Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 45-46

 +Cảm động vì Xuân xuất hiện làm cho đám tang thêm “long trọng”.

 - Cháu nội:

 +Ông Văn Minh: Nhà cải cách y phục Âu hoá- được dịp quảng cáo mốt quần áo “ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời”  Cơ hội quảng cáo hàng để kiếm tiền.

 + Cô Tuyết:

 * Được dịp trưng diện “bộ y phục ngây thơ: áo dài voan mỏng, hở cả nách và nửa vú” để chứng tỏ cho thiên hạ biết “mình chưa mất cả chữ trinh”.

 *Buồn lãng mạn vì không thấy “bạn giai” Xuân  “Đúng mốt của nhà có tang”.

 +Cậu Tú Tân: Sướng điên lên vì đây là cơ hội hiếm có để cậu giải trí và chứng tỏ tài nghệ chụp ảnh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 45-46, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07-11 -2008
Tiết : 45-46	 
 Đọc văn:
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA Vũ Trọng Phụng
(Trích “ Số đỏ”)
I- Mục đích, yêu cầu:
 	1- Kiến thức: Giúp HS:
- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám 1945.
-Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mạnh mẽ, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”.
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản, đặc biệt một đoạn trích.
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng lối sống đúng đắn, hợp với đạo lí dân tộc.
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, Đọc tư liệu tham khảo.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ: 
 	-Câu hỏi: Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”. Tại sao nói viên quản ngục là người có “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài”?
 	Yêu cầu: HS lựa chọn chi tiết làm rõ ba phương diện: tài hoa, khí khách, nhân cách của Huấn Cao. Quản ngục cũng là người có những nét phẩm chất tương tự " biệt nhỡn liên tài. 
 	3- Giảng bài mới: 
 	-Vào bài: Giai đoạn 1930-1945, cạnh những tác phẩm thuộc xu hướng lãng mạn như “Hai đứa trẻ”, “Chữ người tử tù” còn có nhiều tác phẩm xuất sắc thuộc xu hướng hiện thực phê phán. Một trong những tác phẩm xuất sắc là “Số đỏ” của “Ông vua phóng sự Bắc kì”.
-Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
38’
Tiết 2’
6’
30’
7’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 Hỏi: Nêu nét cơ bản nhất về cuộc đời Vũ Trọng Phụng?
 Hỏi: Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng?
 Hỏi: Tóm tắt ngắn gọn “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng?
 Hỏi: Nội dung cơ bản của tác phẩm? Tại sao nhan đề tác phẩm là “Số đỏ”? 
 “ Số đỏ” của Xuân tóc đỏ như thế nào?
 Hỏi: Những nhân vật chính của “Số đỏ” và nét nổi bật?
 Hỏi: Nghệ thuật nổi bật của “ Số đỏ”?
 Ổn định lớp.
 Kiểm tra bài cũ.
 HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu đoạn trích.
 Hỏi: Nhan đề của đoạn trích gợi cho ta điều gì? Nhận xét?
 Hỏi: Bố cục của đoạn trích?
 Hỏi: Vì sao cụ cố tổ chết là niềm vui lớn cho cả gia đình?
 Đặt vấn đề: Tâm trạng của những người trong gia đình cụ cố tổ khi cụ chết như thế nào?
 Hỏi: Tâm trạng của cụ cố Hồng khi cha chết? Tâm trạng ấy nói lên điều gì?
 Hỏi: Nhận xét về niềm vui của đàn con cháu cụ cố tổ? Chứng minh rằng mỗi người vui mỗi vẻ?
 Hỏi: Tuyết là cô gái như thế nào? Tìm và phân tích những chi tiết biểu hiện sự hư hỏng của Tuyết? Nghệ thuật thể hiện của Vũ Trọng Phụng?
