Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 51: Chí Phèo (Nam Cao)

 -Nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, thể hiện nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân. Nam Cao phê phán quan niệm thi vị hoá cuộc sống  “ánh trăng lừa dối”.

 - Phê phán quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật”, khẳng định “nghệ thuật vị nhân sinh”, văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, ca ngợi tình thương, tình bác ái, sự công bình, “làm cho người gần người hơn”.

 - Bản chất của văn chương là sáng tạo, chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có.

 - Nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp, cẩu thả trong văn chương là “bất lương” và “đê tiện”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 51: Chí Phèo (Nam Cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18-11 
Tiết: 51	CHÍ PHÈO 	(Nam Cao)	 	
I- Mục đích, yêu cầu:
 	1- Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
- Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật.
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu về tác gia văn học.
 	3- Thái độ: Trân trọng những nhân cách lớn.
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tư liệu tham khảo, soạn giáo án.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ: 
 	-Câu hỏi: Đặc trưng cơ bản của truyện? Nhận xét về cốt truyện, nhân vật truyện Chí Phèo của Nam Cao.
 	-Yêu cầu: 
+ HS nêu đặc trưng cơ bản của truyện.
-+Nhận xét về cốt truyện: tình tiết chính; nhân vật Chí Phèo " điển hình. 
 	3- Giảng bài mới: 
 	- Vào bài: Nam Cao là cây bút tài năng, đóng góp lớn cho văn học Việt Nam hiện đại; nổi tiếng với cách viết sâu, mới. “Chí Phèo” là kiệt tác của Nam Cao.
-Tiến trình dạy học: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
20’
6’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu vài nét về tiểu sử, con người.
 Hỏi: Nêu những nét cơ bản nhất về tiểu sử nhà văn Nam Cao?
 GV nhận xét, bổ sung.
 -Quê hương Nam Cao: nghèo đói, nạn cường hào.
 -Gia đình lớn: nghèo, đông con.
 -Gia đình riêng: túng thiếu, ốm yếu, thất nghiệp.
 Hỏi: Nét nổi bật về con người Nam Cao?
 Hỏi: Nam Cao quan niệm như thế nào về tình thương? Minh hoạ cụ thể?
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu sự nhiệp văn học:
 Hỏi: Nam Cao quan niệm như thế nào về nghệ thuật? Ví dụ?
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát.
 Hỏi: Bản chất của văn chương là sáng tạo. Quan niệm đó thể hiện như thế nào? 
 Nam Cao từng nói: “Sống đã rồi hãy viết”.
 Hỏi: Sáng tác của Nam Cao viết về những đề tài nào?
 Hỏi: Các sáng tác tiêu biểu của Nam Cao về người trí thức?
 Hỏi: Theo em nét giá trị nổi bật nhất trong sáng tác của Nam Cao là gì?
 Hỏi: Tầng lớp trí thức trong sáng tác của Nam Cao được phản ánh như thế nào?
 Hỏi: Nam Cao đã phản ánh qui luật gì trong cuộc sống của người nông dân trước cách mạng?
 Hỏi: So sánh với các tác giả cùng thời để thấy rõ phát hiện sâu và mới của Nam Cao?
 Hỏi: Những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao sau cách mạng?
 Hỏi: Nét phong cách nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao? 
 “Suy nghiệm và triết lí là giọng riêng biệt ở Nam Cao”.
 GV: Minh hoạ các nhân vật của Nam Cao hoặc dị dạng, hoặc xấu xí, tác giả gọi: thị, y, hắn nhưng trân trọng vẻ đẹp ở họ: thị Nở.
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 GV hướng dẫn HS tổng kết về tác giả.
 GV hướng dẫn, HS tự luyện tập.
 HĐ1: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử, con người.
 HS đọc SGK.
 HS trả lời.
 HS: Lắng nghe.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HĐ2: Tìm hiểu sự nhiệp văn học:
.
 HS trả lời, ví dụ minh họa.
 HS: “ Trăng sáng”.
 HS: Trao đổi, trả lời
 HS: Trả lời.
 HS trả lời
 HS: Phát hiện, trả lời
 HS: Trả lời.
 HS: Trao đổi, trả lời.
 HS: So sánh với Ngô Tất Tố " cứu lấy con người.
 Nam Cao: Tiếng kêu cứu cứu lấy nhân phẩm con người.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập:
 HS tổng kết bài học.
 HS tự luyện tập.
 PHẦN MỘT: TÁC GIẢ.
 I- Vài nét về tiểu sử và con người:
