Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 61-63

 a- Kịch: là thể loại văn học được xây dựng qua những xung đột kịch thể hiện qua hành động của nhân vật kịch, được chia thành hồi, lớp.

 +Bi kịch: xung đột được tạo dựng từ những mâu thuẫn “không giải quyết được”.

 N.vật chính là những anh hùng, những con người có những say mê, khát vọng lớn -> kết thúc bi thảm -> thức tỉnh.

 b- Tóm tắt “Vũ Như Tô”: (SGK).

 -Là vở bi kịch lịch sử 5 hồi viết 1941.

 -Viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng 1516-1517 dưới triều L.T.Dực.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 61-63, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25.12.2009
Tiết 61-62-63 
Văn bản: VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI 
(Trích “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng) 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được những đặc điểm của thể loại bi kịch; hiểu và phân tích được xung đột, tính cách diễn biến tâm trạng và bi kịch của VNTô và Đan Thiềm.
- Nhận thức được quan điểm nhân dân của NHTưởng, thái độ ngưỡng mộ trân trọng tài năng của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng lớn nhưng lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để thực hiện khát vọng ấy.
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch qua đoạn trích.
2- Kĩ năng: RLKN đọc hiểu thể loại bi kịch, phân tích bi kịch của nhân vật kịch.
3- Tư tưởng thái độ: Trân trọng tài năng, cảm thông với bi kịch con người.
Tiết 1: Tìm hiểu vài nét và đọc trích đoạn.
Tiết 2: Phân tích hai xung đột và tính cách, tâm trạng Vũ Như Tô.
Tiết 3: Phân tích tích cách và tâm trạng Đan Thiềm, nghệ thuật và hướng dẫn luyện tập.
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tác phẩm, Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: - Đọc tóm tắt đoạn trích, trả lời câu hỏi hướng dẫn. 
III- Hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
6’	2- Kiểm tra bài cũ: 	
	-Câu hỏi: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản trong truyện “Tinh thần thể dục”? Mâu thuẫn đó đã diễn ra theo từng cảnh như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện?
	- Yêu cầu HS nêu được:
	+Mâu thuẫn: Thể thao là giải trí nhưng bắt buộc, mệnh lệnh.
	+Mẫu thuẫn đó diễn ra qua 4 cảnh.
	+Ý nghĩa: Phê phán sâu sắc tính bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” đương thời: giả tạo, hình thức, thực chất như bắt lính, chạy giặc
3-Bài mới: 
- Vào bài: Ở lớp 9, chúng ta đã làm quen với thể loại kịch qua đoạn trích trong vở kịch nổi tiếng “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ. Để hiểu thêm đặc điểm của kịch, đặc biệt là quan niệm đúng đắn về nghệ thuật và chỗ đứng của người nghệ sĩ chúng ta tìm hiểu đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng).
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
15’
23’
Tiết 2
6’
15’
24’
Tiết 2
6’
13’
10’
6’
8’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 Hỏi: Nêu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Huy Tưởng?
 Hỏi: Tác phẩm chính của Nguyễn Huy Tưởng?
 Hỏi: Thế nào là thể loại kịch? Đặc điểm nổi bật của bi kịch?
 GV yêu cầu HS đọc tóm tắt SGK.
 HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu đoạn trích?
 GV phân vai, HS đọc.
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ.
 Hỏi: các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện như thế nào trong hồi V?
 -Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động và bọn thống trị. 
 -Mâu thuẫn giữa quan niệm về nghệ thuật và việc thực hiện lý tưởng nghệ thuật đó ở nhân vật VNTô?
 GV nhận xét, bổ sung.
 Hỏi: Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của nhân vật Vũ Như Tô?
 -Tài năng, nhân cách của VNTô được thể hiện như thế nào?
 -Phân tích tâm trạng bi kịch ở Vũ Như Tô? 
 +Tâm trạng bi kịch: khát vọng nghệ thuật chân chính và việc thực hiện khát vọng đó?
 +Những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động của VNTô?
 +Những mơ hồ, ảo tưởng trong suy nghĩ của VNTô? 
 +Nỗi đau đớn của VNTô được thể hiện qua những chi tiết nào? Nhân xét? 
 Tiếng kêu liên tiếp cuối cùng của VNTô có ý nghĩa gì? 
 Hỏi: Qua tấn bi kịch của VNTô, NHTưởng muốn thể hiện quan niệm về ngh.thuật ntn? 
