Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 101: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
-Tầm quan trọng của tiếng nói dân tộc với vận mệnh đất nước:
+Tiếng nói là người bảo vệ nền độc lập dân tộc, là yếu tố quan trọng giúp giải phóng dân tộc.
+Người An Nam vứt bỏ tiếng mẹ đẻ khước từ niềm hi vọng giải phóng dân tộc, từ chối sự tự do của dân tộc.
-Khẳng định tiếng Việt không nghèo nàn:
+Ngôn ngữ giàu có trong truyện Kiều.
+Tiếng Việt có khả năng dịch những tác phẩm của Trung Quốc.
Ngày soạn: 24.3 Tiết 101 Đọc thêm: TIẾNG MẸ ĐẺ - NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC (Nguyễn An Ninh) I- Mục tiêu cần đạt: 1-Kiến thức: - Giúp HS nhận thức quan điểm đúng đắn của Nguyễn An Ninh về tiếng nói dân tộc. - Qua đó thấy được tấm lòng của ông với đất nước, với tiếng nói dân tộc. 2- Kĩ năng: RLKN đọc hiểu văn bản, đặc biệt là văn bản chính luận. 3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tự hào tiếng mẹ đẻ, bản sắc văn hóa dân tộc. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc tư liệu tham khảo. - Thiết kế giáo án. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn. III- Hoạt động dạy học: 1’ 1- Ổn định tình hình lớp: 5’ 2- Kiểm tra bài cũ: -Câu hỏi: Phân tích lập luận chặt chẽ, lôgic của bài “Về lý luân xã hội của nước ta”? -Y/c: HS trả lời được các ý sau: +T.giả kết hợp lập luận so sánh – thực trạng – nguyên nhân – kết luận. +Kết hợp yếu tố nghị luận và yếu tố biểu cảm -> có tính thuyết phục cao. 3-Bài mới: Tình cảm yêu nước là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt nền VHVN, tự hào về tiếng mẹ đẻ cũng là biểu hiện của tình yêu nước. -Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức 8’ 29’ HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. Hỏi: Nêu những nét cơ bản về tác giả? Hỏi: Đóng góp của Nguyễn An Ninh với phong trào yêu nước của dân tộc? HĐ2: Hướng dẫn đọc thêm. Hỏi: Tác giả đã phê phán những hành vi nào của thói học đòi “Tây hóa”? Hỏi: Chi tiết nào cho thấy t.giả là người hiểu biết sâu rộng? Hỏi: Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh dân tộc? Hỏi: Căn cứ để tác giả khẳng định tiếng ta không nghèo nàn? Hỏi: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ng.ngữ nước mình? Hỏi: Bình luận q.niệm của t.giả? Hai chữ nhất được sử dụng có hợp lý không? Vì sao? HĐ1:Tìm hiểu chung. HS: đọc tiểu dẫn. HS: trả lời. HĐ2: Tự học:. HS: tìm dẫn chứng. HS: phát hiện. HS: trả lời. HS: nêu 2 căn cứ. HS: trả lời. HS: bình luận. I- Giới thiệu chung: 1- Tác giả: -Nguyễn An Ninh (1899-1943) là nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước tiến bộ nổi tiếng đầu thế kỉ XX. -Thuộc lớp trí thức tây học, có học vấn cao rộng, có mối liên hệ mật với các nhà yêu nước nổi tiếng như PCTrinh, NAQuốc ... -Chủ tờ báo “Tiếng chuông rè”; soạn vở tuồng “Hai Bà Trưng”; Nhiều bài diễn thuyết sôi động. 2- Tác phẩm: -Là bài chính luận xuất sắc với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên “Tiếng chuông rè” (1925). II- Hướng dẫn tự học: 1- Phê phán thói học đòi “Tây hóa”: -Nhiều người An Nam thích bập bẹ tiếng Tây hơn nói tiếng mình. -Nhầm tưởng đó là dấu hiệu của giai cấp quý tộc; được đào tạo theo kiểu Tây phương. => Sự mù tịt về văn hóa Châu Âu, không có 1 thứ văn văn minh nào. -“Chỉ có những người hiểu biết vững 1 nền văn hóa rồi mới có khả năng thưởng thức 1 nền văn hóa ngoại bang”: Là nhận xét sắc sảo, am hiểu sâu rộng về ngôn ngữ, văn hóa; Không bảo thủ, đóng khung và không lai căng, học đòi. 2- Quan điểm đúng đắn về tiếng nói dân tộc: -Tầm quan trọng của tiếng nói dân tộc với vận mệnh đất nước: +Tiếng nói là người bảo vệ nền độc lập dân tộc, là yếu tố quan trọng giúp giải phóng dân tộc. +Người An Nam vứt bỏ tiếng mẹ đẻ khước từ niềm hi vọng giải phóng dân tộc, từ chối sự tự do của dân tộc. -Khẳng định tiếng Việt không nghèo nàn: +Ngôn ngữ giàu có trong truyện Kiều. +Tiếng Việt có khả năng dịch những tác phẩm của Trung Quốc. => Phê phán quan niệm cho rằng tiếng nước mình nghèo => tự hào về tiếng mẹ đẻ. -Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ nước mình: +Khuyến khích giới trí thức học tiếng nước ngoài -> làm giàu ngôn ngữ nước mình. +Học tiếng nước ngoài nhưng không từ bỏ tiếng nước mình. => Ý kiến trên đến nay vẫn còn nguyên giá trị từ góc nhìn văn hóa. 3- Hạn chế: -Tuyệt đối hóa giá trị và sức mạnh của tiếng nói d.tộc: “Người bảo vệ quí giá nhất”, “yếu tố quan trọng nhất”. -Trong hoàn cảnh đất nước nô lệ không nhấn mạnh vấn đề đoàn kết đấu tranh của nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng -> là phiến diện và chủ quan. 2’ 4- Dặn dò: - Nắm vững nội dung bài viết. - Soạn: Luyện tập thao tác lập luận bình luận IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........................................................................………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........................................................................………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- T101.doc