Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 85: Chiều tối (Hồ Chí Minh)

 -Thời gian: Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ.

 +Chim về rừng, ước lệ chỉ thời gian: chiều về – thời khắc cuối cùng của ngày cũng là chặng cuối cùng của 1 ngày đày ải. Thời khắc ấy gợi buồn vắng cô đơn.

 +Không phải là cánh chim bay (trạng thái vận động bên ngoài) mà là chim mỏi (trạng thái bên trong của sự vật) -> cảm nhận sâu sắc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 85: Chiều tối (Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10.02
Tiết 85 	Đọc văn:	CHIỀU TỐI 	 Hồ Chí Minh 
	(Mộ) 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Thấy được một vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.
-Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.
2- Kĩ năng: RLKN đọc – hiểu văn bản. 
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo, làm ĐDDH (Chép bài thơ).
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
	1- Ổn định tình hình lớp:
	2- Kiểm tra bài cũ: 	
1’	-Câu hỏi: Tình yêu con người và cuộc đời trong “Đây thôn Vĩ Dạ”?
6’	-Y/c: HS lựa chọn chi tiết làm rõ:
	- T/y con người: 
+Vẻ đẹp con người thôn Vĩ: dịu dàng, kín đáo, trung thực.
	+Tình cảm đậm đà mãnh liệt.
	- T/y cuộc đời: Bức tranh thôn Vĩ trong thời gian và không gian khác nhau: đẹp, thơ mông, êm đềm, hư ảo + suy tư, nỗi niềm.
	3-Bài mới: 
-Vào bài: Tố Hữu đã viết về Bác “Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
	 Mà thơ bay cánh hạc ung dung”
Đúng vậy, hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt nhưng Bác của chúng ta vẫn làm thơ, tiếng thơ ấy giúp mỗi chúng ta cảm nhận biết bao điều kì diệu trong trái tim và tâm hồn Người. “Mộ” là một bài tiêu biểu – kết tinh vẻ đẹp nghệ thuật trong “Nhật ký trong tù”.
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
6’
24’
6’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 Hỏi: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
 Hỏi: Hoàn cảnh ra đời bài thơ giúp em hiểu thêm gì về cảnh ngộ và tâm trạng của Bác?
 HĐ2: Đọc- hiểu văn bản.
 GV hướng dẫn đọc văn bản: giọng thư thái, ung dung.
 Hỏi: So sánh bản dịch với phiên âm?
 Hỏi: Xác định thể thơ?
 Hỏi: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? 
 Hỏi: Bức tranh thiên nhiên được phác họa gồm những hình ảnh nào? Ý nghĩa của h/a cánh chim?
 Hỏi: Chi tiết nào diễn tả sự cảm nhận tinh tế của tác giả?
 Hỏi: Chi tiết nào cho thấy sự hòa hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật?
 Hỏi: So sánh với chòm mây trong thơ Thôi Hiệu, thơ Nguyễn Khuyến?
 GV mở rộng: So sánh với thơ LýBạch: “Chúng điểu cao phi tận, cô vân độc khứ nhàn” (Chim bay vào cõi vô tận, mây bay nhàn tản thoát tục). Trong thơ Bác: ấm áp, đời thường, êm ả, thanh bình. 
 GV chuyển: 2 câu đầu là bức tranh thiên nhiên -> 2 câu sau: bức tranh đời sống, 2 câu đầu viễn cảnh đến 2 câu sau cận cảnh.
 Hỏi: Hình ảnh nào trong 2 câu thơ gợi cho em ấn tượng mạnh nhất? Vì sao? 
 Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật của câu thơ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? 
 Hỏi: H/a “lô dĩ hồng” gợi cho em cảm giác gì? Ý nghĩa của h/a này? 
 GV giải thích: thi nhãn (con mắt của thơ) nhãn tự (chữ có mắt).
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ?
 Hỏi: Nêu khái quát gái trị nội dung của bài thơ?
 GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
 GV hướng dẫn sơ lược, HS lắng nghe về nhà hoàn thành bài tập.
 HĐ1: Tìm hiểu chung.
 HS đọc tiểu dẫn.
 HS: trả lời.
 HS trả lời.
 HĐ2: Đọc- hiểu văn bản. 
 HS đọc bài thơ: phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
 HS đối chiếu, so sánh “cô vân” -> chòm mây; “ma bao túc” -> xay ngô tối.
 HS trả lời 
 HS phát hiện, trao đổi nhóm đại diện trả lời.
 HS phát hiện, trả lời.
 -Cánh chim mỏi = người tù mỏi mệt -> t/y thương mênh mông với vạn vật.
 -Thơ T.Hiệu: áng mây vĩnh hằng.