 1- Tiểu sử:
 -Tên Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, Tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.
 -Bút danh Nam Cao ghép Cao Đà và Nam Sang.
 -Học hết bậc Thành chung (cấp II) năm 1935 Nam Cao vào Sài Gòn " đau ốm phải về quê sống chật vật bằng viết văn, dạy học.
 -Năm 1943, Nam Cao tham gia Hội văn hoá cứu quốc, nhiệt tình tham gia cách mạng, hi sinh năm 1951 trong chuyến công tác ở vùng địch hậu.
 2- Con người:
 -Là người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói, vụng về (“cái mặt không chơi được”, “cái bình thuỷ”) nhưng đời sống nội tâm phong phú.
 - Luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ hẹp, vươn tới một cuộc sống cao đẹp, xứng đáng với danh hiệu con người, hổ thẹn với những gì thấp kém của mình.
 -Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và người nông dân “không có tình thương không phải là con người”.
 -Suy nghĩ về cuộc sống rút ra những triết lí sâu, mới.
 II - Sự nghiệp văn học:
 1- Quan điểm nghệ thuật: tiến bộ.
 -Nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, thể hiện nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân. Nam Cao phê phán quan niệm thi vị hoá cuộc sống " “ánh trăng lừa dối”.
 - Phê phán quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật”, khẳng định “nghệ thuật vị nhân sinh”, văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, ca ngợi tình thương, tình bác ái, sự công bình, “làm cho người gần người hơn”.
 - Bản chất của văn chương là sáng tạo, chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có.
 - Nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp, cẩu thả trong văn chương là “bất lương” và “đê tiện”.
 2- Các đề tài chính:
 2.1- Trước cách mạng: hai đề tài nổi bật:
 a) Người trí thức nghèo:
 -Tác phẩm tiêu biểu: Trăng sáng, Đời thừa, Mua nhà, Sống mòn.
 -Giá trị nổi bật: 
 +Miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của những trí thức nghèo (“những giáo khổ trường tư”, những nhà văn, viên chức,..) " triết lí sâu sắc, có ý nghĩa lớn.
 +Họ có hoài bão, có tâm huyết và tài năng, ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm nhưng bị gánh nặng áo cơm " 
“sống mòn”, “Đời thừa”, vô nghĩa, vô ích, bị xói mòn nhân phẩm.
 +Nam Cao kết tội xã hội vô nhân đạo đẩy con người vào tình trạng chết mòn ấy.
 +Thể hiện cuộc đấu tranh kiên trì của con người chống lại những xấu xa, vô nhân đạo vươn lên cuộc sống cao đẹp.
 b) Người nông dân nghèo:
 - Tình trạng bi thảm, bị bần cùng hoá: bị đói, chết đói: Lão Hạc, Một đám cưới.
 - Bị nhục, chết nhục: bị ức hiếp bất công, càng nhịn nhục càng bị lăng nhục, xúc phạm tàn nhẫn, ác độc: Tư cách mõ, Một bữa no.
 - Bị tha hoá: cằn cỗi, u mê, dị hình, dị dạng, đầy thú tính " phát hiện sâu sắc: xã hội tàn bạo huỷ diệt cả thể xác lẫn tâm hồn con người đồng thời khẳng định nhân tính và bản chất lương thiện của họ: Chí Phèo.
" Chiều sâu hiện thực và nhân đạo.
 2.2- Sau cách mạng:
 Nam Cao là nhà văn - chiến sĩ. Tác phẩm thành công: “ Đôi mắt”.
 3- Phong cách nghệ thuật: độc đáo.
 -Nghệ thuật già dặn, phong cách đa dạng, mới mẻ: có chủ đề Nam Cao, nhân vật Nam Cao, giọng văn Nam Cao.
 -Có biệt tài trong việc phân tích tâm lí nhân vật " điển hình đặc sắc.
 -Viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày " khái quát thành những vấn đề lớn có ý nghĩa xã hội sâu sắc, những triết lí sâu, mới.
 -Giọng văn đặc sắc: đa dạng, linh hoạt, ngòi bút vừa lạnh lùng, gân guốc vừa đằm thắm trữ tình.
 -Ngôn ngữ đa dạng, sinh động, lời kể của tác giả, lời nhân vật đan xen, biến hoá.
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết: ( Ghi nhớ)
 - Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn; tài năng xuất sắc nhất, đem lại nhiều cái mới nhất cho văn học Việt Nam hiện đại.
 - Có phong cách nghệ thuật độc đáo.
 2- Luyện tập:
 a- Tìm đọc thêm tài liệu viết về tác giả, tác phẩm của Nam Cao.
 b- Tìm đọc những tác phẩm của Nam Cao.
 2’	4- Dặn dò:
	-Xem lại bài học, nắm những vấn đề chính.
	-Thực hiện phần luyện lập.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT51.doc