Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 4: Kiểm tra bài viết số 1
a- Giới thiệu được nhận định.
b- Nội dung bài viết cần chú ý những vấn đề sau.
- Giải thích nhận định:
+“Cách núi ngăn sông”: những khó khăn thách thức trên đường đời.
+“Lòng người ngại núi e sông”: con người thiếu tinh thần, ý chí vươn lên trước những khó khăn trở ngại.
- Nêu suy nghĩ của bản thân:
+Nhận định đề cao tinh thần, ý chí nghị lực của con người.
+Vấn đề được đặt ra đúng với thực tiễn trong đời sống của con người:
* Trong cuộc sống ta luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách, trở ngại trên đường đời.
*Nhưng khó khăn, thử thách lớn nhất vẫn là lòng người, là bản thân mỗi người có đủ nghị lực để đối mặt với những trở ngại đó không.
Ngày soạn: 20.8.2008 Tiết: 4 KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ I I- Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. 2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết văn nghị luận. 3- Tư tưởng, thái độ: Bồi dưỡng lối sống giàu nghị lực, có ý thức tìm tòi, học hỏi vươn lên. II- Chuẩn bị: 1-Chuẩn bị của GV: Ra đề, lập đáp án, Biểu điểm. 2- Chuẩn bị của HS: -Ôn lại kiến thức về văn nghị luận đã học. -Ôn lại kiến thức đã học. III- Hoạt động dạy học: 1' 1- Ổn định tổ chức: 2-Phát đề: ĐỀ: Nêu cảm nghĩ của em về câu nói: “Đường đi khó không khó vì cách núi ngăn sông mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học) ? 3-Hướng dẫn sơ lược: ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM: 1-Kĩ năng: -HS biết vận dung kiến thức về làm bài văn nghị luận xã hội. -Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, không mắc các lỗi. 2- Kiến thức: HS cần nêu một số ý cơ bản sau: a- Giới thiệu được nhận định. b- Nội dung bài viết cần chú ý những vấn đề sau. - Giải thích nhận định: +“Cách núi ngăn sông”: những khó khăn thách thức trên đường đời. +“Lòng người ngại núi e sông”: con người thiếu tinh thần, ý chí vươn lên trước những khó khăn trở ngại. - Nêu suy nghĩ của bản thân: +Nhận định đề cao tinh thần, ý chí nghị lực của con người. +Vấn đề được đặt ra đúng với thực tiễn trong đời sống của con người: * Trong cuộc sống ta luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách, trở ngại trên đường đời. *Nhưng khó khăn, thử thách lớn nhất vẫn là lòng người, là bản thân mỗi người có đủ nghị lực để đối mặt với những trở ngại đó không. *Dẫn chứng minh họa: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường” (Lỗ Tấn) ; tấm gương: Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Văn Hùng (hiệp sĩ CNTT)… +Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân là một học sinh. 3-Điểm: -Điểm 9-10: Bài mạch lạc, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi các loại. -Điểm 7-8: Giải quyết đầy đủ các vấn đề hoặc chưa đầy đủ nhưng bài viết sâu sắc, văn trôi chảy, bài mạch lạc, không quá 5 lỗi các loại. -Điểm 5-6: Giải quyết đầy đủ các vấn đề nhưng bài viết khô, văn đôi chỗ chưa trôi chảy, chưa mạch lạc, quá 5 lỗi các loại -Điểm 3-4: Bài sơ sài hoặc chỉ nêu vài ý. -Điểm 1-2: Nội dung quá sơ sài, chưa nắm được nội dung chính của vấn đề, thiếu dẫn chứng. Diễn đạt quá kém. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc chỉ viết được vài dòng không rõ nội dung. *THỐNG KÊ ĐIỂM: 11A7: Giỏi………………Khá………………TB………………Yếu ………………Kém 11A8: Giỏi………………Khá………………TB………………Yếu ………………Kém 11A9: Giỏi………………Khá………………TB………………Yếu ………………Kém 4- Nhận xét: IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T4.doc