Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 76: Hầu trời

 a- Kể về lý do, thời điểm lên hầu Trời:

 -4 dòng thơ đầu: Kể về 1 giấc mơ được lên tiên, lúc tỉnh mộng hãy còn bàng hoàng, mộng mà như tỉnh, hư mà như thực -> Tài hư cấu nghệ thuật độc đáo, sáng tạo gợi trí tò mò và sức hấp dẫn đặc biệt.

 -6 khổ thơ tiếp: (chữ nhỏ)

 +Tản Đà ngâm văn 1 mình trong đêm trăng, tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà khiến trời mất ngủ sai các tiên nữ mời thi sĩ lên đọc văn.

 -> Cái duyên được hầu trời của TĐà gắn liền với văn thơ, với ý thức cao về giọng ngâm văn tốt của mình, khao khát người tri âm tri kỉ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4507 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 76: Hầu trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10.01
Tiết 76 	 Đọc văn:	HẦU TRỜI	(Tản Đà) 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà (tư tưởng thoát li, ý thức về “cái tôi”, cá tính “ngông”) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX (về thể thơ, cảm hứng, ngôn từ).
- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà.
2- Kĩ năng: RLKN đọc – hiểu văn bản, tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. 
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn qua văn chương. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo.
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
5’	2- Kiểm tra bài cũ: 
	-Câu hỏi: Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào trong bài “Xuất dương lưu biệt” (Phan Bội Châu)?
	-Yêu cầu: HS nêu rõ:
	+Quan niệm về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ.
	+Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc.
	+Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ.
	+Khát vọng hành động và tư thể buổi lên đường.
3-Bài mới: 
“Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ 1 bản ngã, dám có 1 cái tôi” (X.Diệu), “là người dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì sắp sửa” (H.Thanh) 
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
7’
7’
15’
4’
4’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
 Hỏi: Nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Tản Đà?
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát.
 GV: Thơ văn T.Đà -> cái tôi lãng mạn bay bổng, phóng khoáng, ngông nghênh, sáng tạo tài hoa, độc đáo.
 Hỏi: Xuất xứ bài “Hầu Trời”
 HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu bài thơ.
 GV: đọc mẫu 1- 2 khổ.
 GV: Tản Đà thường hay nói về cảnh trời -> mô típ nghệ thuật có tính hệ thống trong thơ TĐ. Ông tự coi mình là “Trích tiên” (vị tiên trên trời bị đày xuống hạ giới về tội “ngông”) -> minh họa: Muốn làm thằng Cuội; Tống biệt.
 Hỏi: Xác định bố cục bài thơ?
 Hỏi: Nhận xét về cách vào đề của bài thơ? Hiệu quả nghệ thuật?
 Hỏi: TĐà đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe ntn? 
 -Cảnh tiên giới được miêu tả ntn? Cảnh đó tạo cảm hứng ra sao?
 -Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời.
 Hỏi: Em nhận xét ntn về cá tính, tâm hồn TĐà qua lời kể trên? 
 Hỏi: Em hiểu như thế nào về “ngông”?
 Hỏi: Cái “ngông” của TĐà được thể hiện ntn?
 Hỏi: Nhận xét về giọng kể của tác giả?
 Hỏi: Nhận xét về cách xưng danh của tác giả? Cách xưng danh đó có hiệu quả nghệ thuật gì?
 Hỏi: TĐà nói đến việc truyền bá “thiên lương” mà trời giao cho là có ý gì?
 Hỏi: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài có 01 đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn nào? Ý nghĩa? Theo em, hai nguồn cảm hứng này ở TĐ có liên hệ với nhau ntn?
 GV: TĐà rất nghèo khó “Chết trong cảnh nghèo đói, nhà cửa, đồ đạc bị chủ nợ tịch biên, chỉ còn cái giường mọt, cái ghế 3 chân, chồng sách nát và 1 be rượu”. Bức tranh hiện thực đó giúp ta hiểu thêm vì sao TĐ thấy đời đáng chán, muốn tìm tri âm nơi trời cao... ->cảm hứng lãng mạn và hiện thực đan cài khăng khít trong thơ ông.
