Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 68-69

1- Về kĩ năng:

-Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: trình bày ý kiến của mình về lợi ích của việc học tập.

-Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục.

-Văn viết trôi chảy, trong sáng, không mắc phải các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu,.

2- Về kiến thức, Bài viết cần đạt:

a- Giải thích:

- Việc trồng cây là cả một quá trình lâu dài và gian khổ.

+Khi cây còn non thì phải khó nhọc chăm sóc, vun trồng,.

+Đến khi cây đơm hoa kết trái thì đó là thành quả đã được đền đáp, lợi ích, niềm vui và hạnh phúc đã đến với mọi người.

-So sánh: Việc học tập cũng giống như trồng cây.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 68-69, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27.12.2008 
Tiết 68-69 
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KỲ I 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức đã học trong HKI.
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng làm văn, lập dàn ý, tìm ý, phân tích dẫn chứng.
2- Kĩ năng: Rèn luyện tổng hợp kĩ năng làm văn, viết câu, dựng đoạn.
3- Tư tưởng thái độ: 
- Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách quan văn chương.
- Bồi dưỡng tình yêu văn học. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn đề, đáp án, biểu điểm. 
2- Chuẩn bị của HS: Ôn tập, chuẩn bị tốt để làm bài.
III- Hoạt động dạy học:
	1- Ổn định tình hình lớp:
	2- Kiểm tra bài cũ:
	3-Bài mới: 
-Vào bài:
	-Tiến trình tiết dạy:
	ĐỀ:
	Câu 1: (2 điểm)
	Câu 1.a/ (Dành cho thí sinh học theo chủ đề Tự chọn bám sát)
	Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuọt” của Nguyễn Đình Chiểu.
	Câu 1.b/ (Dành cho thí sinh học theo chủ đề tự chọn nâng cao).
	Hãy trình bày nội dung chủ đạo và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
	Câu 2: (3 điểm) (Nghị luận xã hội, dành chung cho tất cả thí sinh)
	Viết một bài nghị luận ngắn trình bày ý kiến của mình về vấn đề sau:
	“Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả”.
	Câu 3: (5 điểm) (Nghị luận văn học, dành chung cho tất cả thí sinh)
	Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân), thía độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục để lại cho anh, chị những suy nghĩ gì?
	ĐÁP ÁN:
	Câu 1a): HS nêu được:
	- Đêm 16/12/1861, nghĩa quân tổ chức tấn công đồn Cần Giuột, giết được tên quan hai Pháp và một sô lính thuộc địa, làm chủ đồn trong hai ngày rồi bị phản công và thất bại. Nghĩa quân hi sinh khoảng 20 người.
	- Theo yêu cầu của Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuột” để truy điệu những nghĩa sĩ đã hi sinh vì nước.
- Bài văn ngay lập tức đã được truyền tụng khắp nơi trong nước và làm xúc động sâu xa lòng người.
Câu 1b): HS nêu được:
-Nội dung chủ đạo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
+Đề cao nhân nghĩa – đạo lí làm người (Truyện Lục Vân Tiên).
+Nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, chống giặc ngoại xâm (Thơ văn yêu nước chống Pháp).
- Đặc điểm nổi bật về nghệ thuật:
+Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp độc đáo, không phát lộ rực rỡ ở bề ngoài mà tiềm ẩn trong tầng sâu của cảm xúc, suy ngẫm. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cái tâm trong sáng, nhiệt tình đầy tình yêu thương con người của nhà thơ nên có sức rung động sâu xa.
+Rất đậm sắc thái Nam Bộ: ngôn ngữ giản dị, bình dân, lói thơ thiên về kể (tự sự), nhân vật được khắc họa rất cá tính, từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cách cư xử khoáng đạt, hồn nhiên,...
Câu 2: (3 điểm): Bài viết cần đạt những yêu cầu sau:
Về kĩ năng:
-Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: trình bày ý kiến của mình về lợi ích của việc học tập.
-Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục.
-Văn viết trôi chảy, trong sáng, không mắc phải các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu,..
2- Về kiến thức, Bài viết cần đạt:
a- Giải thích:
- Việc trồng cây là cả một quá trình lâu dài và gian khổ.
+Khi cây còn non thì phải khó nhọc chăm sóc, vun trồng,....
+Đến khi cây đơm hoa kết trái thì đó là thành quả đã được đền đáp, lợi ích, niềm vui và hạnh phúc đã đến với mọi người.
-So sánh: Việc học tập cũng giống như trồng cây.