 Hỏi: Tâm trạng của ông Phán? Sự toan tính của ông ta biểu hiện điều gì?
 Hỏi: Niềm hạnh phúc của những người ngoài gia quyến như thế nào?
 Hỏi: Chứng minh Xuân tóc đỏ ngày càng tinh quái?
 GV nhận xét, khái quát.
 Hỏi: Cảnh tượng của “đám ma gương mẫu” được nhà văn miêu tả như thế nào?
 Hỏi: Nhận xét về xã hội thượng lưu thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn đối với xã hội đó?
 Hỏi: Chỉ rõ sự đối lập được sử dụng khi xây dựng ông Phán? Tác dụng?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
 Hỏi: Nhận xét về nội dung và nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích?
 GV nhận xét, khái quát.
 GV yêu cầu 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
 GV hướng dẫn, HS về nhà hoàn thành bài tập.
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 HS đọc tiểu dẫn.
 HS: Dựa vào SGK trả lời.
HS trả lời.
- Lúc đầu đăng ở báo 
“ Hà Nội báo” từ số 40 ngày 7-10-1936.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 Ổn định lớp.
 Trả bài cũ.
 HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu đoạn trích.
 HS: Đọc đoạn trích.
 HS: Trao đổi, trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Phát hiện, trả lời.
 HS suy nghĩ phát hiện.
 HS trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Phát hiện chi tiết.
 HS: Trả lời.
 HS phát hiện, thảo luận, trả lời.
 HS: Nhận xét.
 HS trao đổi, trả lời.
 Đối chiếu tương phản hành vi bên ngoài với toan tính bên trong " bản chất.
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập.
 HS trả lời.
 HS khác nhận xét, bổ sung.
 GV yêu cầu 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
 HS về nhà hoàn thành bài tập.
 I - Tìm hiểu chung:
 1- Tác giả:
 a-Cuộc đời: (1912-1939) sinh tại Hà Nội, quê Hưng Yên.
 -Sinh ra trong một gia đình “nghèo truyền kiếp”. Tốt nghiệp tiểu học, đi làm kiếm sống " mất việc: sống chật vật, bấp bênh, ông chuyển sang nghề viết báo.
 -Là người bình dị “người của khuôn phép, của nề nếp” (Lưu Trọng Lư).
 - Ông mất năm 27 tuổi vì bệnh lao phổi.
 b- Sự nghiệp: phong phú
 - Tác phẩm chính:
 +Tám phóng sự: Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây,…
 +Chín tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê,…
 +Sáu vở kịch, ba mươi truyện ngắn, nhiều bài báo
 -Nội dung: căm phẫn xã hội thực dân nửa phong kiến.
 -Vị trí: “Nhà tiểu thuyết hiện đại”, “Vua phóng sự Bắc kì”.
 2- “ Số đỏ”: là kiệt tác.
 a- Xuất xứ: viết năm 1936.
 -Là tác phẩm xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam “Cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải), là cuốn tiểu thuyết có một không hai.
 b- Tóm tắt: SGK.
 c- Nội dung:
 -Vạch trần thực chất thối nát của phong trào “Âu hoá”, “Thể thao”, “vui vẻ trẻ trung”, những kẻ tự xưng là “nhà cải cách xã hội” nhưng thực chất là dâm ô, đểu giả, bịp bợm: văn minh là văn + minh, Typn: tôi yêu phụ nữ; sân quần: sân phơi quần; mẫu thời trang: hở hang, khiêu dâm,…
 -Hàng loạt chân dung biếm hoạ xuất sắc: cặn bã, quái thai của xã hội.
 +Xuân tóc đỏ: mồ côi, vô học, vô giáo dục, một ma cà bông, dốt nát, lưu manh " “Sinh viên trường thuốc”, “nhà thơ”, nhà cải cách xã hội, giáo sư quần vợt, anh hùng cứu quốc.
 +Mụ Phó Đoan “thủ tiết với hai đời chồng”, được tặng bằng “tiết hạnh khả phong”.
 + Cô Tuyết chưa mất “cả chữ trinh”.