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ.
 Hỏi: Vẻ đẹp của nhân vật Đan Thiềm? Chứng minh rằng Đan Thiềm là tri kỉ của VNTô? 
 Hỏi: Phân tích những chi tiết biểu hiện sự dũng cảm bảo vệ người tài của Đan Thiềm?
 Hỏi: Việc giải quyết những mâu thuẫn như thế nào? Mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao quý của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Theo em nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào? 
 Hỏi: Đặc sắc về nghệ thuật của kịch “Vũ Như Tô” qua đoạn trích? 
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập:
 Hỏi: Nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
 GV khái quát, yêu cầu 1-2 HS đọc Ghi nhớ SGK.
 Hỏi: Lời tựa kịch“Vũ Như To”â, Nguyễn Huy Tưởng viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Bằng hiểu biết về đoạn trích và vở kịch hãy phát biểu ý kiến của em về lời đề tựa trên. 
 HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 HS trả lời
 HS: trả lời.
 HS trả lời
 HS đọc tóm tắt SGK.
 HĐ2: Đọc–hiểu đoạn trích?
 HS đọc đoạn trích.
 Ổn định lớp
 Trả bài cũ
 HS: thảo luận nhóm.
 Đại diện nhóm trình bày.
 Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 HS: phát hiện.
 HS suy nghĩ, phát hiện.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: phát hiện.
 HS mở rộng: Đan Thiềm, CTĐài là 1, là cuộc sống của VNTô.
 HS: thảo luận, trình bày..
 Ổn định lớp
 Trả bài cũ
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: thảo luận, trình bày.
 Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -> NT chân chính phải vì dân, cái đẹp gắn liền với cái thiện.
 HS trả lời.
 CTĐài bị đốt, VNTô rú lên đau đớn, có tiếng hò vui vẻ => ngôn ngữ nhân vật khắc họa mâu thuẫn giữa con người nghệ sĩ và con người công dân qua đối thoại, độc thoại.
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập:
 HS trả lời
 HS đọc ghi nhớ SGK (tr.193).
 HS trao đổi trả lời.
 I- Giới thiệu chung: 
 1- Tác giả: 
 -Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho quê Bắc Ninh (nay thuộc Hà Nội)
 -Sớm tham gia hoạt động cách mạng.
 -Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch, khao khát viết được những tác phẩm có quy mô lớn, khao khát nói lên được những vấn đề tầm triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
 -Tp chính: 
 +Kịch: VNTô (1941); Bắc Sơn (1946).
 +Kịch bản phim: Lũy hoa (1960)
 +Tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì (1942)
 2- Vở kịch “Vũ Như Tô”: 
 a- Kịch: là thể loại văn học được xây dựng qua những xung đột kịch thể hiện qua hành động của nhân vật kịch, được chia thành hồi, lớp.
 +Bi kịch: xung đột được tạo dựng từ những mâu thuẫn “không giải quyết được”.
 N.vật chính là những anh hùng, những con người có những say mê, khát vọng lớn -> kết thúc bi thảm -> thức tỉnh.
 b- Tóm tắt “Vũ Như Tô”: (SGK).
 -Là vở bi kịch lịch sử 5 hồi viết 1941.
 -Viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng 1516-1517 dưới triều L.T.Dực.
 II- Đọc – hiểu đoạn trích:
 1- Đọc: 
 -Đoạn trích thuộc hồi 5 hồi cuối cùng của tác phẩm: cao điểm của bi kịch đời VNTô.
 2- Nội dung đoạn trích: 
 a- Xung đột kịch: 2 mâu thuẫn cơ bản.
 -Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với bọn thống trị:
 +Bạo chúa Lê Tương Dực cùng phe cánh sống xa hoa, trụy lạc. LTDực bắt VNTô xây Cửu Trùng Đài thì mâu thuẫn trên càng căng thẳng, để xây Trùng Đài dân tăng thêm sưu thuế, bắt thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối => dân căm vua, thợ oán VNTô.
 +Mâu thuẫn đến hồi V đã trở thành cao trào, lên tới đỉnh điểm và được giải quyết: Trịnh Duy Sản nổi loạn giết LTDực, VNTô, Đan Thiềm, đốt Cửu Trùng Đài.
 -Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
 VNTô – người nghệ sĩ thiên tài đầy hoài bão và tâm huyết, khát vọng sáng tạo vĩ đại, chân chính nhưng không có điều kiện thực hiện khát vọng, đành mượn uy quyền và tiền bạc của hôn quân Lê Tương Dực -> đi ngược với quyền lợi trực tiếp của nhân dân bị nhân dân coi như kẻ thù. Nếu xuất phát từ lợi ích của dân thì không thể thực hiện ước mơ thiết thực về nghệ thuật muôn đời của mình -> tấn bi kịch của thiên tài VNTô.
 b- Bi kịch VNTô và Đan Thiềm:
 b1. Tính cách, diễn biến tâm trạng của VNTô: 
