Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 112-113

-“Xuất dương lưu biệt: thi pháp trung đại”, ngôn ngữ trung đại, tư tưởng đổi mới: chí làm trai.

 -“Hầu trời”: thi pháp trung đại nhưng có yếu tố đổi mới: ngôn ngữ hiện đại, cái tôi “ngông” của nhà nho tài tử, muốn thoát li.

 -Vội vàng: thi pháp hiện đại, ngôn ngữ hiện đại, cái “tôi” ham sống khát khao giao cảm với đời, q.niệm mới mẻ về th.nhiên và lẽ sống.

 -> 3 tác giả hoàn tất 1 quá trình hiện đại hóa thơ ca VN từ trung đại -> quá độ -> hiện đại.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 112-113, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/4
Tiết 112-113 	ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về VHVN và VH nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn 11, tập II. 
- Củng cố và hệ thống hóa kiến thức về 2 phương diện: lịch sử và thể loại. 
2- Kĩ năng: RLKN và nâng cao tư duy phân tích, khái quát và trình bày vấn đề một cách hệ thống. 
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn chương. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Lập kế hoạch ôn tập theo các câu hỏi và bảng các bài tập câu hỏi nâng cao và củng cố, mở rộng. 
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: 
- Đọc kĩ lại văn bản và bài học, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
- Chuẩn bị một số bảng hệ thống. 
III- Hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
	2- Kiểm tra bài cũ: 	Kết hợp trong quá trình ôn tập. 
	3-Bài mới: 
	 -Vào bài:
	 -Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
8’
10’
15’
9’
Tiết 2
6’
15’
22’
 HĐ1: Ôn tập phần VHVN từ đầu TK XX đến CMT8/1945.
 Hỏi: Kể tên các tác phẩm thơ đã học ở HKII?
 Nhận xét sơ bộ về thể thơ, chữ viết? 
 Hỏi: Kể tên các tp thuộc thể loại văn nghị luận đã học ở 11? 
 Hỏi: So sánh thơ trung đại và thơ mới trên các bình diện: nội dung, cách cảm nhận, cảm hứng chủ đạo và hình thức nghệ thuật? 
 Hỏi: So sánh 3 bài thơ: Xuất dương lưu biệt, Hầu trời và Vội vàng để làm rõ quá trình hiện đại hóa của nền VHVN? 
 Hỏi: Đọc khổ đầu bài “Vội vàng” và nêu nội dung cơ bản? 
 Điểm mới của thơ Xuân Diệu thể hiện trong đoạn thơ?
 Hỏi: Cảm hứng chủ đạo của Tràng giang?
 Hỏi: Em thích đoạn nào nhất trong “Đây thông Vĩ Dạ”? Vì sao? 
 Hãy đọc đoạn thơ mà em thích? 
 Hỏi: Đọc diễn cảm của 1 trong 5 bài thơ mới đã học? Hỏi: Giá trị nổi bật của bài “Chiều xuân”?
 Hỏi: Nội dung cơ bản của Mộ, Lai Tân?
 Hỏi: NT đặc sắc của 2 bài thơ?
 Hỏi: Nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ cách mạng đã học của Tố Hữu? 
 Hỏi: Sự khác biệt giữa thơ ca trong tù của 2 tác giả: Tố Hữu và Hồ Chí Minh?
 Ổn định lớp.
 Kiểm tra bài cũ.
 HĐ2: Ôn tập phần văn nghị luận. 
 Hỏi: Những điểm chung về thể loại, nghệ thuật lập luận trong 2 văn bản “Về luân lý xã hội ở nước ta” và “Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức? 
 Hỏi: Ấn tượng chung nổi bật của em khi đọc xong “Một thời đại trong thi ca”?
 HĐ3: Ôn tập văn học nước ngoài.
 Hỏi: Đọc đoạn thơ mà em yêu thích? 
