chất anh hùng, chất nghệ sĩ Cái tài, cái dũng, cái thiên lương Cái ngông, cái bạo, cái tài Câu 3: Chi tiết nào trong các
File đính kèm:
- Tuan_11_Chu_nguoi_tu_tu.doc