 Hỏi: Thái độ của TĐà với hiện thực? Em lý giải rõ hơn về mối quan hệ giữa hiện thực và lãng mạn trong thơ TĐà?
 Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật bài thơ? Những nét mới trong thơ TĐà?
 Chú ý: thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật,...
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 GV yêu cầu HS khái quát nội dung bài học (Nội dung, nghệ thuật).
 GV yêu cầu 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
 GV hướng dẫn HS về nhà luyện tập.
 HĐ1: Tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
 HS: đọc tiểu dẫn.
 HS trả lời
 HS tham khảo thêm SGK.
 HS: lắng nghe.
 HS trả lời.
 HĐ2: Đọc – hiểu bài thơ.
 HS đọc văn bản.
 Phân biệt lời thoại với lời kể, lột tả được tinh thần phóng túng, pha chút ngông nghênh, dí dỏm.
 HS lắng nghe.
 HS trả lời.
 Đọc lại khổ thơ đầu.
 HS: trả lời. 
 HS phát hiện, trả lời.
 HS: thảo luận.
 HS: trả lời.
 *“Ngông”: Cá tính độc đáo, khác đời.
 *Trong văn chương, “ngông” biểu hiện thái độ phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, có tâm hồn không chấp nhận sự bằng phẳng đơn điệu nên thường phá cách, tự đề cao phóng đại cá tính của mình.
 HS: trả lời.
 HS trả lời
 HS trả lời
 HS phát hiện, trả lời.
 HS: lắng nghe.
 HS: thảo luận.
 HS: trả lời.
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập: 
 HS khái quát bài học.
 HS đọc ghi nhớ.
 HS lắng nghe và về nhà làm bài tập luyện tập SGK.
 I- Tìm hiểu chung:
 1- Tác giả:
 a- Cuộc đời:
 -Tản Đà (1889-1939) tên Nguyễn Khắc Hiếu, quê tỉnh Sơn Tây bên bờ Sông Đà, gần chân núi Tản Viên.
 -Là “con người của 2 thế kỉ”: kể cả lối sống, học vấn và sự nghiệp văn chương.
 -Là người đa tài, nổi tiếng là 1 con người “rất ngông” -> 1 cá tính độc đáo, 1 nhân cách thanh cao.
 b- Sự nghiệp: 
 -Thơ: Khối tình con I,II; Thơ Tản Đà.
 -Thơ và văn xuôi: Còn chơi.
 -Truyện: Giấc mộng con I,II; Giấc mộng lớn ...
 -Thơ ông là cầu nối giữa hai thời đại văn học: trung đại và hiện đại.
 2- Hầu trời: 
 -In trong tập “Còn chơi” xb 1921.
 -Bài thơ gồm 120 câu, trong tuyển tập Tản Đà chỉ có 114 câu.
 II- Đọc – hiểu văn bản:
 1. Đọc – tìm hiểu bố cục:
 a- Đọc: 
 b- Bố cục: 4 đoạn.
 -Lý do được lên hầu trời.
 -Kể về cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho trời và chư tiên nghe.
 -Lời trần tình với trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn.
 -Cuộc chia tay với trời.
 2- Đọc – hiểu chi tiết:
 a- Kể về lý do, thời điểm lên hầu Trời:
 -4 dòng thơ đầu: Kể về 1 giấc mơ được lên tiên, lúc tỉnh mộng hãy còn bàng hoàng, mộng mà như tỉnh, hư mà như thực -> Tài hư cấu nghệ thuật độc đáo, sáng tạo gợi trí tò mò và sức hấp dẫn đặc biệt.
 -6 khổ thơ tiếp: (chữ nhỏ)
 +Tản Đà ngâm văn 1 mình trong đêm trăng, tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà khiến trời mất ngủ sai các tiên nữ mời thi sĩ lên đọc văn.
 -> Cái duyên được hầu trời của TĐà gắn liền với văn thơ, với ý thức cao về giọng ngâm văn tốt của mình, khao khát người tri âm tri kỉ.
 +Được lên tiên là ước mơ từ lâu của thi sĩ -> cái ngông rất Tản Đà.
 b- Kể về cuộc đọc văn cho Trời và tiên nghe:
 -Cảnh tiên giới: cửa sơn đỏ chói, ghế bành như tuyết ...-> đẹp, trang nghiêm; Tiên ngồi im lặng.
 -> Không khí trang nghiêm phù hợp với việc đọc văn, tạo hưng phấn cho thi sĩ.
 -Buổi đọc thơ: 
 +Thi sĩ cao hứng và có phần tự đắc: “đắc ý đọc đã thích” “văn dài hơi tốt ran cung mây”; Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay”.
 +Trời và chư tiên xúc động, tán thưởng, hâm mộ “nức nở, lè lưỡi, chau mày , lắng tai đứng, vỗ tay” ...