 Hỏi: Nêu những nét chung và đặc sắc riêng của hai bài thơ “Tôi yêu em” (Pu-skin) và “Bài thơ số 28” (Tagor)?
 Chia 3 nhóm: 
 Nhóm 1: Tóm tắt truyện. 
 Nhóm 2: P/tích hình tượng n/vật.
 Nhóm 3: P/tích hình tượng cái bao. 
 HĐ1: Ôn tập phần VHVN từ đầu TK XX đến CMT8/1945.
 HS: trả lời. 
 HS: trả lời.
 HS: so sánh, phát hiện. 
 HS: so sánh. 
 HS: thực hiện. 
 HS: trả lời.
 HS đọc, nêu cảm nhận. 
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS trả lời.
 HS trả lời.
 HS trả lời.
 HS: so sánh, trả lời.
 Ổn định lớp
 Trả bài cũ.
HĐ2: Ôn tập phần văn nghị luận. 
 HS: phát hiện, trả lời. 
 HS: trả lời.
 HĐ3: Ôn tập văn học nước ngoài.
 HS: đọc. 
 HS trao đổi, trả lời.
 HS phân nhóm hoạt động, trình bày.
 I- Ôn tập phần VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/1945:
 1- Hệ thống VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/1945:
 a-Thơ: 
 -Thơ giao thời (1905) (giữa thơ cũ -> mới) 
 +Xuất dương lưu biệt: thơ yêu nước và CM; thất ngôn bát cú, chữ Hán.
 +Hầu Trời (1921) Tản Đà: thơ thất ngôn trường thiên, chữ quốc ngữ. 
 -Thơ mới: chữ quốc ngữ :Vội vàng (1938) XD; Đây thôn Vĩ Dạ (1938) HMT; Tương tư (1940) NBính; Chiều xuân (1941) Anh Thơ; Tràng giang (1939) Huy Cận. 
 -Thơ Cách mạng: 
 +Mộ, Lai Tân (NKTT) thể thất ngôn tứ tuyệt, chữ Hán. 
 +Từ ấy, Nhớ đồng: thất ngôn trường thiên, chữ quốc ngữ. 
 b- Văn nghị luận: 
 -Về luân lý XH ở nước ta (trích “Đạo đức và luân lý Đông tây – 1925) Phan Châu Trinh – bài diễn thuyết, chữ quốc ngữ, nghị luận xã hội. 
 -Tiếng mẹ đẻ – nguồn g/phóng các d/tộc bị áp bức – 1925; NANinh, NLXH. 
 -Một thời đại trong thi ca (trích bài tựa “TNVN “-1941) Hoài Thanh, chữ quốc ngữ, NLVH. 
 2- Phân biệt thơ trung đại và thơ mới: 
Các 
bình diện
Thơ trung đại
Thơ mới
N.dung cảm hứng
Thời đại chữ “ta” nặng tính cộng đồng, xã hội.
Thời đại chữ “tôi”, coi trọng bản ngã, cá thể. 
Cách 
cảm nhận th.nhiên, con người, c.sống
Đôi mắt già, cũ, ước lệ, tượng trưng, khuôn sáo
Đôi mắt xanh non biếc rờn, tươi mới, trẻ trung, ngơ ngác. 
Cảm hứng chủ đạo
Nói chí, tỏ lòng
Nỗi buồn bơ vơ, cô đơn, thất vọng. 
Hình thức nghệ thuật
 -Chữ Hán, chữ Nôm.
 -Thể thơ truyền thống: Đường luật, cổ phong lục bát, STLB. 
 -Ước lệ, Tính quy phạm. 
-Chữ quốc ngữ. 
-Thơ hiện đại: thơ 8 chữ, 5 chữ, 4 chữ, hỗn hợp, tự do. 
-Giản dị, tinh tế, chân thực. 
 +So sánh 3 bài thơ: 
 -“Xuất dương lưu biệt: thi pháp trung đại”, ngôn ngữ trung đại, tư tưởng đổi mới: chí làm trai. 
