Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 77: Vội vàng (Xuân Diệu)

 -4 dòng thơ đầu:

 +Tôi muốn: cái tôi cá nhân bộc lộ. Điệp ngữ +nhịp thơ ngắn -> khát vọng mãnh liệt.

 +Tắt nắng, buộc gió: ước muốn táo bạo: điều khiển tạo hóa để màu đừng nhạt, hương đừng bay: muốn cái đẹp tồn tại vĩnh cửu ->T/y mãnh liệt, đắm say với c/sống.

 -8 dòng thơ tiếp: Hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống.

 +Thiên nhiên vừa gần gũi, thân quen vừa quyến rũ đầy tình tứ:

 *Ong bướm tuần tháng mật -> t/y trong những tháng ngày hạnh phúc nồng nàn, đắm say.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5093 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 77: Vội vàng (Xuân Diệu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14.01 
Tiết 77 	 Đọc văn:	VỘI VÀNG 	(Xuân Diệu) 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu được thể hiện qua bài thơ.
- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch lý luận chặt chẽ cùng với những sáng tạo độc đáo về ngh.th của nhà thơ.
2- Kĩ năng: RLKN đọc – hiểu tác phẩm thơ. 
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tình yêu cuộc sống. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo.
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
5’	2- Kiểm tra bài cũ: 
	Câu hỏi: Tâm hồn, cá tính Tản Đà qua “Hầu Trời”?
	Y/c: HS lựa chọn dẫn chứng làm rõ các ý cơ bản sau:
	- Ý thức về tài năng.
	- Biểu hiện cái “tôi” lãng mạn: bất hòa với hiện thực, thoát li hiện thực bằng mộng tưởng.
	- Rất “ngông”.	
3-Bài mới: 
XD là nhà thơ lớn của dân tộc, là nhà “thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” với nét phong cách nổi bật: sôi nổi, đắm say đến cuồng nhiệt. 
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
7’
25’
5’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 Hỏi: Nêu những nét chính về cuộc đời Xuân Diệu?
 Hỏi: Nêu một vài nét về sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu? 
 Hỏi: Nét nổi bật của thơ Xuân Diệu? Tìm dẫn chứng minh họa?
 GV gọi HS đọc bài thơ, xác định bố cục
 Hướng dẫn cách đọc: đúng cảm xúc và giọng điệu.
 HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu bài thơ.
 Hỏi: Nhận xét về câu, từ dùng? Hiệu quả nghệ thuật?
 Hỏi: Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào?
 Hỏi: Chi tiết, hình ảnh nào chứng tỏ th.nhiên được cảm nhận qua lăng kính t/y?
 Hỏi: Nhận xét về điệp ngữ “này đây” xuất hiện trong đoạn thơ?
 Hỏi: Cảm nhận của em về câu thơ “Tháng giêng ngon ... gần”?
 Hỏi: XD quan niệm về thời gian ntn? So sánh để thấy đây là quan niệm mới so với văn học trung đại?
 Hỏi: XD cảm nhận ntn về c.đời của mỗi con người?
 Hỏi: Quan niệm về thời gian chi phối cái nhìn của XD với cảnh vật ntn?
 Hỏi: Chỉ ra những nét mới trong quan niệm sống của XD về cuộc sông, tuổi trẻ và hạnh phúc -> tinh thần nhân văn của XD?
 Hỏi: Thái độ sống của XD? Thái độ sống ấy được biểu hiện ntn qua ngôn từ, điệp câu?
 Hỏi: Cảm nhận của em về câu thơ cuối?
 Hỏi: Nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ?
 HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết, luyện tập.
 Hỏi: Giá trị nổi bật của bài thơ? 
 GV nhận xét, khái quát, yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
 GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập SGK.
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 HS: đọc tiểu dẫn.
 HS: phát hiện, đưa dẫn chứng minh họa.
 HS: đọc bài thơ.
 HĐ2: Đọc – hiểu bài thơ.
 HS: trao đổi.
 Đọc 8 dòng thơ tiếp.
 HS: phát hiện.
 HS: thảo luận.
 Đại diện nhóm trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: phát hiện.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: nêu nhận xét.
HĐ3: Tổng kết, luyện tập. 
 HS nêu giá trị nổi bật của bài thơ (Nội dung, nghệ thuật).
 HS: đọc ghi nhớ. 
 HS về nhà luyện tập.
 I-Tìm hiểu chung: 
 1- Tác giả: (1916-1985).
 a- Cuộc đời:
 -Tên thật Ngô Xuân Diệu; XD, Trảo Nha: bút danh; cha là người Hà Tĩnh, mẹ ở Gò Bồi, Tuy Phước, lớn lên ở Qui Nhơn.
 -Là thành viên của Tự lực văn đoàn.
 -Hăng hái tham gia cách mạng, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
 b- Sự nghiệp: tài năng nhiều mặt.
 -Văn: Trường ca ; Phấn thông vàng.
 -Tiểu luận phê bình: 18 tập.
 -Bút kí: 6 tập.
 -Thơ (15 tập thơ, 7 tập thơ dịch): “Thơ thơ”, “Gởi hương cho gió” -> 1 nghệ sĩ lớn, 1 nhà văn hóa lớn, là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (H.Thanh): đem đến cho thơ ca 1 nguồn cảm xúc mới, 1 quan niệm sống mới, những cách tân nghệ thuật sáng tạo.
 +XD là ông hoàng của thơ t/y: T/y trong thơ XD đủ mọi hương sắc: ngây thơ, e ấp -> mãnh liệt -> cuồng nhiệt => ông là nhà thơ của t/y, của mùa xuân, của tuổi trẻ với nét phong cách nổi bật: cuồng nhiệt, đắm say.
 +Thơ XD có 2 tâm trạng trái ngược: thiết tha yêu đời yêu cuộc sống – buồn chán, hoài nghi, cô đơn.
 2. Bài thơ:
 -Xuất xứ: In trong tập “Thơ thơ” (1938) là 1 trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng.
 -Đọc – tìm hiểu bố cục.
 +Đọc
 +Bố cục: 3 đoạn.
 *Đoạn 1 (13 câu đầu): tình yêu cuộc sống trần thế thiết tha, mãnh liệt.
 *Đoạn 2 (câu 14 – câu 29): nỗi boăn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
 *Đoạn 3: còn lại -> lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng tuổi xuân.
 II- Đọc – hiểu chi tiết: 
 1- 13 câu thơ đầu:
 -4 dòng thơ đầu:
 +Tôi muốn: cái tôi cá nhân bộc lộ. Điệp ngữ +nhịp thơ ngắn -> khát vọng mãnh liệt.
 +Tắt nắng, buộc gió: ước muốn táo bạo: điều khiển tạo hóa để màu đừng nhạt, hương đừng bay: muốn cái đẹp tồn tại vĩnh cửu ->T/y mãnh liệt, đắm say với c/sống.
 -8 dòng thơ tiếp: Hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống.
 +Thiên nhiên vừa gần gũi, thân quen vừa quyến rũ đầy tình tứ:
 *Ong bướm tuần tháng mật -> t/y trong những tháng ngày hạnh phúc nồng nàn, đắm say.
 *Hoa của đồng nội xanh rì, lá cành tơ phơ phất: vẻ đẹp non tơ, mỡ màng dạt dào sức xuân, sưc sống.
 *Yến anh tình tứ trong khúc tình si.
 *Ánh sáng chớp hàng mi -> ánh sáng có hồn “người” hơn như cô gái chớp mắt ngỡ ngàng. 
 *Từ những hình ảnh cụ thể -> khái quát “Thần Vui hằng gõ cửa”: cách nói mới, sáng tạo -> cuộc sống đầy ắp niềm vui và hạnh phúc.
 *Điệp từ “này đây” như kể, tả -> tình yêu ngất ngây của tác giả với cuộc sống.
 -> XD nhìn th.nhiên qua lăng kính t/y, qua cặp mắt tuổi trẻ -> cảnh rất tình tứ tràn ngập xuân tình.
 +Con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của th.nhiên -> cái nhìn mới rất Xuân Diệu “Tháng giêng ngon...gần”.
