Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 27: Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)

-Nho giáo: đề cao trung hiếu, lễ nghĩa  quan trọng và cần thiết của đạo làm người. Nhưng Nho giáo không tôn trọng luật pháp vì Nho giáo chỉ nói suông, không phạt không thưởng đúng như Khổng Tử nói: Không thấy ai nhận được lỗi lầm của mình mà biết tự trách phạt  sự cần thiết phải có luật.

 - Vai trò của luật:

 +Luật giúp vua chúa nắm quyền thống trị giúp nước, giúp đời:

 +Không có luật không thể trị được dân.

 +Sách vở chỉ nói suông không bằng thân hành ra làm việc ( Khổng Tử).

 +Nhiều nhà nho suốt đời đọc sách nhưng ứng xử tệ hơn người quê mùa.

 - Quan hệ giữa luật pháp và đạo đức: Đạo đức và pháp luật đi liền nhau: giữ đúng luật là đức: chí công vô tư, công bằng trong luật là đức trời: đạo đức cao nhất.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 27: Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 5.10.08
Tiết 27	Đọc thêm: XIN LẬP KHOA LUẬT 	 Nguyễn Trường Tộ
 (Trích: “ Tế cấp bát điều”)
I- Mục đích, yêu cầu:
 	1- Kiến thức: giúp HS: 
- Nắm được đặc điểm của văn điều trần: văn bản mà cấp dưới trình bày một vấn đề quan trọng nào đó đề bạt lên cấp trên, biết phân tích hệ thống luận điểm và cách lập luận của bài văn điều trần.
- Hiểu được tầm quan trọng của luật đối với sự nghiệp canh tân đất nước.
- Thấy được lòng nhiệt tình, lòng yêu nước thương dân của NTT.
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản nghị luận xã hội
 	3- Thái độ:Bồi dưỡng ý thức kỷ luật, trách nhiệm với đất nước .
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Tham khảo tài liệu.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, Trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học::
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6	2- Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Người hiền trong “ Chiếu cầu hiền” của vua QT là ai? Nhận xét về đường lối cầu hiền của vua QT.
- Yêu cầu: 	- Người hiền là người có đức có tài (Kẻ sĩ Bắc hà).
- Đường lối cầu hiền của vua QT: 	+ Tôn vinh người hiền
+ Rộng mở, toàn diện.
+ Cách tiến cử dễ dàng.
+ Thái độ thành khẩn, tha thiết
 	3- Giảng bài mới: 
-Vào bài: Nguyễn Trường Tộ là 1 trí thức thông thạo cả Hán học và Tây học. Ông viết nhiều bản điều trần gởi lên nhà Nguyễn đề nghị thực thi các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và phát triến đất nước.
	-Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
28’
 HĐ1 : Hướng dẫn tìm hiểu tác giả tác phẩm.
 Hỏi: Nêu những nét bản nhất về tác giả và tác phẩm?
 Hỏi: Thế nào là điều trần, tế cấp bát điều?
HĐ2: Hướng dẫn đọc thêm.
 Hỏi: Nhận xét về cách đặt vấn đề của tác giả?
 Luật bao gồm những lĩnh vực nào?
 Vua, quan , dân phải có thái độ như thế nào đối với luật?
 Hỏi: Việc thực hành luật của các nước phương tây như thế nào? Chỉ rõ sự tiến bộ và công bằng của luật?
 Hỏi: Theo Nguyễn Trường Tộ, nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật không?
 Hỏi: Vai trò của luật trong việc xây dựng, phát triển đất nước?
 Vì sao nhiều nhà nho đọc nhiều sách mà ứng xử tệ?
 Hỏi: Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật?
 Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật của bài điều trần?
HĐ1 : Tìm hiểu tác giả tác phẩm.
 HS đọc tiểu dẫn.
 HS trả lời.
 HS: điều: điều mục.
 trần: trình bày.
 Tế cấp bát điều: 8 việc cần làm gấp.
 HĐ2: Đọc thêm.
 HS trả lời.
 HS: Phải tôn trọng pháp luật"công bằng, chí công vô tư: dân an, nước thịnh.
 HS: 
 -Bộ hình toàn quyền quyết định.
 -Xử đúng luật " dễ dàng, công bằng.
 -Luật: chặt chẽ, công minh, không lọt tội.
 -Hợp với đạo lí của nhân dân
 -> Sự cần thiết phải có luật.
 HS: trả lời.
 HS trả lời.
 HS: Vì họ không được học luật.
 HS: Phát hiện.
HS: Trả lời.
 I- Giới thiệu chung:
 1- Tác giả:
 - Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), quê: Nghệ An.
 - Là trí thức yêu nước, có tầm nhìn xa, thông thạo cả Hán học, Tây học.
 2- Tác phẩm:
 - “Tế cấp bát điều” là 8 điều cần làm ngay mà NTT đề xuất lên triều đình Tự Đức.
 -“Xin lập khoa luật” trích từ bản điều trần số 27, bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với đất nước nhằm thuyết phục triều đình mở khoa luật.
 II- Hướng dẫn đọc thêm:
 1- Luật và việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây:
 - Luật: bao gồm kỉ cương, uy quyền và chính lệnh của quốc gia.
 +Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước " vào đề trực tiếp, thẳng thắn, ngắn gọn, dễ hiểu, đồng thời nêu rõ quan hệ của luật đối với mọi người: Luật áp dụng với mọi đối tượng.
 +Quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn " Đất nước có kỉ cương, trật tự.
 -Việc thực hành luật ở các nước phương Tây
 +Bộ Hình cứ theo luật mà xử, chỉ có đúng chứ không bao giờ sai " Luật giúp cho việc xử án dễ dàng, công bằng.
 +Vua cũng không được tự đoán phạt " tránh được việc lọt tội vì quyền thế thân thích.
" Luật giúp cho việc xử án được công bằng, đúng người, đúng tội.
 2- Vai trò, vị trí của luật đối với đời sống xã hội:
 -Nho giáo: đề cao trung hiếu, lễ nghĩa " quan trọng và cần thiết của đạo làm người. Nhưng Nho giáo không tôn trọng luật pháp vì Nho giáo chỉ nói suông, không phạt không thưởng đúng như Khổng Tử nói: Không thấy ai nhận được lỗi lầm của mình mà biết tự trách phạt " sự cần thiết phải có luật.
 - Vai trò của luật:
 +Luật giúp vua chúa nắm quyền thống trị giúp nước, giúp đời:
 +Không có luật không thể trị được dân.
 +Sách vở chỉ nói suông không bằng thân hành ra làm việc ( Khổng Tử).
 +Nhiều nhà nho suốt đời đọc sách nhưng ứng xử tệ hơn người quê mùa.
 - Quan hệ giữa luật pháp và đạo đức: Đạo đức và pháp luật đi liền nhau: giữ đúng luật là đức: chí công vô tư, công bằng trong luật là đức trời: đạo đức cao nhất.
 3- Tổng kết:
 - Lập luận sắc sảo, chặt chẽ, văn ngắn gọn, kiệm lời, thuyết phục cao; Dùng lời Khổng Tử để phê phán, hạn chế Nho giáo, vừa thuyết phục vừa lí thú ( kiểu gậy ông đập lưng ông) vừa thể hiện hiểu biết sâu rộng.
 -Hiểu biết sâu rộng: cổ kim, đông tây; tư tưởng tiến bộ, yêu nước thương dân. 
2’	4- Dặn dò:.
- Nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật của bài điều trần .
- Soạn : Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................ 

File đính kèm:

  • docT27.doc