Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 80: Thao tác lập luận bác bỏ

 *Kết luận: sự suy diễn vô căn cứ.

 +Nghệ thuật: phối hợp câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ -> sức thuyết phục cao.

 -Ví dụ b), mục II, trang 25.

 +Luận cứ sai lệch: Nhiều đồng bào ta để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng: tiếng nước mình nghèo.

 +Cách bác bỏ:

 *Trực tiếp phê phán: lời trách không có cơ sở.

 *Phân tích bằng lý lẽ và dẫn chứng: ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo? Vì sao có thể dịch tác phẩm mà không thể viết?

 *Kết luận: sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 80: Thao tác lập luận bác bỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02.02
Tiết 80 	Làm văn: THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
- Biết cách lập luận trong bài nghị luận.
2- Kĩ năng: RLKN bác bỏ một ý kiến, quan niệm sai lầm. 
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng thái độ đứng trước những vấn đề trong cuộc sống. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo, làm ĐDDH (bảng phụ), Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1’ 	1- Ổn định tình hình lớp:
6’	2- Kiểm tra bài cũ: 
	-Câu hỏi: Trong “Vội vàng” Xuân Diệu đã bác bỏ quan niệm về thời gian của văn học trung đại như thế nào? Và đưa ra quan niệm mới ra sao?
-Y/c: 	- Bác bỏ quan niệm cũ: thời gian tuần hoàn.
	- Quan niệm mới: thời gian không tuần hoàn bởi tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại.
3-Bài mới: 
- Vào bài: Trong cuộc sống cũng như khi viết văn, biết cách bác bỏ những ý kiến sai trái hoặc thiếu chính xác là người có nhận thức đúng đắn, có tư duy sắc sảo.
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
8’
18’
10’
 HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
 GV: Treo bảng phụ (phần c mục II)
 Hỏi: Chỉ rõ ý kiến sai? Người viết dùng những lý lẽ, dẫn chứng nào để người đọc thấy rõ sự sai lệch đó?
 Hỏi: Hiểu như thế nào là bác bỏ? Mục đích, yêu cầu của lập luận bác bỏ?
 HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách bác bỏ.
 Hỏi: Trong 3 đoạn trích trên:
 -Luận điểm nào bị bác bỏ? Bác bỏ bằng cách nào?
 -Luận cứ nào bị bác bỏ? Cách bác bỏ?
 Hỏi: Vậy, cách thức bác bỏ như thế nào? 
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 Hỏi: Nêu mục đích, yêu cầu của lập luận bác bỏ và cách thức bác bỏ?
 GV nhận xét, bổ sung, yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
 Hỏi: Chỉ rõ ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở 2 đoạn trích trên?
 Cách bác bỏ và giọng văn của 2 tác giả? 
 HĐ1: Tìm hiểu mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
 HS: thảo luận, phát hiện, trả lời.
 HS: trả lời. 
 HĐ2: Tìm hiểu cách bác bỏ.
 HS đọc các vd a,b,c SGK.
 HS: thảo luận.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập:
 HS trả lời.
 HS đọc ghi nhớ.
 HS: đọc 2 đoạn văn ở bài 1.
 I- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ:
 1. Tìm hiểu ngữ liệu:
 -Ý kiến sai: tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi.
 -Lý lẽ và dẫn chứng bác bỏ ý kiến trên: Anh hút thuốc, những người gần anh bị nhiễm độc: vợ con, người làm cùng phòng ... bị đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư ...
 2- Mục đích, yêu cầu: 
 -Bác bỏ là bác đi, gạt đi, không chấp nhận.
 -Mục đích: Nghị luận là tranh luận để bác bỏ những q.điểm, ý kiến không đúng, bày tỏ và bênh vực những q.điểm ý kiến đúng đắn.
 -Yêu cầu: 
 +Dùng lý lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của 1 quan điểm, 1 ý kiến nào đó.
 +Thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, khách quan, đúng mực.
 II- Cách bác bỏ: 
 1. Tìm hiểu ví dụ: 
 -Ví dụ a), mục II, trang 24.
 +Luận điểm sai, bị bác bỏ: NDu là 1 con bệnh thần kinh.
 +Cách bác bỏ: lí lẽ, dẫn chứng:
 *Căn cứ vào di bút của thi sĩ: chỉ nói mắc bệnh (không nói bệnh thần kinh).
 *So sánh với các thi sĩ nước ngoài có trí tưởng tượng giống Nguyễn Du.
 *Kết luận: sự suy diễn vô căn cứ.
 +Nghệ thuật: phối hợp câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ -> sức thuyết phục cao.
 -Ví dụ b), mục II, trang 25.
 +Luận cứ sai lệch: Nhiều đồng bào ta để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng: tiếng nước mình nghèo.
 +Cách bác bỏ:
 *Trực tiếp phê phán: lời trách không có cơ sở.
 *Phân tích bằng lý lẽ và dẫn chứng: ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo? Vì sao có thể dịch tác phẩm mà không thể viết?
 *Kết luận: sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
 2- Các cách thức bác bỏ:
 -Là dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác -> nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.
 -Có thể bác bỏ 1 luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác ... của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy. 
 -Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan đúng mực.
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết: 
 Ghi nhớ SGK, trang 26.
 2- Luyện tập:
 Bài tập 1/26.
 -NDữ bác bỏ 1 ý nghĩ sai lệch; NĐThi dùng dẫn chứng bác bỏ quan điểm sai lệch: thơ là lời đẹp, đề tài đẹp.
 -NDữ: giọng văn dứt khoát, chắc nịch, NĐT giọng văn nhẹ nhàng tế nhị
 -> cách bác bỏ: cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn sát hợp.
 Bài 2/27: gợi ý HS làm ở nhà. 
2’	4- Dặn dò: 
- Nắm vững: + Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
	+ Cách bác bỏ.
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

File đính kèm:

  • docT80.doc