Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 66: Thực hành một số kiểu câu trong văn bản

 -Câu có khởi ngữ: “Hành thì nhà thị may lại còn”; Khởi ngữ: hành.

 -> khởi ngữ là thành phần câu nêu lên đề tài của câu, luôn đúng đầu câu tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ “thì”; “là” hoặc dấu ngắt (dấu phẩy)

 -Câu không có khẩu ngữ: Nhà thị may lại còn hành.

 -So sánh:

 +2 câu tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cũng một sự việc.

 +Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý nghĩa với câu đi trước, đối lập về ý.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 66: Thực hành một số kiểu câu trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26.12.2009
Tiết 66 	Tiếng Việt
THỰC HÀNH MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao kiến thức một số kiểu câu thường dùng trong TV: cấu tạo và liên kết ý trong văn bản của chúng.
2- Kĩ năng: RLKN phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và khi viết.
3- Tư tưởng thái độ: Xây dựng ý thức dùng đúng kiểu câu TV. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn. 
III- Hoạt động dạy học:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp:
	2- Kiểm tra bài cũ: 	Kiểm tra trong quá trình thực hành.
	3-Bài mới: 
-Vào bài: Khi nói, khi viết muốn truyền đạt đúng nội dung tư tưởng tình cảm của mình cần phải có khả năng sử dụng câu một cách đúng đắn nhất, có hiệu quả nhất.
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
10’
12’
13’
7’
 HĐ1: Thực hành về sử dụng kiểu câu bị động.
 Hỏi:Tìm câu bị động trong đoạn trích?
 Chuyển câu bị động sang chủ động có nghĩa cơ bản tương đương?
 Thay thế câu chủ động vào vị trí câu bị động và nhân xét về sự liên kết ý ở đoạn văn? 
 Hỏi: Xác định câu bị động và phân tích tác dụng của kiểu câu bị động về mặt liên kết ý trong văn bản?
 Hỏi: Viết 1 đoạn văn ngắn về Nam Cao có sử dụng câu bị động?
 HĐ2: Thực hành dùng kiểu câu có khởi ngữ.
 Hỏi: Xác định khởi ngữ và những câu có khởi ngữ?
 Hỏi:Thế nào là khởi ngữ của câu?
 Hỏi: So sánh câu có khởi ngữ và không có khởi ngữ và nêu nhận xét? 
 Hỏi: Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn? 
 Hỏi: Ở câu b) đâu là khởi ngữ? Vị trí, tác dụng?
 HĐ3: Thực hành kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống:
 Hỏi: Phần in đậm có cấu tạo ntn? 
 Chuyển phần đó ra sau và so sánh?
 Hỏi: Điền câu thích hợp vào chỗ trống? Lý giải vì sao em chọn phương án đó?
 Hỏi Vị trí, tác dụng của trạng ngữ trong câu? 
 HĐ4: Tổng kết.
 -Nét chung cơ bản nhất 3 kiểu câu? 
 HĐ1: Thực hành về sử dụng kiểu câu bị động.
 HS đọc đoạn trích SGK.
 HS: thảo luận.
 HS phát hiện, trả lời.
 HS: viết 3 – 4phút.
 Gọi 2 HS đọc.
 HĐ2: Thực hành dùng kiểu câu có khởi ngữ.
 HS: đọc đoạn văn SGK.
 HS trả lời
 HS: trả lời.
 HS: đọc bài tập 2 SGK.
 HS: trả lời.
 HĐ3: Thực hành kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống:
 HS: trao đổi.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HĐ4: Tổng kết.
 HS tự tổng kết nội dung bài học.
 I- Dùng kiểu câu bị động:
 1- Bài tập 1:
 -Câu b.động: “Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả”.
 +Mô hình chung của kiểu câu b.động: Đối tượng của hành động – động từ b.động (bị, được, phải) – chủ thể của hành động–hành động.
 -Chuyển sang câu chủ động: “Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả”.