 +Trời khen hết lời: văn thật tuyệt, lời văn đẹp như sao băng, khí văn hùng như mây chuyển, êm như gió thoảng ...
 -Cá tính và tâm hồn thi sĩ: 
 +Rất có ý thức về tài năng của mình: sự sốt sắng, đắc ý của tác giả – xưng tên họ -> Tự hào, sự khẳng định tài năng.
 Trước TĐà chưa ai nói trắng ra 1 cách đầy đủ cái hay, cái tuyệt của văn mình.
 +Táo bạo, đàng hoàng bộc lộ “cái tôi”- “cái tôi” rất cá thể.
 +Rất ngông: Cá tính độc đáo, khác đời.
 +Càng ngông hơn khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng, đồng thời thể hiện 1 thực tế: ở hạ giới văn chương rẻ như bèo, nhà văn bị khinh bỉ -> phải tìm tri kỉ ở tận trời cao.
 -Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngông nghênh, tự đắc.
 c- Trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn:
 -Cách xưng danh: tách tên họ, nói rõ bản quán, quốc tịch -> bản sắc, dấu ấn TĐà rất rõ, là sự khẳng định ý thức cá nhân, ý thức dân tộc của nhà thơ.
 -Tự cho mình là người của cõi tiên được trời sai xuống trần truyền bá “thiên lương” -> khơi dậy cái thiện của con người.
 TĐà ý thức về trách nhiệm với đời và khao khát được gánh vác việc đời -> lãng mạn nhưng không hoàn toàn thoát li cuộc đời.
 -Bức tranh chân thực, cảm động về cuộc đời TĐà và những văn sĩ: cơ cực, tủi hổ “nghèo khó, thước đất không có, văn rẻ như bèo ...”-> chua xót, bi hài.
 Văn chương là nghề kiếm sống mới, có kẻ bán, người mua, có thị trường tiêu thụ nhưng văn rẻ như bèo -> mâu thuẫn lý tưởng và thực tại.
 d- Cuộc chia tay với trời và chư tiên:
 -Tan mộng, bị ném về thực tại -> tiếc nuối, ngậm ngùi, 1 nỗi buồn man mác.
 TĐà – 1 hồn thơ lãng mạn, mang nặng cái sầu, mộng, ngông -> bất hòa với hiện thực tù túng, ngột ngạt khiến họ u uất, bất đắc chí, thoát li hiện thực bằng mộng tưởng. Bất hòa với xh càng sâu sắc thì giấc mộng thoát li càng đắm say, càng ngông -> bi kịch.
 3- Nghệ thuật: sáng tạo, hiện đại -> phong cách TĐà.
 -Thể thơ trường thiên tự do, tự sự xen trữ tình rất linh hoạt -> cảm xúc được bộc lộ rất thoải mái, tự nhiên, phóng túng.
 -Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm không cách điệu, ước lệ.
 -Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, tài hư cấu độc đáo: bài thơ mở ra 1 không gian nghệ thuật mới: không gian tiên – mộng, tác giả tự hiện diện trong bài thơ, vừa là người kể chuyện vừa là n.v chính, lấy mình làm đề tài, bộc lộ chính cuộc đời mình => là tiếng thơ của “cái tôi” hiện đại, giãi bày cảm xúc lãng mạn của con người cá nhân; lần đầu tiên trong văn học xuất hiện đầy đủ 1 “cái tôi” lãng mạn.
 III-Tổng kết, luyện tập: 
 1- Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK, Ngữ văn tập II, tr.17. 
 2- Luyện tập:
2’	4- Dặn dò: 
- Nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ.
- Nét hiện đại trong bài thơ.
	- Phân biệt cái ngông của TĐ với cái ngông của NCTrứ (giống: ý thức cao về tài năng -> con người cá nhân; khác: với Tản Đà lãng mạn, thoát li còn NCT “nghĩa vua tôi trọng vẹn”).
	- Đọc soạn: Vội vàng (Xuân Diệu).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
 	Bổ sung:
- “con người của hai thể kỉ”:
 	+Xuất thân trong 1 gia đình quan lại phong kiến nhưng sống theo cách sống của lớp tiểu tư sản thành thị.
 	+Học Chữ Hán từ nhỏ nhưng sớm chuyển sang sáng tác chữ quốc ngữ.
 	+Là nhà nho nhưng khát vọng thiết tha thoát li ra ngoài cái tù túng, cái giả dối, cái khô khan của khuôn sáo.
 	+Sáng tác theo thể loại cũ nhưng nguồn cảm xúc rất mới mẻ.
	-Bài tập:
	2/17- Trong văn chương, “ngông” biểu hiện thái độ phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, có tâm hồn không chấp nhận sự bằng phẳng đơn điệu nên thường phá cách, tự đề cao phóng đại cá tính của mình.
	Dùng dẫn chứng từ văn học để chứng minh.

File đính kèm:

  • docT76.doc