 -“Hầu trời”: thi pháp trung đại nhưng có yếu tố đổi mới: ngôn ngữ hiện đại, cái tôi “ngông” của nhà nho tài tử, muốn thoát li. 
 -Vội vàng: thi pháp hiện đại, ngôn ngữ hiện đại, cái “tôi” ham sống khát khao giao cảm với đời, q.niệm mới mẻ về th.nhiên và lẽ sống. 
 -> 3 tác giả hoàn tất 1 quá trình hiện đại hóa thơ ca VN từ trung đại -> quá độ -> hiện đại.
 3- Nội dung – Nghệ thuật của 5 bài thơ mới: 
 a- Vội vàng: (1938) trong tập “Thơ thơ” XD
 -Nội dung: quan niệm sống mới: vội vàng.
 +Khát khao giao cảm với đời. 
 +Tình yêu cuộc sống mãnh liệt: cái tôi nồng nàn, say đắm. 
 +Quan niệm thời gian tuyến tính. 
 -Nghệ thuật: mới nhất trong các nhà thơ mới. 
 +Thể thơ tự do.
 +Hình ảnh mới lạ, táo bạo.
 +Con người là chuẩn mực của thiên nhiên. 
 b- Tràng giang (1939) trong “Lửa thiêng” – Huy Cận.
 -Nội dung: Cái tôi cô đơn, buồn: nỗi sầu vũ trụ, nỗi sầu nhân thế, nỗi nhớ quê da diết trước cảnh vũ trụ bao la, vô tận. 
 -Nghệ thuật: Vừa cổ điển, vừa hiện đại: nhan đề, đề tài, đề từ, thể thơ. 
 c- Đây thôn Vĩ Dạ (1938) tập “Thơ điên” Hàn Mặc Tử.
 -Nội dung: cái tôi trữ tình
 +1 t/y đắm say trước vẻ đẹp thôn Vĩ.
 +Nỗi buồn cô đơn, khát khao, mong chờ 1 t/y đơn phương. 
 -Nghệ thuật: Hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, vừa thực vừa ảo. 
 d-Tương tư (1939) trong “Lỡ bước sang ngang” – Nguyễn Bính
 -Nội dung: Nỗi tương tư của chàng trai: nhớ mong, sầu buồn, ước mơ.
 -Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, lời thơ dân dã mộc mạc, dùng từ đậm chất dân gian.
 e- Chiều xuân (1941) trong tập “Bức tranh quê” của AThơ. 
 +Nội dung: Cảm xúc tinh tế của cái tôi trữ tình trước cảnh chiều xuân với những nét tiêu biểu, điển hình của miền quê Kinh Bắc. 
 +Nghệ thuật: Thể thơ 8 chữ, 4 câu/khổ, 3 khổ/bài -> bức tranh lụa thủy mặc. 
 4- Nội dung, nghệ thuật của 4 bài thơ cách mạng:
 a- Mộ, Lai Tân (42-43) NKTT (HCM): 
 -Nội dung: Tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh lao tù: lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; khí phách phi thường vượt lên hoàn cảnh.
 -Nghệ thuật: 
 +Vừa cổ điển, vừa hiện đại. 
 +Ng.ngữ hàm súc, giàu sức gợi.
 +Giọng thơ linh hoạt: trữ tình, châm biếm kín đáo, nhẹ nhàng. 
 b- Từ ấy, Nhớ đồng (37-46) thuộc tập Từ ấy (Tố Hữu)
 -Nội dung: 
 +Niềm vui lớn khi gặp lý tưởng Đảng. 
 +Tâm trạng buồn nhớ, cô đơn của người chiến sĩ ngục tù. 
 -Nghệ thuật: 
 +Thể thơ thất ngôn trường thiên. 
 +Cảm xúc mới mẻ.
