Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 99: Thao tác lập luận bình luận
2-Bước 2: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận: Người bình luận nêu và bảo vệ quan điểm của riêng mình theo 1 trong 3 cách sau:
-Đứng hẳn về 1 phía mà mình cho là đúng, bác bỏ phía sai.
-Kết hợp phần đúng và loại bỏ những hạn chế của mỗi phía đi tới sự đánh giá công bằng, hợp lý.
-Đưa ra 1 cách đánh giá của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.
Ngày soạn: 18.3 Tiết 99 THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN I- Mục tiêu cần đạt: 1-Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu được mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận. - Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận. 2- Kĩ năng: RLKN lập luận bình luận. 3- Tư tưởng thái độ: HS xác định quyền và trách nhiệm của mỗi cá nhân tham gia giải quyết các vấn đề trong xã hội để trở thành người có ích cho cuộc sống. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc tư liệu tham khảo. - Thiết kế giáo án. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn. III- Hoạt động dạy học: 1’ 1- Ổn định tình hình lớp: 2- Kiểm tra bài cũ: không 3-Bài mới: Trong văn nghị luận, ngoài thao tác lập luận so sánh, còn thao tác lập luận bình luận – 1 hành động mà con người thường xuyên tiến hành trong c.sống. Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho chúng ta cách bình luận. -Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức 8’ 24’ 10’ HĐ1: Tìm hiểu mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bình luận. Hỏi: Mục đích của thao tác lập luận bình luận? GV đặt câu hỏi theo SGK (71). Hỏi: Rút ra kết luận: yêu cầu của thao tác lập luận bình luận? HĐ2: Cách bình luận. Hỏi: Bình luận phải nêu rõ thái độ, đánh giá của người bình luận. Nhưng có nên nêu thái độ và sự đánh giá đó khi chưa trình bày rõ về hiện tượng cần bình luận không? Vì sao? Nên trình bày hiện tượng (v.đề) cần bình luận như thế nào? Hỏi: Bước tiếp theo của thao tác lập luận bình luận là gì? GV gợi ý theo câu hỏi SGK. Hỏi: Với mỗi vấn đề cần bình luận, em bày tỏ nhận xét, đánh giá của mình theo hướng nào sau đây? Hỏi: Nêu bước thứ 3 của thao tác lập luận bình luận? HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập. Hỏi: Nêu khái quát nội dung bài học? GV khái quát, yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. GV hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố kiến thức. GV: Bình luận có phải là giải thích hay chứng minh không? Vì sao? HĐ1: Tìm hiểu mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bình luận. HS: trả lời. HS trả lời. HS: trả lời. HĐ2: Cách bình luận. HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời. HS trả lời. HS trả lời, khái quát vấn đề. HS trả lời. HĐ3: Tổng kết, luyện tập. HS nêu. HS đọc ghi nhớ SGK. HS luyện tập, củng cố kiến thức. I- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận: 1- Mục đích: Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học. 2- Yêu cầu: -Đưa ra được những nhận định, đánh giá đúng – sai; hay – dở và bàn bạc sâu rộng về vấn đề. -Những nhận định, đáng giá phải có cơ sở lý luận và thực tiễn mới có sức thuyết phục. -Quan điểm của người bình luận phải rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, bố cục phải mạch lạc, lời văn bình luận phải chính xác, trong sáng. II- Cách bình luận: Gồm 3 bước: 1-Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận: Người bình luận trình bày ngắn gọn, đúng, đủ, rõ về vấn đề bình luận. 2-Bước 2: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận: Người bình luận nêu và bảo vệ quan điểm của riêng mình theo 1 trong 3 cách sau: -Đứng hẳn về 1 phía mà mình cho là đúng, bác bỏ phía sai. -Kết hợp phần đúng và loại bỏ những hạn chế của mỗi phía đi tới sự đánh giá công bằng, hợp lý. -Đưa ra 1 cách đánh giá của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận. 3-Bước 3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận: -Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá. -Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống , lứa tuổi của mình và của người nghe bình luận. -Bàn về ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn, bất ngờ mà v.đề bình luận có thể gợi ra. III- Tổng kết, luyện tập: 1- Tổng kết: 2- Luyện tập: 1- Bài tập 1: -Mục đích của giải thích: giúp người khác hiểu vấn đề. -Mục đích của chứng minh là làm cho người ta tin. -Mục đích của bình luận: giúp người đọc, người nghe đánh giá hiện tượng (vấn đề) và bàn luận về ý nghĩa sâu rộng về vấn đề, về bản chất, lập luận bình luận là dành cho người đã biết, đã có ý kiến nhưng chưa thống nhất. =>Bình luận không phải là giải thích, không phải là chứng minh. 2- Bài 2: Bài viết có sử dụng thao tác bình luận vì: Đáng giá – bàn luận về ATGT. 2 4- Dặn dò: - Lập dàn ý cho đề: bình luận về lối sống của HS hiện nay: Lời ăn tiếng nói của 1 HS văn minh, lịch sự và Làm các bài tập còn lại. -Soạn: Về luận lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh). IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
File đính kèm:
- T99.doc