Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 75: Kiểm tra bài viết số 5

a- Giới thiệu được nhận định.

b- Nội dung bài viết cần chú ý những vấn đề sau.

- Giải thích nhận định:

+“Thói quen”: những việc làm trong sinh hoạt hành ngày, được mọi người làm theo một cách tự nhiên, có ý thức, đôi khi không có ý thức.

+“thói quen xấu”: việc làm xấu, lúc đầu chỉ là vô tình, làm rồi quên ngay ->”khách qua đường”, thỉnh thoảng lại đến, dần biến thành “người bạn thân trong nhà” và cứ thế dần trói chặt ta và trở thành “ông chủ khó tính”sai khiến ta lúc nào không biết.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 75: Kiểm tra bài viết số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07.01 	
Tiết: 75	KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5
(Nghị luận xã hội)
I- Mục tiêu cần đạt: 
1- Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.
2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết văn nghị luận.
3- Tư tưởng, thái độ: 
Bồi dưỡng lối sống giàu nghị lực, có ý thức tìm tòi, học hỏi vươn lên.
II- Chuẩn bị: 
1-Chuẩn bị của GV: Ra đề, lập đáp án, Biểu điểm.
2- Chuẩn bị của HS: 
-Ôn lại kiến thức về văn nghị luận đã học.
-Ôn lại kiến thức đã học.
III- Hoạt động dạy học: 
1'	1- Ổn định tổ chức: 
2-Phát đề:
ĐỀ: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu nói: “Thói quen xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ khó tính”. 
 3-Hướng dẫn sơ lược:
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM:
1-Kĩ năng: 
-HS biết vận dung kiến thức về làm bài văn nghị luận xã hội.
- Vận dụng các thao tác lập luận để làm bài.
-Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, không mắc các lỗi.
2- Kiến thức: HS cần nêu một số ý cơ bản sau:
 	a- Giới thiệu được nhận định.
b- Nội dung bài viết cần chú ý những vấn đề sau.
- Giải thích nhận định:
+“Thói quen”: những việc làm trong sinh hoạt hành ngày, được mọi người làm theo một cách tự nhiên, có ý thức, đôi khi không có ý thức.
+“thói quen xấu”: việc làm xấu, lúc đầu chỉ là vô tình, làm rồi quên ngay ->”khách qua đường”, thỉnh thoảng lại đến, dần biến thành “người bạn thân trong nhà” và cứ thế dần trói chặt ta và trở thành “ông chủ khó tính”sai khiến ta lúc nào không biết.
- Nêu suy nghĩ của bản thân:
+Nhận định khuyên con người cần xây dựng một thói quen tốt, tích cực, tránh những việc làm xấu, lâu dần xẽ thành thói quen.
+Vấn đề được đặt ra đúng với thực tiễn trong đời sống của con người:
 	* Trong cuộc sống thói quen xấu dễ nhiễm (minh họa một số thói quen xấu mà ta dễ gặp: quay cóp, xem tài liệu, hút thuốc, uống rượu,...).
*Bản thân phải cố gắng vượt qua những cám dỗ, những thói hư tật xấu. 
	+Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân là một học sinh: Thực tế học sinh hiện nay->bài học cho bản thân.
	-Bài học cho mọi người từ câu nói: thức tỉnh cho những ai có lối sống buông thả, khuyên chúng ta có lối sống tích cực.
	3-Điểm:
-Điểm 9-10: 	Bài mạch lạc, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi các loại.
-Điểm 7-8:	Giải quyết đầy đủ các vấn đề hoặc chưa đầy đủ nhưng bài viết sâu sắc, văn trôi chảy, bài mạch lạc, không quá 5 lỗi các loại.
-Điểm 5-6: Giải quyết đầy đủ các vấn đề nhưng bài viết khô, văn đôi chỗ chưa trôi chảy, chưa mạch lạc, quá 5 lỗi các loại
-Điểm 3-4: Bài sơ sài hoặc chỉ nêu vài ý. 
-Điểm 1-2: Nội dung quá sơ sài, chưa nắm được nội dung chính của vấn đề, thiếu dẫn chứng. Diễn đạt quá kém.
 	- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc chỉ viết được vài dòng không rõ nội dung.
*THỐNG KÊ ĐIỂM: 
11A2: Giỏi………………Khá………………TB………………Yếu	………………Kém
11A7: Giỏi………………Khá………………TB………………Yếu	………………Kém
4- Nhận xét:
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................................................................……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................................................................………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT75.doc