Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 111: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

 -Giới thiệu luận điểm, liên kết với đoạn trước.

 -Những luận cứ làm sáng tỏ luận điểm.

 -Các thao tác lập luận được sử dụng.

 c- Bước thứ 3:

 -Diễn đạt các ý đã tìm được thành đoạn văn có liên kết.

 -Đọc đoạn văn, sửa chữa (nếu cần)

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 111: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/4 
Tiết 111 	 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP 
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Củng cố những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học. 
- Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng (vấn đề) gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc văn học. 
2- Kĩ năng: RLKN thao tác lập luận, kết hợp các thao tác ấy trong bài văn.	
3- Tư tưởng thái độ: Vận dụng vào thực tiễn cuộc sống khi cần trình bày vấn đề. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo.
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
	2- Kiểm tra bài cũ: 	Kiểm tra trong quá trình luyện tập.
	3-Bài mới: 
	Ở lớp 10, chúng ta đã học các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ, phân tích, bình luận. Trong 1 bài văn không bao giờ sử dụng độc nhất 1 thao tác mà là sự kết hợp các thao tác. 
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
10’
32’
 HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu 1. 
 Hỏi: Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả đối với vấn đề đó ntn? 
 Hỏi: Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Và còn sử dụng thao tác nào nữa không? 
 Hỏi: Dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng các thao tác?
 GV yêu HS luyện tập theo yêu cầu bài tập 2/113, SGK.
 Hỏi: Cách trình bày 1 luận điểm trong bài văn? Cho vd cụ thể. 
 Hỏi: Dựa trên dàn ý đã nêu hãy trình bày một luận điểm? 
 Hỏi: Diễn đạt các ý đã triển khai thành bài viết? 
 HĐ1: Tìm hiểu ngữ liệu 1 
 HS đọc đoạn văn SGK.
 HS: Thảo luận nhóm đại diện nhóm trả lời. 
 HS suy nghĩ, trả lời.
 HS đọc bài tập 2, phân tích yêu cầu và luyện tập.
 HS: trả lời. 
 Chủ đề: tinh thần ham học hỏi của thanh niên ngày nay. 
 Dàn ý: 
 -Sự ham học hỏi là vô cùng cần thiết với mỗi người. 
 -Học hỏi -> không bị lạc hậu.
 -Học hỏi -> thành công. 
 HS: Suy nghĩ, ghi ra giấy nháp. 
 1.Tìm hiểu ngữ liệu: 
 -Đoạn trích viết về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng thơ lãng mạn Pháp đối với các nhà thơ trong phong trào Thơ mới. 
 -Quan điểm của tác giả: không hài lòng trước sự ảnh hưởng quá nhiều này, tuy nhiên sự ảnh hưởng đó không làm mất phong cách thơ Việt mà được Việt hóa. 
 -Các thao tác được sử dụng:
 +Chủ yếu là thao tác lập luận so sánh.
 +Còn có thao tác lập luận bình luận để bàn bạc, mở rộng. 
 -Không. Phải xuất phát từ chủ đề (Vần đề nghị luận). Đánh giá sự thành công của việc vận dụng các thao tác: sức lôi cuốn, hấp dẫn của bài viết. 
 2- Cách trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận: 
 a- Bước thứ nhất: 
 -Xác định chủ đề bài văn.
 -Xây dựng dàn ý rành mạch, hợp lý.
 b- Bước thứ 2: 
 -Chọn luận điểm (trong dàn ý) để trình bày, vị trí của luận điểm. 
 -Giới thiệu luận điểm, liên kết với đoạn trước. 
 -Những luận cứ làm sáng tỏ luận điểm. 
 -Các thao tác lập luận được sử dụng. 
 c- Bước thứ 3: 
 -Diễn đạt các ý đã tìm được thành đoạn văn có liên kết.
 -Đọc đoạn văn, sửa chữa (nếu cần) 
 3- Luyện tập: 
 -Trình bày luận điểm: sự học hỏi dẫn đến thành công. 
 .Câu mở đầu: thực tế cho thấy những người ham học hỏi -> dễ dàng thành công. 
 .Luận cứ làm rõ luận điểm: 
 +Không thể thành nhà kinh doanh giỏi nếu không có kiến thức về kinh doanh. 
 +Kiến thức trong sách vở, học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu những biến động kinh tế ... 
 .Kết hợp các thao tác lập luận. 
2’	4- Dặn dò: 
- Nắm vững: cách trình bày 1 luận điểm, sự vận dụng linh hoạt các tháo tác lập luận khi trình bày. 
-Làm bài tập 3/113, phần a,b.
-Chuẩn bị bài mới: Ôn tập phần Văn học.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............................................…………………..............................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT111.doc
Giáo án liên quan