Giáo án Ngữ văn 11 cơ bản – THPT Phan Chu Trinh

Tiết 65+66 TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN

Ngày soạn: (Trích: “Rô- mê- ô và Giu- li- ét”- U. Sếch xpia)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS:

- Cảm nhận được tình yêu cao đẹp bất chấp sự thù hận của hai dòng họ.

- Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại.

- Giáo dục tình yêu chân chính và nhân cách cao đẹp, ý chí vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong cuộc đời.

B. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp đọc hiểu. Đọc diễn cảm. Phân tích, bình giảng, trao đổi thảo luận nhóm.

- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.

C. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn văn. Bài tập về nhà.

 

doc183 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 cơ bản – THPT Phan Chu Trinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoại nội tâm.
+ Kết cấu truyện thường theo mạch tâm lí linh hoạt, nhất quán và chặt chẽ.
+ Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng lại đặt ra vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa triết lí về cuộc sống và con người xã hội. 
à Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền Văn học Việt Nam thế kỷ XX.
III. KẾT LUẬN: Ghi nhớ SGK
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Cảm nhận sâu sắc nhất về cuộc đời và sự nghiệp văn học Nam Cao?
- Nắm vững quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
- Phong cách Nghệ thuật của Nam Cao?
- Soạn Chí Phèo
 ------------------------------------------------------------------
 Tiết 52. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Ngày soạn: 	(Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS: 
 - Nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
 	 - Bước đầu hình thành các kĩ năng viết một số thể loại báo chí đơn giản, gần gũi với các hoạt động trong nhà trường
 - Có ý thức học tập và rèn luyện vốn từ, lối diễn đạt trong sáng, rõ ràng, linh hoạt
 B. PHƯƠNG PHÁP
 - Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
 - Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập.
 - Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
C. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Ngôn ngữ báo chí là gì? Cho ví dụ?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HS đọc mục 1 SGK
Trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
 Nhóm 1. Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì về từ vựng?
 Nhóm 2: Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì về ngữ pháp
- Nhóm 3: Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì khi sử dụng các biện pháp tu từ? 
- Ngôn ngữ báo chí có mấy đặc trưng? Đó là những đặc trưng nào? 
HS đọc ghi nhớ SGK.
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK.
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1. Các phương tiện diễn đạt.
a/ Về từ vựng.
- Phong phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí thường có một mảng từ vựng chuyên dùng.
+ Tin tức: Thường dùng các danh từ chỉ tên riêng, địa danh, thời gian, sự kiện...
+ Phóng sự: Thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc...
+ Bình luận: Thường sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, chính trị, kinh tế...
+ Tiểu phẩm: Thường sử dụng các từ ngữ dân dã, hóm hỉnh, đa nghĩa...
+ Dọn vườn: Thường sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa để so sánh, đối chiếu...
b/ Về ngữ pháp.
- Câu văn ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của thông tin.
c/ Về các biện pháp tu từ.
- Sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt và rất hiệu quả.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
 a/ Tính thông tin thời sự
- Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội
- Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy
b/ Tính ngắn gọn
- Đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí. Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo lương thông tin cao và có tính hàm súc.
c/ Tính sinh động, hấp dẫn.
- Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc.
- Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.
3. Ghi nhớ: SGK
4. Luyện tập:
4. Hướng dẫn về nhà.
 	- Nắm nội dung bài học.
