Giáo án Ngữ văn 11 - Kha Chí Công - Tiết 95-96: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Gia-ve lâu nay vẫn phục tùng ông thị trưởng Ma-đơ-len, khi Giăn
van-giăng trở lại với tên thật của mình, tên mật thám tưởng đã có đủ điều kiện để khôi phục lại quyền hành của hắn.
-Song ở đoạn trích này ta thấy: trong con mắt mọi người, nhất là Phăng-tin, ông thị trưởng Ma-đơ-len vẫn là vị cứu tinh. Ngay cả Gia-ve cũng phải khép nép, phục tùng nghe theo Giăng Van-giăng, Vì thế người khôi phục uy quyền chính là Giăng Van-giăng (lưu ý ở đoạn cuối tác phẩm: chính Giăng Van-giăng đã tha chết cho Gia-ve)
Tuần:31 Ngày Soạn: 5/03/09 Tiết: 95 - 96 Ngày dạy: /09 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích “Những người khốn khổ”) V. Huy-gô I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Phân tích, chứng minh được những nét đặc trưng trong bút pháp Huygô qua hư cấu nhân vật và diễn biến cốt truyện: nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ, trong nghệ thuật tương phản; sự đan xen bình luận ngoại đề trong diễn biến câu chuyện. - Gắn được nghệ thuật trên ý nghĩa đoạn văn - Phát huy tính chủ động, óc phê phán qua việc khẳng định tình thương như một giải pháp xã hội được tác giả đề xuất, có thể suy nghĩ thêm về con đường thực hiện lí tưởng. - Phương pháp: Có thể vận dụng linh hoạt các hình thức: GV giải thích, HS quan sát tranh, ảnh, đọc, tóm tắt văn bản, đặc biệt là sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS cắt nghĩa, phân tích, bình luận chi tiết, hình ảnh, nhân vật, lời văn, chủ đề tư tưởng... của tác phẩm. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK ngữ văn 11 tập 2, SGV ngữ văn 11 tập 2, chân dung nhà văn V. Huy-gô, tranh minh họa nhân vật. - Học sinh: Đọc và soạn bài trước ở nhà.. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cái bao? Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Người trong bao? Kiểm tra việc soạn bài của HS. 2. Giới thiệu bài mới: - Lời vào bài: - Nội dung bài mới: Hoạt động Thầy - Trò Nội dung truyền đạt Bổ sung £ Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK. £ Giới thiệu vài nét tiêu biểu về cuộc đời nhà văn V. Huygô. £ Cuộc đời gắn kiền với nước Pháp thế kỉ 19. Từ một nhà thơ thần đồng,(15 tuổi đoạt giải thưởng về thơ viện hàng lâm, 20 tuổi in tập thơ đầu tay) một quý tộc thành nhà văn lãng mạn có tư tưởng dân chủ, đứng về phía nhân dân chống lại chính quyền phong kiến phản động. - Nhà văn Pháp đầu tiên được chôn cất trong hầm mộ điện Păng-tê-ông - nơi dành riêng cho vua chúa và danh tướng. sNhững điểm nổi bật trong hoạt động sáng tác của ông? Kể tên những tác phẩm tiêu biểu? s Giới thiệu khái quát tác phẩm Những người khốn khổ? Đọc tóm tắt để nắm cơ bản nội dung tác phẩm.. - Nội dung từ đầu đến đoạn trích: Giăng Van-giăng - thợ xén cây- bị két án tù khổ sai chỉ vì lấp trộm bành mì cho 7 đứa cháu đói khát và những lần vượt ngục không thành. Sau 19 năm tù đầy Giăng Van-giăng được tha nhưng bị mọi người xua đuổi. Được giám mục Mi-ri-en cảm hoá, ông quyết tâm làm lại cuộc đời. Nhờ nghị lực, thông minh và may mắn, Giăng Văn-giăng trở thành thị trưởng Ma-đơ-len và chủ nhà máy sản xuất thuỷ tinh giàu có. Ông ra sức làm việc thiện. Để cứu một ngời nghèo bị bắt và kết án oan, Giăng van giăng quyết định tự tố cáo mình với nhà chức trách và chờ cảnh sát đến bắt mình. sVị trí đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền? Đại ý? sNêu bố cục đoạn trích? sCách miêu tả Gia-ve?