Giáo án Ngữ văn 11 - Bài viết số 3

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

 

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3782 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Bài viết số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Lương Thế Vinh Bài viết số 3
Tổ Ngữ văn Lớp 11 (CTC), Năm học 2014 – 2015
 Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề)
I. Mục tiêu đề kiểm tra
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng phần đọc hiểu về tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 11 tập I 
- Kiểm tra đánh giá kĩ năng vận dụng những kiến thức cơ bản để viết một bài văn nghị luận văn học
II. Hình thức kiểm tra.
Tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: Tự luận trong vòng 90 phút.
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Cộng
1. Văn học
- Thương vợ - Trần Tế Xương
- Nhận biết nội dung của văn bản văn học
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản văn học
- Vận dụng những kiến thức về xã hội để viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 100%
1
1
33,3%
1
1
33,3%
1
1
33,3%
30%= 3,0 điểm
2. Nghị luận văn học
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu
Tích hợp kiến thức kĩ năng đã học để viết bài văn nghị luận văn học
Số câu: 1
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 100%
1
7
100%
70% = 7,0 điểm
Tổng: 2 câu
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
100% = 10 điểm
IV. Biên soạn đề kiểm tra
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không 
 (Thương vợ - Trần Tế Xương)
Xác định nội dung chính của bài thơ trên?
Tìm các thành ngữ trong bài thơ và giải thích nghĩa của các thành ngữ đó?
Từ nội dung của bài thơ, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về vai trò của người mẹ trong mái ấm gia đình.
II. LÀM VĂN (7,0điểm)
Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
……Hết……
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỌC HIỂU
Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
Diễn đạt rõ, ràng không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
Yêu cầu về kiến thức
Câu 1 (1 điểm)	
Nôi dung : Bài thơ ngợi ca hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh và tình cảm yêu thương, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho vợ.
Câu 2 (1 điểm)
 Các thành ngữ:
Một duyên hai nợ: Một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.
Năm nắng mười mưa: Nhiều nỗi vất vả cực nhọc phải chịu đựng trong một hoàn cảnh sống khắc nghiệt.
Câu 3 (1 điểm)
Về kĩ năng: HS phải viết đoạn văn có đầy đủ 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Tránh mắc những lỗi về chính tả, lỗi diễn đạt.
Về kiến thức
+ Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về hình ảnh người mẹ
+Thân đoạn: Nêu những vai trò của người mẹ trong việc chăm lo cho con cái và duy trì hạnh phúc gia đình.
+Kết đoạn: Bài học liên hệ cho bản thân.
II. LÀM VĂN
Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết làm bài văn nghị luận văn học.
Vận dụng tốt các thao tác và kiểu bài nghị luận
Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Nội dung: 
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhận xét chung về hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân.
Phân tích hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân:
+ Hoàn cảnh xuất thân và việc tự nguyện ra trận đánh giặc của người nghĩa sĩ: Họ là những nông dân chân lấm tay bùn, quen việc đống áng, xa lạ với việc binh đao; họ có thái độ lo lắng khi giặc đến xâm lăng; họ trông chờ vào sự can thiệp của triều đình; họ bày tỏ sự căm ghét quân giặc tột độ; họ xác định hành động của mình là phải tự đứng lên chiến đấu…(nêu dẫn chứng cụ thể)
+Tinh thân xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của người anh hùng thời đại: Điều kiện chiến đấu thiếu thốn về trang phục , vũ khí; tinh thần chiến đấu dũng mãnh lấn át kẻ thù; kết quả đạt được… (nêu dẫn chứng cụ thể)
Nghệ thuật:
Chất trữ tình.
Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu; sử dụng nhiều động từ mạnh.
Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa dân dã mang đậm sắc thái Nam Bộ.
Đánh giá: Qua bài văn tế cho thấy vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm và hiện ra với tất vả vẻ đẹp vốn có của họ.
Cách cho điểm
Điểm 6 – 7 : Phân tích đầy đủ về hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân về hoàn cảnh xuất thân và việc tự nguyện ra trận đánh giặc của người nghĩa sĩ; Tinh thân xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của người anh hùng thời đại. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát có cảm xúc và sáng tạo; không sai sót về chính tả dùng từ.
Điểm 4 – 5 : Cơ bản trình bày được về hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân về hoàn cảnh xuất thân và việc tự nguyện ra trận đánh giặc của người nghĩa sĩ; Tinh thân xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của người anh hùng thời đại. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát có cảm xúc và sáng tạo;mắc một số sai sót về chính tả dùng từ.
Điểm 2 – 3: Chỉ phân tích được một khía cạch về hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân. Còn mắc nhiều lỗi về lập luận, dùng từ, chính tả.
Điểm 1: Chưa hiểu đề, sai kiến thức, mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
Điểm 0: Không làm bài, lạc đề.
…Hết….

File đính kèm:

  • docbai viet so 3 van 11.doc