 +Chủ tiệm may âu hoá Văn Minh hô hào tập thể dục mà bản thân không tập thể dục bao giờ.
 +Cụ cố Hồng không biết gì nhưng mở miệng là “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi …” " con rối.
 - “Số đỏ” có tính thời sự và tính chiến đấu rõ: qui luật vô lí nhưng rất thật của xã hội nhố nhăng đương thời: kẻ bất tài, bịp bợm “dâm và đểu” " trí thức, được tặng bao danh hiệu cao quí.
 d- Nghệ thuật:
 - Nghệ thuật châm biếm đặc biệt sắc sảo.
 - Nhiều tình tiết, chi tiết đối lập gay gắt.
 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình mang tính kí hoạ, những con - rối - người.
 II- Đọc hiểu đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”.
 1- Vị trí:
 - Thuộc chương XV của “ Số đỏ”: một màn hài kịch đặc sắc trong vở đại hài kịch.
 2- Nhan đề:
 - Rất lạ, rất giật gân " gây chú ý đặc biệt.
 - Phản ánh đúng sự thật, mỉa mai, hài hước: gia đình có tang lẽ ra buồn thương nhưng lại là niềm hạnh phúc lớn: một niềm vui đầy ắp, không nén nổi, mỗi người mỗi vẻ như đám hội " đúng là niềm hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu.
 3- Bố cục: 3 đoạn.
 -Đoạn 1: Từ đầu đến “Xuân tóc đỏ gây ra cho Tuyết vậy”: niềm hạnh phúc của tang gia.
 -Đoạn 2: Tiếp theo cho đến “đến huyệt”: Cảnh đưa tang.
 -Đoạn 3: Còn lại: Cảnh hạ huyệt.
 4- Đọc - hiểu đoạn trích:
 a- Niềm hạnh phúc của tang gia:
 Nguyên nhân: Cụ cố tổ chết: Tờ di chúc của cụ cố tổ được thực hiện chứ không còn là niềm mơ ước, cái gia tài kếch xù được chia cho con cháu " niềm vui chung.
 a1) Hạnh phúc của những người trong gia quyến: mỗi người một vẻ riêng, không ai giống ai.
 - Con trai (cụ cố Hồng):
 +Gần năm mươi tuổi nhưng mơ ước được gọi là cụ, kiêu hãnh tưởng tượng đến lúc “được mặc áo xô gai lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu… thiên hạ trầm trồ : con giai lớn đã già thế kia à” " Điển hình cho loại người ngu dốt, háo danh.
 + Lặp đi lặp lại (1872 câu): “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như con vẹt, vô hồn, vô cảm.
 - Con dâu (cụ bà cố Hồng)
 +Lo việc cưới xin của Tuyết " danh giá.
 +Cảm động vì Xuân xuất hiện làm cho đám tang thêm “long trọng”.
 - Cháu nội:
 +Ông Văn Minh: Nhà cải cách y phục Âu hoá- được dịp quảng cáo mốt quần áo “ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời” " Cơ hội quảng cáo hàng để kiếm tiền.
 + Cô Tuyết:
 * Được dịp trưng diện “bộ y phục ngây thơ: áo dài voan mỏng, hở cả nách và nửa vú” để chứng tỏ cho thiên hạ biết “mình chưa mất cả chữ trinh”.
 *Buồn lãng mạn vì không thấy “bạn giai” Xuân " “Đúng mốt của nhà có tang”.
 +Cậu Tú Tân: Sướng điên lên vì đây là cơ hội hiếm có để cậu giải trí và chứng tỏ tài nghệ chụp ảnh.
 - Cháu dâu, rể:
 + Bà Văn Minh: mừng rỡ vì đến lúc được “mặc đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen”.
 + Ông Phán mọc sừng:
 * Vui sướng vì đôi sừng vô hình trên đầu lại đem lại lợi nhuận lớn (vài nghìn đồng).
 * Biết ơn Xuân, tính cuộc doanh thương lâu dài với Xuân.
 a2)- Hạnh phúc của những người ngoài gia quyến:
 -Cảnh sát Min Đơ và Min Toa thất nghiệp " có việc làm và có tiền.
 -Bè bạn cụ cố Hồng được dịp khoe các thứ huy chương, phẩm hàm và các kiểu râu.
 - Xuân tóc đỏ: càng tinh quái
 +Sau khi làm cụ cố tổ uất lên chết hắn lặn mất tăm.