 *Sự chuyển đổi cảm giác “ngon”.
 *So sánh độc đáo, cảnh vật, cuộc đời, năm tháng chín mọng, vô cùng hấp dẫn.
 2- 16 câu thơ tiếp theo: Nỗi băn khoăn của thi nhân. 
 -Quan niệm, cảm nhận về thời gian: 
 +Văn học trung đại quan niệm thời gian là tuần hoàn, vĩnh cửu.
 +Với XD thời gian là tuyến tính, 1 đi không trở lại, vũ trụ không ngừng vận động, thời gian luôn chảy trôi, mỗi giây phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn: Xuân đương tới ...
 -Băn khoăn về sự hữu hạn của đời người:
 +XD tranh luận với quan niệm cũ về thời gian: dẫu vũ trụ vĩnh viễn, thời gian tuần hoàn thì “tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại” “chẳng còn tôi mãi” ,“Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”, tiếc cả thiên đường trần thế.
 +Qua cái nhìn độc đáo của XD, mỗi khoảnh khắc trôi qua là 1 sự mất mát chia lìa, cảnh vật tiêu điều tàn lụi: gió hờn vì phải bay đi, chim sợ phai tàn ...
 => Quan niệm của XD xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ và thời gian, xét đến cùng là do sự thức tỉnh sâu sắc về “cái tôi” cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời, nâng niu trân trọng từng giây, từng phút của c.đời.
 3- Lời giục giã vội vàng cuống quýt để tận hưởng những giây phút tuổi xuân:
 -Quan niệm mới về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc: Thế giới này là đẹp nhất vì có con người,giữa tuổi trẻ và t/y. Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu -> biết hưởng thụ những gì cuộc sống ban tặng, hãy sống mãnh liệt, hết mình.
 -Thái độ sống: mau lên, vội vàng lên để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống:
 +Mau đi thôi: gấp gáp, hối hả, giục giã.
 +Ta muốn ôm, muốn riết, muốn say những động từ mạnh + nhịp thơ nhanh, dồn dập -> Thái độ sống vồ vập, riết róng thể hiện t/y mãnh liệt, đắm say “Thâu trong cái hôn nhiều”; khát khao được tận hưởng tất cả cao độ “chếnh choáng hơi men, đã đầy ánh sáng, no nê thanh sắc”.
 +Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi: từ dùng lạ biến cái vô hình thành hữu hình, tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân bằng vị giác, diễn tả t/y vồ vập, mãnh liệt -> nét phong cách rất Xuân Diệu.
 -Nghệ thuật: 
 +Hình ảnh táo bạo, đầy cảm giác.
 +Ngôn từ: làn sóng ngôn từ vừa đan nhau vừa cộng hưởng theo chiều tăng tiến; nhiều động từ mạnh tăng tiến -> đắm say, tính từ ->xuân sắc, điệp từ, điệp cú.
 +Nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, cuồng nhiệt.
 III-Tổng kết, luyện tập: 
 1- Tổng kết:
 Ghi nhớ (SGK Ngữ văn Tập II, tr.23).
 2- Luyện tập:
 -Nhận định chủ yếu nói về lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt trong thơ XD. Lòng yêu đời đó xuất phát từ hai nguồn cảm hứng và cũng là đề tài xuyên suốt trong thơ XD trước cách mạng: tình yêu và tuổi trẻ. Dù ở tâm trạng nào, thơ XD cũng bộc lộ lòng yêu đời.
 -Phân tích “Vội vàng” và một số bài thơ khác của XD để chứng minh.
2’	4- Dặn dò: 
- Học thuộc bài thơ, xem lại bài học, nắm giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Làm bài luyện tập.
- Đọc soạn: Nghĩa của câu (tiếp theo).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT77.doc
Giáo án liên quan