 -Thơ NK: tầng mây lơ lửng: mang bao nỗi khắc khoải mơ hồ của con người trước cõi hư không.
 HS: lắng nghe.
 HS phát hiện.
 HS: trả lời.
 HS: thảo luận nhóm.
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập:
 HS trả lời
 HS trả lời.
 HS: đọc ghi nhớ. 
 HS lắng nghe về nhà hoàn thành bài tập.
 I- Đọc – hiểu chung: 
 1- Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị bắt giam (13 tháng từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943).
 2 -“Chiều tối” là bài thơ thứ 31 (134 bài) thuộc tập “Ngục trung nhật ký” (tập thơ bằng chữ Hán) trên đường chuyển lao từ tỉnh Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu 1942.
 II- Đọc – hiểu văn bản:
 -So sánh phiên âm và bản dịch -> câu 2, 3 chưa sát.
 -Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.
 -Bố cục: 2 phần.
 +2 câu đầu: bức tranh thiên nhiên và cảm xúc.
 +2 câu sau: bức tranh đời sống.
 1- Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ.
 -Thời gian: Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ. 
 +Chim về rừng, ước lệ chỉ thời gian: chiều về – thời khắc cuối cùng của ngày cũng là chặng cuối cùng của 1 ngày đày ải. Thời khắc ấy gợi buồn vắng cô đơn.
 +Không phải là cánh chim bay (trạng thái vận động bên ngoài) mà là chim mỏi (trạng thái bên trong của sự vật) -> cảm nhận sâu sắc.
 +4 động từ: Quyện, qui, tầm, túc -> sự vận động của cánh chim. Không chỉ là hoạt động, hướng hoạt động mà là mục đích: về tổ nghỉ ngơi: gợi cảm giác ấm áp, sum họp, bình yên.
 -Không gian: Chòm mây cô đơn chậm chậm trôi giữa tầng không.
 +Bản dịch không diễn tả được vẻ đơn độc và nhịp bay chậm chậm của chòm mây.
 -Là chòm mây quen thuộc gợi cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của 1 chiều thu nới núi rừng. Với chòm mây ấy k/g như mênh mông vô tận và t/g như ngừng trôi.
 Chòm nây như mang hồn người: cô đơn lẻ loi, lặng lẽ, lững lờ trôi giữa k/g rộng lớn lúc trời chiều -> nỗi buồn chia lìa (mây ở lại, chim về rừng). 
 => Vài nét chấm phá đậm chất Đường thi có sức gợi lớn: T/g, k/g, cảnh vật, tâm trạng và phong thái ung dung, thanh thản cùng bản lĩnh kiên cường của người tù.
 2- Hai câu sau: Bức tranh đời sống.
 -Hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô.
 +Cảnh lao động bình dị, đời thường, dân dã, chân thực; cô gái trẻ trung, đáng yêu.
 +“xay ngô” con người trong lao động với vẻ khỏe mạnh, sống động, nổi bật, là trung tâm của bức tranh thơ.
 +Ma bao túc ở cuối câu 3, điệp lại ở đầu câu 4 -> láy vắt dòng: sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng diễn tả nhịp điệu tuần hoàn của cối xay, liên tục, không dứt -> con người chăm chỉ, cần mẫn.
 => Câu thơ gợi h/a, âm thanh, đường nét, đặc biệt cảnh sống lao động bình dị càng trở nên đáng quý, đáng trân trọng, đem lại cho người đi đường chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc.
 -H/a lò than đã rực hồng:
 +Tỏa ánh sáng, hơi ấm xua tan đêm tối, giá lạnh.
 +Cô gái, bếp lửa: sinh hoạt gia đình ấm áp, sum họp, nghỉ ngơi.
 ->Là hình ảnh bất ngờ mà hợp lý vì chiều tối, tối thì lò rực hồng (buổi chiều kết thúc, đêm về). Nhưng đêm tối mà không tối, ấm áp, bừng sáng bởi ngọn lửa hồng.
 -Từ “hồng” là nhãn tự của bài thơ: sự vận động chung trong thơ Bác đi từ bóng tối đến ánh sáng -> đó là cái nhìn tràn đầy lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân dân ở Bác. 
 III- Tổng kết, luyện tập: 
 1- Tổng kết:
 a- Nghệ thuật: 
 -Nghệ thuật tả cảnh vừa cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với thi liệu xưa cũ) vừa hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với hình ảnh dân dã, đời thường).
 -Ngôn ngữ gợi tả.
 b- Nội dung: 
 -Tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống.
 -Ý chí vượt lên hoàn cảnh. 
 2- Luyện tập: 
2’	4- Dặn dò: 
- Học thuộc bài thơ, nắm giá trị nội dung, nghệ thuật.
- Tìm hiểu thêm những bài thơ tiêu biểu trong “Ngục trung nhật kí”
- Đọc - soạn “Từ ấy” (Tố Hữu).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT85.doc