 +Xuất hiện đúng lúc: đám tang đang đi phải dừng lại, hắn len vào hàng đầu cùng 6 chiếc xe, 12 lọng, 2 vòng hoa." càng tăng tính hội chợ của đám tang vừa nâng giá trị của chính hắn (Cụ bà cảm động, Tuyết liếc mắt đưa tình, mọi người ngợi khen).
 b- Cảnh đưa tang:
 - Toàn cảnh:
 +Đám tang rất to: ba trăm câu đối, vài ba trăm người đưa. Đưa đến đâu, huyên náo đến đấy như đám hội, đám rước.
 + Đủ kèn ta, kèn tây, kèn tàu trộn “hổ lốn”.
" Căn bệnh phô trương của những kẻ ngu dốt.
 - Cận cảnh: nhân vật đám đông.
 + Lớp già (bạn cụ cố Hồng):
 *Ngực đầy huân chương, đủ các kiểu ria.
 *Cảm động khi thấy làn da trắng trong làn áo voan mỏng trên tay và ngực Tuyết.
 + Lớp trẻ: “giai thanh gái lịch”: Mặt buồn rầu >< chim nhau, cười tình, bình phẩm, hẹn hò nhau.
" Sự lố lăng, đồi bại của xh thượng lưu.
 c- Cảnh hạ huyệt:
 -Tú Tân bắt bẻ hết người này đến người khác hoặc chống gậy hoặc gục đầu, hoặc khom lưng…" như một đạo diễn trên sân khấu kịch.
 - Ông Phán khóc “Hứt… Hứt”, khóc quá muốn lặng người đi.
" Khôi hài, bỉ ổi, đạo đức giả.
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết:
 a-Nội dung: Phê phán sâu sắc lối sống đạo đức giả của xã hội thượng lưu trưởng giả.
 b- Nghệ thuật: trào phúng đặc sắc:
 - Giọng văn: trào lộng, châm biếm bậc thầy, mỉa mai sâu cay.
 - Nghệ thuật đối lập: Hình thức và nội dung, những yếu tố mâu thuẫn gây cười.
 - Nghệ thuật dựng cảnh: quay viễn cảnh, cận cảnh.
 - Nghệ thuật phóng đại mà vẫn rất thật, y như thật
" Giá trị châm biếm vừa sâu vừa sắc.
 2- Luyện tập:
 a- Tìm đọc tiểu thuyết “Số đỏ”.
 b-
 -Mâu thuẫn trào phúng: tang gia – hạnh phúc; 
 -Nghệ thuật trào phúng: thủ pháp đối lập, cường điệu, nói ngược, nói mỉa,....
2’	4- Dặn dò:
- Nắm vững nội dung tác phẩm và đoạn trích.
- Đọc, soạn: Phong cách ngôn ngữ báo chí.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
*Caâu hoûi traéc nghieäm cuûng coá baøi hoïc:
1. Söï thaønh coâng toät ñænh vinh quang cuûa Xuaân toùc ñoû chuû yeáu laø nhôø:
Baûn chaát löu manh cuûa Xuaân phuø hôïp vôùi baûn chaát ñeåu caùng, ñoài baïi vôùi xaõ hoäi thöôïng löu. 
Vaän may, soá ñoû.
Xuaân toùc ñoû quaù khoân ngoan. 
2.Caâu naøo sau ñaây khoâng theå hieän noäi dung cuûa “Soá ñoû”?
Taùc phaåm ñaõ vaïch traàn boä maët thaät caùi xaõ hoäi tö saûn thöôïng löu thaønh thò ñöông thôøi ñua ñoøi loái soáng vaên minh rôûm heát söùc loá laêng, ñoài baïi .
Leân aùn boïn ñòa chuû, cöôøng haøo, daâm oâ, doái traù.
Cheá gieãu caùc phong traøo “AÂu hoùa”, “Giaûi phoùng nöõ quyeàn”,…do thöïc daân Phaùp ñôõ ñaàu, coã vuõ cho loái soáng vaên minh tieán boä nhöng thöïc chaát laø söï giaû doái, bòp bôïm, chaø ñaïp leân ñaïo ñöùc truyeàn thoáng.
3. Nhan ñeà ñoaïn trích ñaõ theå hieän thuû phaùp traøo phuùng gì?
Phoùng ñaïi.
Töông phaûn ñoái laäp.
Gioïng ñieäu mæa mai.
Xaây döïng chaân dung hí hoïa. 
4. “Soá ñoû” laø cuoán tieåu thuyeát :
Laõng maïn.
Hieän thöïc.
Hieän thöïc traøo phuùng.
Keát hôïp hieän thöïc vaø laõng maïn. 
5. Thaùi ñoä cuûa nhaø vaên theå hieän qua ñoaïn trích laø thaùi ñoä gì?
Caûm thöông cho ngöôøi quaù coá.
Mæa mai nheï nhaøng maø saâu cay ñaùm con chaùu baát hieáu.
Pheâ phaùn quyeát lieät caùi xaõ hoäi thöôïng löu ñöông thôøi baát nhaân, giaû doái, loá laêng vaø ñoài baïi, baên khoaên veà söï tha hoùa cuûa con ngöôøi. 

File đính kèm:

  • docT45-46.doc