+Lúc đầu cũng khó khăn, phải thức khuya, dậy sớm với bao nỗi lo toan để thu nhận được những kiến thức, trở thành người có học vấn.
+Có học vấn, con người sẽ thành công trong mọi lĩnh vực và sẽ hạnh phúc trong cuộc sống.
-> Việc trồng cây và học tập có ích như nhau, có điều trồng cây thu nhập về kinh tế, còn học tập thì trưởng thành về trí tuệ.
b- Đánh giá, nhận xét về ý kiến trên.
-Cách so sánh việc học tập và việc trồng cây giúp học sinh nhận thấy rõ hơn lợi ích của học tập. Việc học tập đem lại lợi ích cho bản thân và cho mọi người.
- Lợi ích của việc học tập có thể nhận biết tức thời, nhưng thường thì phải trải qua một thời gian dài, phải khổ công rèn luyện, tu dưỡng, phải có ý chí và sự kiên nhẫn, cần đầu tư thích đáng thì mới có kết quả tốt đẹp.
-Học tập cúng như việc trồng cây, lợi cíh bền vững đến mai sau.
- Nhận thức của bản thân về việc vận dụng câu nói vào thực tiễn cuộc sống.
-HS lấy các dẫn chứng trong thực tế đời sống và trong thơ văn minh họa:
+Các tấm gương vượt khó trong học tập để thành tài như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Ngọc Kí,...
+”Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Ngọc mà không giũa không mài – Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi”,...
+Bác Hồ có câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Việc học tập hết sức cần thiết như việc trồng cây, lợi ích đến muôn đời.
Câu 3: (5 điểm) Bài viết cần đạt được những yêu cầu sau:
Về kĩ năng:
-Biết làm bài văn nghị luận văn học: Phân tích nhân vật, cụ thể là phân tích thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân).
-Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục.
-Văn viết trôi chảy, trong sáng, không mắc phải các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu,..
2- Về kiến thức: bài viết cần đạt:
2.1- Mở bài: Có nhiều cách mở bài, miễn là nêu được thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục hoặc có thể đi từ cá tính của Nguyễn Tuân: ngông, khinh đời ngạo thế để dẫn dắt đi đến giới thiệu nhân vật Huấn Cao và thái độ của nhân vật trong tác phẩm văn học.
2.2- Thân bài:
a- Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục:
-Khi ra mắt ngục quan và lính tráng: ông Huấn cùng các bạn tử tù đã có hành động dỗ gông, bộc lộ thái độ coi thường với lính tráng và ngục quan.
-Lúc mới vào ngục:
+Trước hành động biệt đãi của quản ngục, Huấn Cao thản nhiên “xem như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”, không cần tỏ ra biết ơn.
+Khi quản ngục đến thăm và hỏi cần gì thì ông cố gắng chu tất, Huấn Cao đã trả lời dứt khoát với thái độ khinh bỉ đến điều dù biết rằng có thể bị trả thù, hành hạ.
-> Đó là việc làm thể hiện khí phách, nhân cách khác thường, đáng nể phục.
-Khi biết rõ tấm lòng viên quản ngục:
+Sau khi nghe viên thơ lại trình bày sở nguyện của quản ngục muốn có được chữ, Huấn Cao cảm động ân hận.
*Ông đồng ý cho chữ đối với viên quản ngục.
* Ông cảm cái tâm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục.
*Sợ phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ,...
+Huấn Cao viết tặng quản ngục một bức châm với những nét chữ thật đẹp và có những lời khuyên chân tình cảm động đối với ngục quan. Đó là biểu hiện của tình tri kỉ, tri âm.
-> Có thiên lương.
b- Suy nghĩ về sự chuyển biến trong thái độ của Huấn Cao:
Huấn Cao không phải là con người khinh bạc, đó là thái độ đối với kẻ thù, với thế lực bạo tàn. Lời nói, thái độ và hành động của Huấn Cao đem lại vẻ đẹp hoàn hảo cho nhân vật: tài hoa, khí phách, thiên lương.
2.3- Kết bài:
-Nhân vật được xây dưungj trong tình huống éo le, phức tạp, từ đó bộc lộ tính cách hết sức cao đẹp. Đó là nghệ thuật miêu tả tâm lí già dặn của Nguyễn Tuân.
- Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn ca ngợi cái đẹp, cái tài, cái thiên lương của con người dù phải sống trong ngục tù, nhơ bẩn.
BIỂU ĐIỂM:
Câu 1:
-1a): ý 1: 0,75đ; ý 2: 0,75đ; ý 3: 0,5đ
-1b): Nội dung: 1,0đ; Nghệ thuật: mỗi ý: 0,5đ.
Câu 2:
-Giải thích ý kiến: 1đ
-Đánh giá ý kiến: 2 đ.
Câu 3:
-Mở bài hay, có ý nghĩa:	0,5đ
-Thân bài:
+Phân tích thái độ của Huấn Cao:	3,0đ
+Đánh giá sự chuyển biến trong thái độ của Huấn Cao: 1,0đ.
4- Thu bài, dặn dò:
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

File đính kèm:

  • docT68-69.doc
Giáo án liên quan