 -Một kiến trúc sư có tài, là hiện thân cho niềm khát khao, say mê sáng tạo cái đẹp: “ngàn năm chưa dễ có một” “vẩy bút là chim, hoa đã hiện lên..”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân...”.
 -Một nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão lớn, có lý tưởng nghệ thuật cao cả:
 +Kiên quyết từ chối xây CTĐài dù Lê Tương Dực dọa giết.
 +Không hám lợi: được thưởng vàng bạc chia hết cho thợ.
 +Xây CTĐài với động cơ chân chính xây 1 tòa lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao” “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”.
 +Đặt nghệ thuật lên trên mạng sống của mình: “Tôi sống với CTĐài, tôi chết với CTĐại, hồn tôi để cả TĐài”, “Đời ta không quý bằng CTĐài ...” 
 -Tâm trạng bi kịch của VNTô (Hồi V):
 +Ông không thể trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: xây CTĐài là đúng hay sai? Có công hay có tội? 
 +Khát vọng nghệ thuật là chân chính, cao đẹp nhưng khi thực hiện khát vọng lại lầm thời, xa rời thực tế -> phải trả giá bằng sinh mệnh của mình và của cả công trình nghệ thuật.
 +Lầm lạc trong suy nghĩ và hành động:
 *Quáù say sưa với mơ ước mà không nhận ra thực tế tàn nhẫn: CTĐài xây bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của n.d.
 *Cái chết cận kề, CTĐài bị đốt vẫn ngơ ngác, không hiểu: không chạy trốn vì tin vào việc làm “chính đại quang minh” của mình, hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa Hầu cứu CTĐài.
 *CTĐài bị đốt, bản thân bị bắt -> ông mới bừng tỉnh, xiết bao đau đớn kinh hoàng, kêu lớn “Ôi mộng lớn ...” -> nỗi đau bi tráng.
 => Nghệ thuật chân chính phải là thứ nghệ thuật không khuất phục cường quyền, phải gắn với lợi ích của nhân dân, vì nhân dân, gắn với thực tiễn; “mĩ” gắn “thiện”.
 b2- Tính cách, diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm:
 - Là nhân vật bảo vệ nghệ thuật, bảo vệ người tài, say mê cái đẹp.
 +Là 1 cung nữ bình thường nhưng say đắm tài hoa, sự sáng tạo cái đẹp -> “bệnh Đan Thiềm”: khuyên VNTô ở lại, khích lệ VNTô xây CTĐài – 1 công trình NT vĩ đại, vĩnh cửu. 
 +Sẵn sàng quên mình bảo vệ cái tài: sẵn sàng đổi mạng sống của mình để cứu VNTô “xin tướng quân tha cho ông cả, ông ấy là một người tài” 
 -> ĐThiềm là tri âm, tri kỉ của VNTô. 
 -Luôn tỉnh táo, sáng suốt:
 +Biết ước vọng xây đài lớn không thành, tập trung bảo vệ tính mạng VNTô: khẩn khoản khuyên đi trốn “trốn đi” “lánh đi” van xin -> khóc.
 +Đổi cả mạng sống của mình cứu Vũ Như Tô.
 +Đau đớn vĩnh biệt “Đài lớn tan tành” “xin cùng ông vĩnh biệt”.
 => Bình thản đi vào cõi chết, không van xin. Hình ảnh Đan Thiềm càng nổi bật tỏa sáng ở cuối tác phẩm. Đó là nhân vật đầy tâm trạng có tính cách sống động.
 c- Việc giải quyết mâu thuẫn: 
 -Mâu thuẫn 1 đã giải quyết dứt khoát trên quan điểm nhân dân: Bạo chúa LTDực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát.
 -Mâu thuẫn 2: Chưa được giải quyết dứt khoát:
 +VNTô có công hay có tội? VNT đến lúc chết vẫn không nhận ra sai lầm của mình, vẫn đinh ninh mình vô tội. VNTô không đứng về LTDực nhưng lại mượn uy quyền, tiền bạc của hắn thực hiện hoài bão nghệ thuật của mình -> gây thêm nỗi khổ cho dân.
 +CTĐài không thành nên mừng hay nên tiếc? VNTô phải hay người giết VNTô phải? 
 ->Cách nêu vấn đề của tác giả là hợp lý bởi chân lý chỉ thuộc về VNTô 1 nửa, nửa còn lại thuộc về nhân dân.
 3- Nghệ thuật đoạn trích: 
 -Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao (kể, miêu tả, đối thoại, độc thoại) -> khắc họa tâm trạng, tính cách nhân vật.
 -Tài dẫn dắt và đẩy xung đột kịch lên cao.
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết:
 Ghi nhớ (SGK, tr. 193).
 2- Luyện tập:
 Gợi ý:
 - Tựa là thành phần nằm ngoài văn bản -> ý đồ nghệ thuật của tác giả.
 - Lời tựa bộc lộ chân thành nỗi boăn khoăn của mình lẽ phải ..... ta chẳng biết? -> chưa giải đáp thỏa đáng, cầm bút vì cảm phục tài năng, nhạy cảm với bi kịch của tài năng.
2’	4- Dặn dò:
	- Xem lại bài học, Nắm được nội dung tóm tắt vở kịch 
- Nắm vững xung đột kịch và bi kịch Vũ Như Tô.
- Chuẩn bị bài mới: Tình yêu và thù hận (Trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” – Sếch-xpia).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

File đính kèm:

  • docT61-62-63.doc
Giáo án liên quan