Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 108: Phong cách ngôn ngữ chính luận (Tiếp theo)

a-Tính công khai về quan điểm chính trị: Người nói (người viết) thể hiện đường lối, quan điểm chính trị công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở; tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát; tránh những câu đa nghĩa, hiểu thế nào cũng được.

 b- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:

 -Lập luận chặt chẽ, lôgic.

 -Luận điểm, luận cứ được sắp xếp hệ thống, phối hợp hài hòa, mạch lạc.

 -Dùng nhiều từ ngữ liên kết: để, mà, với, và, tuy, nhưng .

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 108: Phong cách ngôn ngữ chính luận (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/4
Tiết 108 	PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (t.t) 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ chính luận. 
- Ôn tập và củng cố những kiến thức đã học ở tiết trước. 
2- Kĩ năng: 	
- RLKN vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích và xây dựng văn bản chính luận.	3- Tư tưởng : Bồi dưỡng tư tưởng, thái độ, tình cảm đúng. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 	- Đọc tư liệu tham khảo.
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
6’	2- Kiểm tra bài cũ: 	
-Câu hỏi: Em hiểu thế nào là văn bản chính luận? Phân biệt chính luận và nghị luận? 
-Y/c: 	+ HS nêu được nét riêng của văn bản chính luận: thể loại, mục đích, thái độ của t.giả, đ.điểm của ng.ngữ chính luận.
	+ Phân biệt nghị luận và chính luận.
3-Bài mới: 
-Vào bài: Có người cho rằng “linh hồn của cái đẹp” là tríù tuệ, “hào quang” của cái đẹp cũng là trí tuệ. Điều này rất đúng với phong cách ngôn ngữ chính luận. Sau khi đọc xong 1 văn bản chính luận, người đọc cảm thấy “khôn” lên rất nhiều, Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu nét riêng, bản chất của v.bản chính luận -> phong cách. 
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
12’
14’
10’
 HĐ1: Tìm hiểu các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của PCNNCL.
 Hỏi: Đặc điểm về từ ngữ trong văn chính luận? 
 Hỏi: Đặc điểm của câu trong phong cách chính luận?
 Hỏi: Nhận xét về các biện pháp tu từ sau: 
 -“Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
 -“Đồng bào Nam Bộ là dân của nước VN. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.
 Hỏi: Đặc trưng nổi bật của PCNNCL?
 Hỏi: Vì sao PCNNCL phải chặt chẽ?
 Cho ví dụ minh họa?
 Hỏi: Tính truyền cảm của PCNNCL được biểu hiện ntn?
 HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
 Hỏi: Các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Hiệu quả NT?
 Hỏi: Viết đề cương (sơ lược) về đề: Chứng minh câu nói của HCM?
 GV: Gợi ý HS về nhà viết. 
 HĐ1: Tìm hiểu các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của PCNNCL
 HS trả lời.
 HS: trả lời. 
 HS suy nghĩ, trả lời.
 HS: thảo luận đại diện trả lời. 
 HS: trả lời. 
 HS: giải thích và cho ví dụ.
 HĐ2: Luyện tập.
 HS đọc bài tập 1. 
 HS: phát hiện.
 HS đọc bài tập 2. 
 HS viết 5ph. 
 II- Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:
 1. Các phương tiện diễn đạt:
 a- Về từ ngữ: 
 -Ngoài vốn từ chung còn có lớp từ riêng, từ ngữ chính trị: Độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do ...
 b- Về ngữ pháp: 
 -Câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán lôgic trong một hệ thống lập luận, các câu nối kết trong 1 mạch suy luận. 
 -Câu phức hợp có từ ngữ liên kết: do vậy, bởi thế, cho nên, tuy ... nhưng ... 
 c- Về biện pháp tu từ: 
 -Sử dụng các biện pháp tu từ nhằm tăng tính hấp dẫn, truyền cảm, thuyết phục.
 -Ở dạng nói cần chú trọng cách phát âm, diễn đạt khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc. 
 2. Đặc trưng của PCNNCL: 
 a-Tính công khai về quan điểm chính trị: Người nói (người viết) thể hiện đường lối, quan điểm chính trị công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở; tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát; tránh những câu đa nghĩa, hiểu thế nào cũng được.
 b- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:
 -Lập luận chặt chẽ, lôgic.
 -Luận điểm, luận cứ được sắp xếp hệ thống, phối hợp hài hòa, mạch lạc.
 -Dùng nhiều từ ngữ liên kết: để, mà, với, và, tuy, nhưng ... 
 c- Tính truyền cảm, thuyết phục: 
 -Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo tính hấp dẫn lôi cuốn. 
 -Giọng văn hùng hồn, tha thiết, đi từ trái tim đến khối óc.
 III-Luyện tập: 
 1- Bài tập 1: 
 -Các phép tu từ được sử dụng: 
 +Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu -> giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ. 
 +Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc, giảm dần về mức độ, từ hiện đại đến thô sơ nhưng tăng dần về lòng yêu nước và ý chí quyết tâm. 
 2- Bài tập 2: -Đề cương: 
 -Luận điểm: vai trò của h.sinh, thanh niên đối với sự phát triển của đất nước. 
 -Luận cứ: 
 +Vai trò của TN đối với đất nước trong CM T8.
 +Vai trò của TN đối với đất nước trong 2 cuộc k/c chống Pháp và Mĩ. 
 +Vai trò của TN trong thời đại ngày nay. 
 3- Bài tập 3: 
 -Lòng yêu nước bắt nguồn từ: 
 +Tình yêu những người thân: yêu cha mẹ, ông bà ... 
 +Tình yêu làng quê, kỉ niệm ấu thơ. 
 -Lòng yêu nước -> t/c thiêng liêng, thường trực. 
2’	4- Dặn dò: 
	-Xem lại bài học, hoàn thành bài tập và làm các bài tập còn lại.
	- Chuẩn bị bài mới: Một số thể loại văn học: Kịch, văn nghị luận.	 
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

File đính kèm:

  • docT108.doc