Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 12: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo)

 - Nách tường: khoảng không gian hẹp giữa 2 bức tường  sự sáng tạo: làm câu văn gợi cảm, sinh động hơn cách nói “góc tường”. Bông liễu xuất hiện giữa khoảng không gian chật hẹp ấy khẳng định cái đẹp tồn tại ngay cả những hoàn cảnh đặc biệt.

 -Theo phương thức chuyển nghĩa (dựa vào quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được gọi tên)

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 12: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 10 -9
Tiết 12	TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (tt).
I- Mục đích, yêu cầu:
 	1- Kiến thức: giúp HS:
- Nắm quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Thấy được sự sử dụng sáng tạo của cá nhân từ vốn ngôn ngữ chung.
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. 
 	3- Thái độ:Có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng và hay. 
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Đồ dùng dạy học.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ Sgk, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Biểu hiện của cái riêng trong lời nói cá nhân. Nêu ví dụ về sự sáng tạo của cá nhân trong việc chuyển nghĩa của từ.
- Yêu cầu: HS nêu 5 biểu hiện của cái riêng trong lời nói cá nhân. Lấy dẫn chứng thơ ca làm rõ sự sáng tạo của cá nhân trong việc dùng từ, ví dụ: “ ậm oẹ” thơ TX, “ hạt lệ như sương” thơ NK.
 	3- Giảng bài mới:
	-Vào bài:
	-Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
6’
30’
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu quan hệ giữa ngôn ngữ chung và ngôn ngữ cá nhân.
 Hỏi: Chỉ rõ mối quan hệ 2 chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
 Nêu ví dụ.
 GV nhận xét, khái quát, yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
 HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
 GV phân 4 bài tập cho 4 nhóm, chuẩn bị trong 5 phút.
 Địa diện 4 nhóm trình bày bài tập.
 Hỏi: Từ nách trong câu thơ của ND đựoc sử dụng sáng tạo như thế nào?
 Hỏi: Phân tích nghĩa của từ xuân được sử dụng trong các câu thơ?
 Hỏi: Từ xuân (2) trong thơ của Bác được chuyển nghĩa như thế nào?
 Hỏi: Từ mặt trời nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển.
 Hỏi: Xác định từ mới được sử dụng trong thời gian gần đây? Chúng tạo ra từ những tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ nht?
 GV: Từ các ví dụ đã phân tích, sự sáng tạo của các cá nhân trong dùng từ làm cho ngôn ngữ chung vì thế phong phú, giàu có hơn.
HĐ1: Tìm hiểu quan hệ giữa ngôn ngữ chung và ngôn ngữ cá nhân.
 HS: Trả lời.
 HS nêu ví dụ minh họa.
HS: Đọc ghi nhớ.
HĐ2:
 4 nhóm, trao đổi thảo luận, chuẩn bị bài tập.
 HS đại diện trình bày..
 HS: So sánh, trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: Phát hiện.
 HS phát hiện trả lời
 III- Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
 1- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân tạo ra lời nói cụ thể của mình đồng thời lĩnh hội lời nói của cá nhân khác.
 2- Lời nói cá nhân là hiện thực hoá những yếu tố chung, qui tắc chung của ngôn ngữ. Sự sử dung sáng tạo của cá nhân góp phần hình thành những cái mới trong ngôn ngữ chung.
 IV- Luyện tập:
 1. Từ” nách”nghĩa gốc: mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực.
 - Nách tường: khoảng không gian hẹp giữa 2 bức tường " sự sáng tạo: làm câu văn gợi cảm, sinh động hơn cách nói “góc tường”. Bông liễu xuất hiện giữa khoảng không gian chật hẹp ấy khẳng định cái đẹp tồn tại ngay cả những hoàn cảnh đặc biệt.
 -Theo phương thức chuyển nghĩa (dựa vào quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được gọi tên)
 2- Từ” xuân”:
 a. Xuân đi xuân lại lại: xuân vừa là mùa xuân (mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ) vừa là tuổi xuân, tuổi trẻ. Mùa xuân đi qua rồi trở lại nhưng tuổi xuân không bao giờ trở lại.
 b. Cành xuân đã bẻ cho người chuyền tay:
 - Xuân: Vẻ đẹp của con người, sự trong trắng trinh tiết của người phụ nữ.
 c. Chén quỳnh ăm ắp bầu xuân: Bầu xuân chỉ không khí thân mật, tri âm, gần gũi giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.
 d. Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
 - xuân (1): nghĩa gốc.
 - xuân (2): đất nước phát triển giàu đẹp, thịnh vượng.
 -> phương thức chuyển nghĩa.
 3. Từ” mặt trời”
 a. Mặt trời: nghĩa gốc (thiên thể nóng sáng ở xa trái đất., là nguồ chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái đất).
 b. Mặt trời chân lý: Lý tưởng cách mạng.
 c. Mặt trời của bắp: nghĩa gốc. 
 Mặt trời của mẹ: chỉ đứa con thân yêu: nguồn sáng, nguồn sống, niềm tin, chứa chan hi vọng.
 ->phương thức chuyển nghĩa.
 4- Từ mới được sử dụng: mọn mằn, giỏi giắn, nội soi.
 a- Cơ sở và phương thức cấu tạo:
 - Mọn mằn tạo ra dựa vào từ mọn (nhỏ đến mức không đáng kể) 
 -Quy tắc cấu tạo chung như sau:
 +Tạo ra từ láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm m)
 +Trong hai tiếng, tiếng gốc (mọn) đặt trước, tiếng láy đặt sau.
 +Tiếng láy lặp lại phụ âm đầu nhưng đổi thành vần ăn.
 ->từ mọn mằn: chỉ vật nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể.
 b. Từ giỏi giắn được tạo ra trên cơ sở tiếng giỏi và theo qui tắc như trên.
 Giỏi gắn: rất giỏi.
 c- Nội soi: tạo ra từ hai tiếng có sẵn, đồng thời dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ:
 -Nội: chỉ những gì thuộc về bên trong.
 -Soi: một hoạt động có sự chiếu sáng vào bên trong.
2’	4- Dặn dò:
- Tìm ví dụ trong văn thơ về sự sử dụng từ sáng tạo của cá nhân.
- Đọc soạn: “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ. 
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
	Bảng phụ:
	1- Từ” nách”nghĩa gốc: mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực.
 	- Nách tường: khoảng không gian hẹp giữa 2 bức tường " sự sáng tạo: làm câu văn gợi cảm, sinh động hơn cách nói “góc tường”.
 	-Theo phương thức chuyển nghĩa (dựa vào quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được gọi tên).
	2- Từ” mặt trời”
 	a. Mặt trời: nghĩa gốc (thiên thể nóng sáng ở xa trái đất., là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái đất).
 	b. Mặt trời chân lý: Lý tưởng cách mạng.
 	c. Mặt trời của bắp: nghĩa gốc. 
 	Mặt trời của mẹ: chỉ đứa con thân yêu: nguồn sáng, nguồn sống, niềm tin, chứa chan hi vọng.
 	->phương thức chuyển nghĩa.

File đính kèm:

  • docT12.doc