 +Mô hình của câu chủ động: chủ thể hành động – hành động – đối tượng của hành động.
 -Thay câu chủ động vào vị trí câu bị động của đoạn văn: câu không sai nhưng không nối tiếp ý: “Hắn” là đề tài. Còn ở vị trí đó, nếu viết câu theo kiểu chủ động thì không tiếp tục đề tài về “hắn” được mà đột ngột chuyển sang nói về “một người đàn bà khác”.
 2- Bài tập2: 
 -Câu b.động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi bàn tay “đàn bà”.
 -Tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “hắn”.
 3- Bài tập 3: 
 “Nam Cao quan niệm: văn chương phải phản ánh hiện thực, phải mang tinh thần nhân đạo”.
 II- Dùng kiểu câu có khởi ngữ: 
 1- Bài tập 1: 
 -Câu có khởi ngữ: “Hành thì nhà thị may lại còn”; Khởi ngữ: hành.
 -> khởi ngữ là thành phần câu nêu lên đề tài của câu, luôn đúng đầu câu tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ “thì”; “là” hoặc dấu ngắt (dấu phẩy)
 -Câu không có khẩu ngữ: Nhà thị may lại còn hành.
 -So sánh: 
 +2 câu tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cũng một sự việc.
 +Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý nghĩa với câu đi trước, đối lập về ý.
 2- Bài tập 2: -Phân tích:
 +Các câu trong đoạn đều nói về “Tôi” nên câu tiếp theo nói về “mắt” --> thống nhất về đề tài 
 .Phương án A không thống nhất.
 .Phương án B: câu b.động gây ấn tượng nặng nề.
 .Phương án D: không dẫn được trực tiếp lời anh lái xe.
 .Phương án C: hợp lý; ý nhị trong lời; kiêu hãnh của cô gái.
 3- Bài tập 3: 
 a- Khởi ngữ là “Tự tôi”; Vị trí: ở đầu câu, trước chủ ngữ; Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.
 -Tác dụng: nêu 1 đề tài có quan hệ liên tưởng: đồng bào (người nghe); Tôi (người nói).
 b. Khởi ngữ: “cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc”->Tác dụng: nêu đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu).
 III- Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống:
 1. Bài tập 1: 
 -Phần in đậm “Thấy Thị hỏi”.
 Nằm ở đầu câu, là một cụm động từ.
 -Chuyển “Bà già kia thấy Thị hỏi, bật cười”
 -Nhận xét: sau khi chuyển câu có 2 vị ngữ, 2 vị ngữ đều có cấu tạo là cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của 2 chủ thể: bà già -> đơn điệu, không rõ ràng.
 Dùng theo kiểu câu có 1 cụm động từ ở trước chủ ngữ thì sự nối tiếp về ý rõ ràng hơn với câu trước đó.
 2- Bài tập 2: 
 -Ở vị trí bỏ trống, tác giả lựa chọn phương án C: Nghe tiếng An, Liên đúng dậy trả lời vì:
 +Nếu chọn A --> không liên kết câu này và câu trước đó: cách 1 quãng thời gian khá xa.
 +Nếu chọn B: lặp lại CN Liên không cần thiết --> cân văn nặng nề.
 +Nếu chọn D: không tạo được mạch liên kết với câu trước.
 3- Bài tập 3: 
 a- Trạng ngữ: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng ... 
 b.Tác dụng: Phân biệt tin thứ yếu (thể hiện ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng (thể hiện ở phần vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc).
 IV- Tổng kết về việc sử dụng 3 kiểu câu trong văn bản:
 -Đều chiếm vị trí đầu câu.
 -Thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện 1 nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước, hoặc 1 thông tin không quan trọng.
 -Tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.
2’	4- Dặn dò: 
- Nắm vững cách dùng 3 kiểu câu vừa học.
- Viết đoạn văn có sử dụng 1 trong 3 kiểu câu trên.
- Soạn: Ôn tập phần Văn học.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

File đính kèm:

  • docT66.doc