( cái cười, cặp mắt, giọng nói..) £ Gia-ve lâu nay vẫn phục tùng ông thị trưởng Ma-đơ-len, khi Giăn van-giăng trở lại với tên thật của mình, tên mật thám tưởng đã có đủ điều kiện để khôi phục lại quyền hành của hắn. -Song ở đoạn trích này ta thấy: trong con mắt mọi người, nhất là Phăng-tin, ông thị trưởng Ma-đơ-len vẫn là vị cứu tinh. Ngay cả Gia-ve cũng phải khép nép, phục tùng nghe theo Giăng Van-giăng, Vì thế người khôi phục uy quyền chính là Giăng Van-giăng (lưu ý ở đoạn cuối tác phẩm: chính Giăng Van-giăng đã tha chết cho Gia-ve) sThái độ và hành động của Gia-ve khi phát hiện ra Giăng Van-giăng? sTìm những chi tiết thể hiện cách cư xử của Gia ve với Phăng tin? Cách cư xử của hắn với Phăng tin, cho ta nhận xét gì về con người này? HS:trao đổi, trả lời. sVì sao Giăng Van-giăng bị truy đuổi, bị tù đày? Khi Gia ve xuất hiện, ta thấy ông cư xử với phăng tin ra sao? Ông đã làm những gì để giúp Phăng tin? Vậy, em hiểu thế nào về tiêu đề đoạn trích? Tại sao Giăng Van-giăng lại là người cầm quyền khôi phục uy quyền mà không phải là Gia-ve? Qua hình ảnh Giăng Van-giăng em hiểu thế nào về người cầm quyền? **Quan niệm thứ nhất: Người cầm quyền khi đã thâu tóm quyền lực về mình, muốn thể hiện quyền lực, bắt mọi người phải phục tùng mình! **Quan niệm của Huy-gô: Người cầm qưyền là con người lí tưởng, được tất cả mọi người hướng tới. Đó là con người hiện thân của cái đẹp, cái thiện, có tâm hồn thánh thiện, cùng chia sẻ, nếm trải mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. Giăng Van-giăng là hiện thân của con người lí tưởng ấy. sChi tiết bà xơ Xem-pli-xơ trông thấy nụ cười của Phăng-tin có ý nghĩa gì? sHãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích, đặc biệt là nghệ thuật lãng mạn? I. ĐỌC – HIỂU KHÁI QUÁT: 1/Tác giả: V. Hugô (1802-1885) a. Cuộc đời: - Thơ ấu: chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm gia đình. - Là người thông minh, tài năng nảy nở sớm - Suốt đời hoạt động xã hội và chính trị vì sự tiến bộ của thời đại. b. Sáng tác: Sáng tác và cuộc đời gắn với thế kỉ XIX thế kỉ đầy bão tố cách mạng. - Cây đại thụ, nhà văn lớn của nước Pháp và nhân loại thế kỉ XIX - Nghệ sĩ toàn diện, sáng tác 3 thể loại: + Tiểu thuyết: Những người khốn khổ (1862), Nhà thờ đức bà Pari (1831) + Thơ: Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853) + Kịch: Héc-na-ni (1830) - Tác phẩm thể hiện lòng thương yêu bao la đối với những người dân lao động nghèo khổ. - Được công nhận danh nhân văn hóa thế giới 1985. 2/ Tác phẩm: Những người khốn khổ. Sáng tác năm 1862 - Cấu trúc: Gồm 5 phần, hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật. - Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ 19, xoay quanh nhan vạt Giăng Van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời, với một thông điệp: trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau. - Tóm tắt tác phẩm: SGK. 3. Đoạn trích: - Xuất xứ: Chương IV, quyển 8 phần thứ nhất tiểu thuyết Những người khốn khổ. - Tóm tắt nội dung đoạn trích: người cầm quyền khôi phục uy quyền kể lại tình huống thanh tra cảnh sát Gia-ve - một hung thần ác sát đối với thế giới tội phạm dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đang chứng kiến cảnh cô thợ khâu Phăng-tin hấp hối. 4. Bố cục: Ba phần: - Phần một: từ đầu đến...chị rùng mình (Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền) - Phần hai: Tiếp đó đến Phăng-tin đã tắt thở (Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền) - Phần ba: còn lại (Giăng Van-Giăng khôi phục uy quyền) II. ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT: 1. Gia-ve hiện thân của con ác thú: - Chánh thanh tra cảnh sát, người cầm quyền khôi phục uy quyền, con ác thú giữ nhà cho chính quyền tư sản. Miêu tả Gia-ve, Huy-gô sử dụng lối so sánh ngầm: + Giọng nói: không phải tiếng người nói, mà là tiếng thú gầm. + Cặp mắt “như cái móc sắt, với cái nhìn ấy hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ” + Cái cười “Phô ra tất cả hai hàm răng, xung quanh cái mũi là vết nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác thú, Gia-ve mà nghiêm nét mặt lại thì là một con chó dữ, khi cười lại là một con cọp” - Gia-ve chỉ còn mỗi cử chỉ gần giống nhân loại ở chỗ: “khi nào đắc ý, hắn tự thưởng cho mình một mồi thuốc lá” -Nhà văn Huy-gô miêu tả hành động của hắn hệt như một con ác thú: “Cứ đứng lì một chỗ” (nói như gầm, như thôi miên con mồi) “Tiến vào giữa phòng” “ nắm lấy cổ áo” (tựa như con ác thú lúc đầu im lặng rình mò. sau đó lao tới ngoạm vào cổ con mồi) + Không để ý và quan tâm đến Phăng-tin (ác thú rình mồi chỉ tập trung vào con mồi chính) + Hắn quát tháo trong nhà bệnh. + Hắn không giấu điều mà Giăng Van-giăng cần phải bí mật với Phăng-tin “mày xin tao ba ngày...để đi tìm đứa con cho con đĩ kia! á à! Tốt thật! tốt thật đấy!” + Hắn vùi dập tia hi vọng cuối cùng Phăng-tin vào ông thị trưởng bằng cách tuyên bố “Chỉ có một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van-giăng, tao bắt được nó đây này! chỉ có thế thôi” + Trước nỗi đau của người mẹ cận kề cái chết mà chưa được gặp con “con tôi! thế ra nó chưa đến đây” ai cũng phải mủi lòng mà Gia-ve tàn bạo ... Tuyên bố “Giờ lại đến lượt con này! Đồ khỉ, có câm họng không?”... ® bằng so sánh, phóng đại, tác giả đã ẩn dụ Gia-ve như một ác thú. 2. Hình tượng Giăng Van-giăng: - Giăng là con người lao động nghèo khổ. Xuất phát từ long thương cháu trong cảnh đói mà nhận 19 năm tù khổ sai. - Ngôn ngữ và hành động của Giăng đối với Phăng-tin và Giave: Đố với Phăng-tin Đối với Gia-ve - Lời nói nhẹ nhàng và điềm tĩnh “Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu”. - Giăng thì thầm (nói nhỏ) với Ph ª Cầu chúc cho linh hồn của Ph được siêu thoát. Ông như hứa với Ph là nhất định sẽ tìm cô-dét. -Hành động: nâng đầu, sửa sang, thắt dây cổ áo, vén tóc, hôn tay → Nhân từ, dịu dàng, cao thượng. - Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhẹ nhàng, nhã nhặn, không hề khiếp sợ trước Gia-ve. - Hạ giọng, nhún mình cầu xin cho Phăng-tin ( Muốn cứu Ph). - Muốn nói nhỏ, nói riêng với Gia-ve ( Giăng xử nhũn với Gia-ve để xin hắn cho 3 ngày tìm Cô-dét. Vì tình thương người mà anh hạ mình như thế. - Khi Phăng-tin chết: thái độ và hành động của ông trở nên mạnh mẽ, quyết liệt. - Sẵn sàng chịu bắt sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để tiễn đưa Phăng-tin vào cõi vĩnh hằng. à Giăng Van-giăng là hiện thân của tình yêu thương những người nghèo khổ. Đây cũng là lòng yêu thương của Huy-gô. . 3. Ngòi bút lãng mạn của tác giả : - Hình tượng nhân vật phi thường, lãng mạng (Tấm lòng thánh thiện có quyền lực vô biên, khiến người người chết cũng nở nụ cười mãn nguyện khi đi vào cõi vĩnh hằng). - Chi tiết tưởng chừng vô lí (người đã chết không thể cười), như một ảo ảnh lãng mạn, thể hiện tình người dưới ngòi bút lãng mạn của Huy-gô. Cuộc sống cân phải có tình yêu thương giữa con người với con người! 4. Đặc sắc nghệ thuật: - Kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn - Xây dựng 2 tính cách đối lập hoàn toàn: thiện >< thấp hèn (Giăngvăngiăng và Giave) - Kết hợp nhiều bút pháp: so sánh, phóng đại, ẩn dụ, miêu tả trực tiếp, gián tiếp, trữ tình ngoại đề → Tô đậm, ca ngợi con người phi thường với trái tim tràn ngập yêu thương. III/ TỔNG KẾT 1. Nội dung: - Tình thương che chở, sưởi ấm khi con người gặp bất công, tuyệt vọng. - Tình thương đẩy lùi thế lực cường quyền, tạo niềm hi vọng ở tương lại. 2. Nghệ thuật: Nổi bật bút pháp lãng mạn và thủ pháp đối lập. 4. Củng cố: Nghệ thuật tương phản trong xây dựng nhân vật. Bút pháp lãng mạn bay bổng khi thể hiện lẽ sống tình thương. 5. Dặn dò: - Bài cũ: Làm phần bài tập và học bài, tóm tắt tác phẩm, đoạn trích. - Chuẩn bị bài: Soạn bài thao tác lập luận bình luận. 6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Nguoi cam quyen khoi phuc uy quyen(4).doc