Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 100: Về luân lý xã hội ở nước ta
-Cách vào đề:
+Trước hết, khẳng định ở nước ta chưa hề có lý luận xh theo nghĩa đích thực, đúng đắn.
+Bác bỏ những cách hiểu đơn giản hoặc nông cạn, hời hợt về luân lí xã hội:
*Luân lý xh không thể chỉ là tình bạn bè.
*Luân lý xh cũng không phải là mấy chữ “bình thiên hạ”.
-> Cách vào đề thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, bằng cách nói phủ định -> tư duy sắc sảo, nhạy bén.
Ngày soạn: 19.3 Tiết 100 VỀ LUÂN LÝ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA (Trích “Đạo đức và luân lý Đông Tây” của Phan Châu Trinh) I- Mục tiêu cần đạt: 1-Kiến thức: Giúp HS: - Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phân Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lý xã hội ở nước ta. - Hiểu được nghệ thuật viết văn chính luận, có ý niệm về phong cách chính luận của một tác giả cụ thể. 2- Kĩ năng: RLKN đọc hiểu 1 đoạn trích thuộc văn bản chính luận. 3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn, lòng yêu nước, ý thức đoàn kết. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc tư liệu tham khảo; Thiết kế giáo án. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn. III- Hoạt động dạy học: 1’ 1- Ổn định tình hình lớp: 2- Kiểm tra bài cũ: 3-Bài mới: -Vào bài: Vào những năm cuối thé kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta lâm vào tình trạng trì trệ và yếu kém mọi mặt, do chính sách “ngu dân” mà thực dân Pháp áp đặt. Trong hoàn cảnh đó nhiều người ưu tú của dân tộc có tư tưởng tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Một trong những nhà cách mạng yêu nước đó là Phan Châu Trinh. -Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức 12’ 23’ 7’ HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. Hỏi: Nêu những nét ngắn gọn nhất về tác giả? Hỏi: Những hoạt động cách mạng của PCT? Hỏi: Những tác chính của PCT? Hỏi: Nêu vị trí đoạn trích? GV gọi HS đọc đoạn trích. Hỏi: Bố cục đoạn trích? Hỏi: Chủ đề tư tưởng của đoạn trích? HĐ2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản. Hỏi: Nhận xét cách vào đề của tác giả? Hiệu quả NT? Hỏi: Tác giả so sánh bên Châu Âu, bên Pháp với bên mình về điều gì? Tác dụng của NT so sánh? Hỏi: Nhận xét về cách trình bày của tác giả? Hỏi: Nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” là gì? Hỏi: Tác giả đả kích chế độ vua quan chuyên chế ra sao? Hỏi: Tìm và phân tích giá trị gợi tả của câu văn tả bọn quan lại? Hỏi: Ý nghĩa của đoạn trích? Vấn đề đó ngày nay còn có giá trị không? Hỏi: Chỉ rõ những yếu tố nghị luận được sử dụng trong đoạn văn? Hỏi: Những yếu tố biểu cảm được t.giả sử dụng? HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập: GV yêu cầu HS tổng kết bài học, GV nhận xét, bổ sung. GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. GV hướng dẫn bài tập, HS về nhà hoàn thành bài tập. HĐ1: Tìm hiểu chung. HS đọc tiểu dẫn. HS: trả lời. HS: kể tên vài tp tiêu biểu. HS trả lời HS đọc đoạn trích. HS xác định, trả lời. HS: trả lời. HĐ2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản. HS trao đổi, trả lời HS tìm dẫn chứng. HS: phát hiện. HS: nêu nhận xét. HS: phát hiện. HS: trả lời. HS: phát hiện. HS: thảo luận, trình bày. HS: phát hiện, trả lời. HS: trả lời. HĐ3: Tổng kết, luyện tập: HS tổng kết bài học (Nội dung, nghệ thuật). HS: đọc ghi nhớ. HS về nhà hoàn thành bài tập. I- Giới thiệu chung: 1- Tác giả: -PCTrinh (1872-1926) tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê Quảng Nam. -Là người có lòng yêu nước nồng nàn, tìm đường cứu nước cứu dân (chủ trương cứu nước bằng lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt (duy tân) – tuy ảo tưởng nhưng ngời sáng lòng yêu nước). -1908 bị bắt, đày đi Côn Đảo. -1925 ông về SG, diễn thuyết được vài lần, ốm nặng rồi mất. Đám tang PCT trở thành phong trào vận động ái quốc rông khắp cả nước. -Sự nghiệp sáng tác: Tp chính: Đầu Pháp chính phủ thư; Tỉnh quốc hồn ca I, II; Đạo đức và luân lý Đông Tây ... -PCT luôn có ý thức dùng văn chương làm cách mạng. S.tác của ông thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ. 