 +Hình ảnh thơ vừa chân thực gần gũi vừa rực rỡ, chói lọi, lãng mạn. 
 c- Sự khác nhau giữa thơ trong tù của Hồ Chí Minh và thơ trong tù của Tố Hữu: 
 -Hồ Chí Minh: 
 +Chữ Hán, thể thơ Đường luật. 
 +Bình tĩnh, ung dung lấp lánh tinh thần thép của bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.
 +Chuẩn mực về cổ điển nhưng rất hiện đại. 
 -Tố Hữu: 
 +Chữ quốc ngữ, thể thơ thất ngôn. 
 +Giọng thơ sôi nổi nồng nàn, đắm say nhưng chưa có được cái bình tĩnh, ung dung làm chủ hoàn cảnh, làm chủ bản thân như Hồ Chí Minh.
 II- Ôn tập phần văn nghị luận: 
 1- Nghị luận xã hội: “Về luân lí .... “; “Tiếng mẹ đẻ ...”.
 -N.dung: bàn về những vấn đề xã hội cấp thiết nhằm mục đích chấn hưng dân trí, đề cao dân trí, bồi dưỡng dân chủ với mục đích cứu nước.
 -Nghệ thuật: Luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ, tình cảm nồng nhiệt.
 -Hạn chế: quan điểm đề ra chưa thật chuẩn xác và khả thi trong hoàn cảnh đương thời. 
 2- Nghị luận văn học: “Một thời đại ...”
 -Khái quát những biểu hiện và bế tắc của bi kịch thơ mới. 
 Các nhà thơ mới khám phá thiên nhiên, tình yêu, tình yêu tiếng Việt. 
 -Kết quả và ý nghĩa: tạo nên phong trào thơ mới, 1 thời đại trong thi ca -> góp phần gìn giữ sự trong sáng và làm giàu tiếng Việt. 
 III- Ôn tập phần văn học nước ngoài: 
 1- Thơ: Tôi yêu em, Bài số 28.
 -Nét chung: ca ngợi tình yêu chân thành trung thực, trong sáng, cao thượng. 
 -Nét đặc sắc của mỗi bài:
 +Tôi yêu em
 *Thấm đượm nỗi buồn của mối tình đơn phương, vô vọng nhưng trong sáng, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. 
 *Ngôn từ giản dị, tinh tế. 
 *Điệp ngữ “tôi (đã) yêu em”. 
 *Lời nguyện cầu giàu ý nghĩa. 
 +Bài số 28:
 *Giãi bày tình yêu và triết lý về tình yêu: tình yêu là sự khám phá, hòa hợp của 2 tâm hồn. Khát kháo chiếm lĩnh tinh thần của nhau -> đó là khát vọng lý tưởng. 
 *Lối so sánh: như B; lối cấu trúc đưa ra giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận: A chỉ là B, mà lại là C. 
 2- Truyện: 
 a- Người trong bao: 
 -Hình tượng chân dung Bêlicốp: chân dung, lối sống, tính cách -> ý nghĩa điển hình của hình tượng.
 -Ý nghĩa của hình tượng cái bao.
 -Nghệ thuật: truyện lồng truyện. 
 -Bút pháp: hiện thực. 
 b- Người cầm quyền khôi phục uy quyền: 
 -Hình tượng Giăng Van-giăng: nhân ái, bao dung – bình tĩnh, điềm đạm, kiên quyết -> thiện. 
 -Giave: ác quỉ, hung thần. 
 -Nghệ thuật: bút pháp lãng mạn. 
 3- Nghị luận: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.
 -Đề cao, ngợi ca thiên tài vĩ đại Mác. 
 -Nghệ thuật lập luận: so sánh tăng tiến. 
2’	4- Dặn dò: 
	-Xem lại nội dung bài học.
	-Nắm nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã học.
	-Chuẩn bị bài mới: Tóm tắt văn bản nghị luận.
	IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docT112-113.doc