 	- Tập viết những bài báo ngắn gọn, gần gũi với hoạt động trong nhà trường, trong lớp học Soạn bài Bản tin
	----------------------------------------------------
Tiết 53+54 CHÍ PHÈO 
 (Nam Cao)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 Giúp HS :
 	- Hiểu và phân tích được các nhận vật trong truyện. Qua đó hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.
 	- Nắm vững giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
 	- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
B. PHƯƠNG PHÁP
 	- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết hợp phân tích, giảng bình, so sánh, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Trao đổi thảo luận, kích thích sự sáng tạo của học sinh.
 	- Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn.
C. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
 	1. Ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?
 	3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HS đọc tiểu dẫn SGK.
GV hướng dẫn tóm tắt nội dung chính.
- Em hiểu tên của 3 nhan đề tác phẩm như thế nào?
+ Cái lò gạch cũ: Nhan đề thể hiện sự hạn chế trong cách nhìn về con người và cuộc sống. 
+ Đôi lứa xứng đôi: Biến tác phẩm hiện thực thành tác phẩm trào phúng, từ đó hiểu lệch tác phẩm và dụng ý nhà văn.
+ Chí Phèo: Đúng ý đồ nhà văn
Nhân vật nào tiêu biểu cho giai cấp thống trị? 
Chỉ rõ những nét tính cách của nhân vật?
- Đọc và tìm những chi tiết miêu tả chân dung bá Kiến: Về ngoại hình, tính cách bản chất? ( Chú ý cái cười, giọng nói)
Nhận xét, đánh giá nhân vật
Vị trí của nhân vật trong tác phẩm?
- Nhóm 1. Em hãy phác hoạ chân dung nhân vật Chí Phèo sau khi ở tù về? 
Hoàn cảnh của Chí Phèo trước khi đi ở tù.
Quá trình lưu manh hóa của Chí Phèo?
- Nhóm 2. Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở? 
Tại sao Chí Phèo lại có sự thay đổi như vậy? 
Nhận xét hai câu nói của Chí với Thị nở?
- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ? ( Tỏ tình)
- Hay là mình sang ở vơi tớ một nhà cho vui? ( Cầu hôn)
- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối? Vì sao Chí Phèo lại có hành động như vậy?
Hãy nêu ý nghĩa 3 câu nói của Chí phèo khi đứng trước Bá Kiến?
- Tao muốn làm người lương thiện!
- Ai cho tao lương thiện?
+ Một câu hỏi uất ức: Ai cho tao lương thiện? Một sự thật phũ phàng và vô cùng đớn đau của một Con Người mà lại không được làm người.
- Tao không thể là người lương thiện nữa.
+ Một câu khẳng định xót xa: Tao không thể là người lương thiện nữa. Lời xác nhận sự thật. 
Ý nghĩa của hành động giết kẻ thù rồi tự sát?
Đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn?
Đọc phần ghi nhớ SGK.
Phần hai: Tác phẩm Chí Phèo
I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC VÀ NHAN ĐỀ TRUYỆN
 1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết về người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê hương của tác giả.
- Bá Kiến thật ngoài đời không chết giống như trong tác phẩm, mà vẫn sống đến đầu cách mạng. Sau khi tác phẩm ra đời hắn rất căm tức nhưng không làm gì được.
2. Nhan đề tác phẩm
- Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò gạch cũ. Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Sau cách mạng tác phẩm được tái bản và được đổi tên một lần nữa Chí Phèo
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
Chủ đề:
 Truyện ngắn phê phán chế độ thực dân, phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường lưu manh tội lỗi không có lối thoát đồng thời bộc lộ niềm tin vào phẩm chất lương thiện của họ mặc dù bị mất cả nhân hình lẫn nhân tính.
 2. Phân tích:
 a. Nhân vật Bá Kiến 
 - Bản chất giam hùm của một tên cáo già.
 + Giọng nói, cái cười mang tính điển hình cao.
 + Thao túng mọi người bằng cách đối nhân xử thế và thủ đoạn mềm nắn rắn buông.
 + Khôn róc đời, biết dìm người ta xuống sông, nhưng rồi lại biết dắt người ta lên để phải đền ơn. Biết đập bàn đòi lại 5 đồng nhưng rồi cũng biết trả lại 5 hào vì thương anh túng quá.
à Bá đại diện cho giai cấp thống trị. Là chân dung sắc nét về bộ mặt cường hào ác bá, tàn phá cuộc đời bao người dân lương thiện, đẩy họ vào con đường lưu manh, tội lỗi không lối thoát .
à Bá Kiến là thủ phạm chính tước đi quyền làm người của Chí Phèo. Đẩy Chí đi ở tù. Lấy đi cả nhân hình và nhân tính của Chí. Biến Chí thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