2. Đoạn trích: “Về luận lý xh ở nước ta”: Là đoạn trích trong phần 3 của bài “Đạo đức và luân lý Đông Tây” (gồm 5 phần chính, kể cả nhập đề và kết luận) được PCT diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại nhà Hội thanh niên ở Sài Gòn. 3- Đọc – tìm hiểu bố cục – chủ đề tư tưởng: -Đọc văn bản và chú thích. -Bố cục: 3 phần chặt chẽ. +Phần 1: Tác giả khẳng định ở nước ta chưa có luận lý xã hội (năm 1925). +Phần 2: Thực trạng trì trệ, lạc hậu của nước ta vì chưa có lý luận xã hội. +Phần 3: Phải xây dựng luận lý xã hội. -Chủ đề tư tưởng: cần phải truyền bá CNXH ở VN để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập, tự do. II- Đọc – hiểu văn bản: 1- Nước ta chưa có lý luận xã hội: -Cách vào đề: +Trước hết, khẳng định ở nước ta chưa hề có lý luận xh theo nghĩa đích thực, đúng đắn. +Bác bỏ những cách hiểu đơn giản hoặc nông cạn, hời hợt về luân lí xã hội: *Luân lý xh không thể chỉ là tình bạn bè. *Luân lý xh cũng không phải là mấy chữ “bình thiên hạ”. -> Cách vào đề thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, bằng cách nói phủ định -> tư duy sắc sảo, nhạy bén. 2- Thực trạng lạc hậu của đất nước vì chưa có lý luận xã hội: a- So sánh Châu Âu, Pháp với nước ta: -Châu Âu, Pháp có lý luận xã hội: +Ý thức nghĩa vụ giữa người với người: người này với người kia, mỗi người với mọi người, cá nhân với cộng đồng (quốc gia, thế giới) -> đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng của con người. +Một cá nhân bị đè nén -> tất cả kêu nài chống cự, thị oai ... đòi công bình. +Quan tâm đến từng gia đình, quốc gia, thế giới. -> Ý thức sẵn sàng làm việc chung, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng quyền lợi của nhau. +Nguyên nhân: có đoàn thể, có công đức. -Bên mình: Không hiểu nghĩa vụ giữa người với người -> ai sống chết mặc ai, không quan tâm đến nhau -> Thiếu ý thức đoàn thể. ->Cách trình bày: Nêu hiện tượng -> kết luận nên rất chặt chẽ. b- Thực trạng lạc hậu của đất nước: -Chế độ pk trì trệ, bảo thủ lạc hậu: +Vua quan ham quyền tước, ham bả vinh quang, tham lam vô độ. +Lộng hành “phá tan đoàn thể của quốc dân” -> vơ vét của dân. +Chúng không bị lên án, tố cáo nên càng chạy ngược chạy xuôi để được ra làm quan -> để ngồi trên, ăn trước, hống hách. -Sự căm ghét của t.giả đối với bọn quan lại: +Bọn quan lại được ông gọi bằng “bọn học trò” “kẻ mang đai đội mũ” “áo rộng khăn đen” “bọn thượng lưu” ...-> sự căm ghét cao độ. +“Có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc chạy dưới” -> Hình ảnh gợi tả, lối ví von sắc bén -> mỉa mai châm biếm sâu cay. 3- Phải xây dựng luân lý xã hội: -Muốn đất nước độc lập, tự do phải có đoàn thể, muốn có đoàn thể phải truyền bá CNXH ->Lập luận chặt chẽ -> tất yếu, không thể khác. -Ý nghĩa sâu sắc: +Thể hiện dũng khí của một người yêu nước ; tầm nhìn xa rộng: thấy rõ quan hệ mật thiết giữa đoàn kết và tự do, độc lập của PCT. +Ý nghĩa thời sự: tầm quan trọng của đoàn kết, ý thức cộng đồng, cảnh báo nguy cơ tiêu vong nếu không đoàn kết, không vì cộng đồng. 4- Nghệ thuật: Kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận: -Yếu tố nghị luận: .Lập luận chặt chẽ, lôgic; chứng cứ cụ thể, xác thực; giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn; dùng từ, đặt câu chính xác. -Yếu tố biểu cảm: Câu cảm thán, câu mở rộng thành phần -> Trái tim dạt dào cảm xúc, đau xót trước tình trạng tăm tối của XH, tình đồng bào, tính d.tộc sâu nặng. => Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép, lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng -> đầy sức thuyết phục. III-Tổng kết, luyện tập: 1- Tổng kết: Ghi nhớ SGK. 2- Luyện tập: 2’ 4- Dặn dò: - Nắm vững giá trị nội dung – nghệ thuật đoạn trích. - Đọc – soạn: Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............................................................................………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….........
File đính kèm:
- T100.doc