 b. Nhân vật Chí Phèo
 b.1. Ngoại hình:
Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm, trên ngực trạm trổ đầy những hình thù kỳ quái... dáng đi xiêu vẹo...
- Vừa kể, vừa tả, vừa biểu hiện tâm lí rất đặc sắc; Ngôn ngữ nhân vật hòa nhập ngôn ngữ tác giả.
 b.2.Hoàn cảnh:
* Trước khi ở tù.
- Vốn mồ côi, hiền lành, nhút nhát, sống lương thiện, khoẻ mạnh. Bị vứt bỏ ở lò gạch hoang Chí trở thành vật cho không.
- Làm thuê hết nhà này đến nhà khác, chịu khó và hiền lành, bị bà Ba lợi dụng - Bá Kiến ghen - bị đẩy đi tù oan 7 - 8 năm. 
* Sau khi ở tù.
- Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị. Chí trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
 b.3. Hành động:
- Để có ăn phải cướp giật - doạ nạt - phải ăn cướp - ăn trộm. Chí đã bị đẩy vào con đường lưu manh 
đâm thuê, chém mướn, 
- Triền miên trong cơn say: ăn - ngủ - chửi đều trong cơn say. Ngoài 40 tuổi sống vất vưởng, việc làm duy nhất là chửi và rạch mặt ăn vạ.
à Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bị biến chất từ một người lương thiện thành con quỉ dữ. Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân - phong kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí.
* Gặp Thị Nở:
 - Lần đầu tiên thức tỉnh. Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống. Sợ cô đơn, thèm lương thiện. Bát cháo hành của Thị chính là vị thuốc diệu kỳ giúp Chí cởi bỏ xác thú, cải tử hoàn sinh.
 - Lần đầu tiên Chí được một người khác cho. Lần đầu tiên Chí được hưởng sự chăm sóc bởi bàn tay của một người đàn bà. Ngoài 40 tuổi đầu mà đây là lần đầu tiên Chí được ăn cháo hành. Hương vị cháo hành hay hương vị tình yêu thương mộc mạc chân thành đã làm cho hắn cảm động: Hai con mắt ươn ướt...
àThị Nở chính là thiên sứ dẫn đường cho Chí đến với cuộc sống con người, giúp Chí có sức mạnh hoàn lương, đánh thức phần sâu kín nhất tâm hồn Chí cái bản chất đẹp đẽ của người nông dân lao động bị che lấp, vùi dập bấy lâu nay mà không tắt.
 *bị Thị Nở chối bỏ tình cảm 
 - Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn bị cự tuyệt quyền làm người, Chí tiếp tục bị xã hội vứt bỏ lần thứ hai
 - Bị cự tuyệt - uống rượu - càng uống càng tỉnh –ngửi thấy mùi cháo hành, đau khổ, tuyệt vọng - khóc rưng rức - xách dao ra đi - vừa đi vừa chửi. Chí đến thẳng nhà Bá Kiến theo sự thôi thúc âm ỉ của lòng căm thù bấy lâu nay. Chí đã thấm thía tội ác của kẻ thù, và nhận đúng kẻ thù của đời mình. 
à Chí Phèo muốn, Chí Phèo hỏi và Chí phèo hiểu. Sự chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra đầy tự nhiên không gò bó là nhờ ngòi bút nhân đạo tài tình của Nam Cao.
- Chí giết kẻ thù và tự kết liễu đời mình - ý thức nhân phẩm đã trở về - không bằng với cuộc sống thú vật nữa. Chí giết Bá Kiến không phải là hành động lưu manh giết người, mà đó chính là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân lao động cùng khổ đã vùng lên manh động tự phát.
III. TỔNG KẾT: 
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Ngôn ngữ giản dị, giọng trần thuật lạnh lùng nhưng nặng trĩu suy tư
- Tâm lý nhân vật được khắc họa rõ nét
- Kết cấu tác phẩm theo thời gian
 4. Hướng dẫn về nhà
 	 - Nắm nội dung bài học.
 	 - Bài tập: Sau khi ở tù về Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến mấy lần? Trong mỗi lần cần nói rõ hoàn cảnh và động cơ thúc đẩy Chí Phèo đến nhà Bá Kiến? 
 	-------------------------------------------------
 Tiết 55. THỰC HÀNH LỰA CHỌN CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 	- Giúp HS nắm được vai trò của trật tự các bộ phận trong câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản.
 	- Tích hợp với các văn bản và tập làm văn đã học.
 	- Rèn kỹ năng viết câu, sửa lỗi câu.
 	- Có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự câu, sắp xếp từ ngữ khi nói và viết.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
- Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
C. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HS đọc mục I .
- Nhóm 1: Bài tập 1
- Nhóm 2: Bài tập 2
- Nhóm 3: Bài tập 3.
Trao đổi cặp nhỏ: Chẵn - lẻ
Chữa bài tập. Cho điểm.
Cặp lẻ: Bài tập 1
Cặp chẵn: Bài tập 2.
I. TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN
Bài tập 1
a/ Có thể sắp xếp theo trật tự " rất sắc, nhưng nhỏ": câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa.
(Đều là thành phần phụ cho danh từ "con dao") Nhưng đặt trong đoạn văn này thì không phù hợp với mục đích đe dọa, uy hiếp đối phương.
b/ Việc sắp xếp theo trật tự "nhỏ, nhưng rất sắc" có tác dụng xác định trọng tâm thông báo là "rất sắc", phù hợp với hàm ý đe dọa, uy hiếp.
c/ Trật tự các từ ngữ trong trường hợp này lại phù hợp: Nhằm mục đích chế nhạo, phủ định tác dụng của con dao.
Bài tập 2
- Cách viết thứ nhất là phù hợp vì trọng tâm thông báo là "rất thông minh".
Bài tập 3
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, hoặc cuối câu. Do đó ta thấy các trạng ngữ trong 3 đoạn trích đặt ở 3 vị trí khác nhau là phù hợp với nội dung thông báo.
à Trong mỗi tình huống giao tiếp, mỗi ngữ cảnh, câu có một mục đích, một nhiệm vụ khác nhau. Người nói (viết) thực hiện những hành động nói khác nhau. Vì thế cần xác định trọng tâm thông báo của câu ở mỗi tình huống và trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu để phục vụ tốt cho mục đích giao tiếp.
II. TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP
Bài tập 1
a/ Vế chính: Hắn lại nao nao buồn
 Vế phụ chỉ nguyên nhân đặt sau: là vì mẩu chuyện ấy.....rất xa xôi.
à Liên kết dễ dàng với nội dung các câu đi sau
b/ Vế chỉ sự nhượng bộ đặt sau để bổ sung thông tin.
Bài tập 2
- Chọn phương án C
4. Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài học. Tập viết câu đúng.
- Xác định thành phần chính, thành phần phụ trong các câu sau đây: 
a. Khi mặt trời lặn, những cánh rừng bỗng trở nên bí ẩn vô cùng.
b. Cuộc đời của anh, cho đến hôm nay, vẫn là một bài học về lòng nhân ái và đức hi sinh
c. Giữa một bãi đất rộng, đám trẻ đang say mê đá bóng.
- Soạn bài đọc thêm Vi hành; Cha con nghĩa nặng; Tinh thần thể dục
 	--------------------------------------------------------------------
Tiết 56 BẢN TIN
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 	Giúp HS :
 - Nắm được yêu cầu về nội dung, hình thức của bản tin và cách viết bản tin.
 - Bước đầu viết được bản tin ngắn, đơn giản, phù hợp với lớp, nhà trường.
 - Có thái độ trung thực, thận trọng khi đưa tin.
 B. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
 C. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn văn. Bài tập về nhà.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1.
HS đọc mục I SGK. 
Đại diện nhóm trình bày
Trả lời câu hỏi 1+2 SGK.
 Trả lời câu hỏi 3+4SGK.
Bản tin có bao nhiêu loại? Đó là những loại nào?
Mục đích và yêu cầu cơ bản của bản tin là gì? 
* Hoạt động 2.
HS đọc mục II. Trao đổi cặp.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Cần khai thác và lựa chọn tin như thế nào?
- Tiêu đề bản tin có quan hệ như thế nào với nội dung? 
- Em có nhận xét gì về phần mở đầu của 3 bản tin trong SGK?
- Phần triển khai chi tiết có quan hệ với phần mở đầu như thế nào?
HS đọc ghi nhớ SGK.
GV hướng dẫn HS luyện tập BT SGK 
Cho điểm.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢN TIN
1. Khảo sát ví dụ SGK.
- Câu1: Bản tin thông báo kết quả kì thi Ôlimpích ngày 16/7
- Câu 2: Bản tin có tính thời sự vì sự việc mới xảy ra (16/7), sau 3 ngày (19/7) đã được đưa tin.
- Câu 3: Không cần bổ sung thêm thông tin nào. 
- Câu 4: Đưa tin cụ thể chính xác thời gian, địa điểm, kết quả cuộc thi, có tác dụng đảm bảo tính chính xác, làm cho người đọc tin vào những tin tức được thông báo.
2. Phân loại
- Tin vắn: Không có nhan đề, dung lượng ngắn
- Tin thường: Thông báo ngắn gọn nhưng đầy đủ một sự kiện-> chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Tin tường thuật: Phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết, cụ thể.
- Tin tổng hợp: Thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh một hiện tượng nào đó 
3. Kết luận
- Mục đích: 
+ Nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống.
- Yêu cầu:
+ Đảm bảo tính thời sự.
+ Tin phải có ý nghĩa xã hội. 
+ Nội dung tin phải chân thực, chính xác. 
II. CÁCH VIẾT BẢN TIN
1. Khai thác và lựa chọn tin.
- Trước khi viết cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác.
2. Viết bản tin.
a/ Đặt tiêu đề .
- Đảm bảo tính khái quát nội dung của bản tin.
- Có thể chọn cách diễn đạt đặc biệt gây hứng thú, sự tò mò cho người đọc.(Dạng câu hỏi, cách chơi chữ, có thể là một câu, một từ...)
b/ Cách mở đầu bản tin.
- Thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.
c/ Cách triển khai chi tiết bản tin.
- Cụ thể, chi tiết các sự kiện, giải thích nguyên nhân, kết quả tường thuật chi tiết các sự kiện. 
III. GHI NHỚ: SGK
IV. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ
 Bài tập SGK: 
Luyện viết bản tin.
4. Hướng dẫn về nhà
 	- Nắm nội dung bài học.
 	- Tập viết các bản tin ngắn.
 	- Soạn bài thực hành về viết bản tin
	----------------------------------------------------
Tiết 57. Đọc thêm: 	VI HÀNH
 (Nguyễn Ái Quốc).
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 Qua tiết dạy giúp HS nắm vững được ý nghĩa tố cáo và đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn trào phúng
 Biết cách phân tích một tác phẩm văn học có kết cấu độc đáo, giọng điệu hóm hỉnh của một nhà văn có trí tuệ bậc thầy.
	Có thái độ học tập nghiêm túc.
B. PHƯƠNG PHÁP 
	- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết hợp phân tích, giảng bình, so sánh, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Trao đổi thảo luận, kích thích sự sáng tạo của học sinh.
 	- Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn.
C. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm ngoại hình của Chí Phèo sau khi đi ở tù? Tại sao Chí Phèo lại tự sát?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HS đọc tiểu dẫn SGK
Tóm tắt nội dung chính.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích, đọc văn bản theo đoạn. Chú ý giọng đọc: Châm biếm, bông đùa, mỉa mai
Trao đổi thảo luận nhóm.
GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để 
hướng dẫn HS vừa đọc vừa tìm hiểu nội dung nghệ thuật truyện. 
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Tác giả: Xem phần “Tuyên ngôn độc lập”
 2. Tác phẩm: Xem (Tiểu dẫn SGK)
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích: SGK
3. Định hướng nội dung và nghệ thuật.
a/ Đả kích tên vua bù nhìn Khải Định.
- Mặt mũi: Vô duyên
- Trang phục: lố lăng
- Điệu bộ cử chỉ: Lấm lét, lúng túng
- Hành động: Lén lút vi hành
à Một thằng hề mua vui, một con rối, một công cụ rẻ tiền dưới sự điều khiển của thực dân Pháp.
b- Tố cáo đế quốc thực dân với những chính sách thuộc địa dã man, độc ác và bịp bợm.
- Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bản xứ bằng thuốc phiện và rượu cồn.
- Vạch trần chính sách tuyên truyền, dối trá bịp bợm đi cướp nước mà rêu rao là khai hoá, bảo hộ, văn minh.
- Tố cáo chính sách mật thám bủa vây truy nã, theo dõi những người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp.
c/ Đặc sắc nghệ thuật. 
- Cách tạo tình huống nhầm lẫn.
- Hình thức viết thư:
à Ngòi bút của Bác sinh động, hấp dẫn, biến hoá linh hoạt, vừa thân tình vừa dí dỏm, giàu trí tuệ và rất hiện đại, tạo được thứ ngôn ngữ đa thanh đa nghĩa, bắn một tên trúng hai kẻ thù: Phong kiến tay sai và thực dân xâm lược.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Nếu được phép đặt lại nhan đề cho tác phẩm em sẽ đặt là gì? Tại sao?
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
 -------------------------------------------------------------------
Tiết 58 Đọc thêm:
Ngày soạn: CHA CON NGHĨA NẶNG - Hồ Biểu Chánh.
TINH THẦN THỂ DỤC- Nguyễn Công Hoan.
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 	- Giới thiệu hai truyện ngắn đặc sắc có phong cách nghệ thuật độc đáo. 
- Giúp học sinh hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.
- Rèn kỹ năng đọc và tóm tắt truyện.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
- Định hướng tìm hiểu nội dung và nhệ thuật bằng cách trả lời hệ thống câu hỏi SGK 
C. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Giá trị nghệ thuạt đặc sắc trong truyện ngắn Vi hành(Nguyễn Ái Quốc)? 
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
.
HS đọc tiểu dẫn SGK
Tóm tắt nội dung chính.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục văn bản. 
GVhướng dẫn HS tìm hiểu nội dung, nghệ thuật truyện qua hệ thống câu hỏi SGK.
Đoạn trích có những tình huống nghệ thuật nào? 
Hỏi: Nhận x

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_NGU_VAN_LOP_11_CO_BAN.doc