Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 21+22 - Năm học 2015-2016

Câu 1: (3 đ)

 a/ Như thế nào là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu?

 b/ Áp dụng: Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu sau:

 “Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.”

 (Nam Cao- Chí Phèo)

*“Tao không thể là người lương thiện nữa”. (Nam Cao- Chí Phèo)

Câu 2: (7 đ)

 Có 3 điều làm hỏng một con người “ rượu , tính kiêu ngạo và sự giận dữ “

 Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó .

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM

Câu 1: (2 đ)

a/ Nghĩa sự việc là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập.

 Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.

b/ Áp dụng:

 *“Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.”

-NSV: Hắn đã từng ao ước có một gia đình nho nhỏ.

-NTT: phỏng đoán sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn vào sự việc “hình như”

*“Tao không thể là người lương thiện nữa”.

-NSV: Tao (Chí Phèo) khẳng định mình không thể trở về với cuộc sống lương thiện được.

-NTT: Khẳng định tính tất yếu của sự việc.

Câu 2: (8 đ)

1. Về kĩ năng

- Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội ;

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.

2. Về nội dung: Sau đây là một số gợi ý:

- Rượu có tác hại rất lớn . Lạm dụng rượu sẽ tổn hại sức khỏe , ảnh hưởng hành vi , nhân cách .

- Người kiêu ngạo không nhận ra điểm yếu của mình , không biết lắng nghe ý kiến người khác .

- Sự giận dữ làm cho con người mất tỉnh táo , có thể gây nguy hiểm cho người khác .

- Ngoài rượu , kiêu ngạo, sự giận dữ vẫn còn những yếu tố khác làm hỏng con người .

- Cần lên án , phê phán các thói hư ấy , không để ảnh hưởng đến nhân cách .

- Rèn luyện bản thân , biết tiết chế bản thân với rượu , tính kiêu ngạo và sự giận dữ .

Lưu ý:

+ HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu của đề có sáng tạo.

3. Biểu điểm

- Điểm 6-7: đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt.

- Điểm 4-5: đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.

- Điểm 2-3: đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

- Điểm 1: không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

- Điểm 0: không làm bài.

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 21+22 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Tiết 73 Ngày soạn
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
Phan Bội Châu 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của Phan Bội Châu.
II. PHUƠNG TIỆN THỰC HIỆN
	- Giáo án, SGK, sách giáo viên, thiết kế bài giảng
III. PHƯƠNG PHÁP: đọc diễn cảm, so sánh, giảng giải.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra: ( 2 phút): kiểm tra việc soạn bài của HS.
2. Bài học: ( 40P )
Trọng tâm: vẻ đẹp lãng mạn hào hùng và khát vọng cháy bỏng nơi tâm hồn nhà chí sĩ cách mạng trogn buổi ra đi tìm đường cứu nước.
Giọng thơ sôi nổi lôi cuốn của PBC.
HOẠT ĐỌNG CỦA THẤY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG BÀI HỌC
+ GV: giới thiệu bài, chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội.
+ GV: yệu cầu + HS:đọc, tóm lược những điểm chính về tác giả.
+ HS:làm việc cá nhân, phát biểu.
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đọc tp và cho biết chủ đề bài thơ.
+ GV: đọc tp, 2 + HS:đọc lại. + GV: yêu cầu + HS:nêu chủ đề.
+ HS:đọc lại bài thơ, xác định bố cục, so sánh giữa bản dịch thơ và phiên âm, nhậ xét về giọng điệu.
Chí làm trai có phải là nội dung hoàn toàn mới trong VH hay không?
Nét mới ở đây là gì?
+ HS:trao đổi trà lời.+ GV: giảng thêm.
Tìm những từ trái nghĩa ở hai câu thơ này? Giải thích câu “hiền thánh còn đâu học cuãng hoài”. Lí do nào khiến tg nói như vậy? Sư phủ định ở đây phải chăng có điều gì chưa đúng?
+ HS:suy nghĩ trả lời.
Hình ảnh, từ ngữ trong hai câu cuối để lại cho em ấn tượng gì? Qua đó em cò suy nghĩ, đánh giá gì về PBC?
+ HS:suy nghĩ, phát biểu
Nhận xét chung của em về tp?
+ HS:trả lời.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả : (1876-1940)
- Nhà lãnh tụ của phong trào yêu nước và cách mạng đầu XX, có tấm lòng yêu nước tha thiết, nồng cháy mặc dù sự nghiệp cứu nước không thành.
- Là nhà văn lớn
- Đạt thành tựu rực rỡ trong văn chương tuyên truyền cổ động Cách mạng
- Lý tưởng dân tộc cao cả, tình cảm yêu nứơc thương dân thiết tha, sôi sục, là cội nguồn cảm hứng sáng tạo và trở thành phong cách nghệ thuật có sức lay động lớn tâm hồn người đọc.
2. Tác phẩm :
1. Hoàn cảnh sáng tác : Trong buổi chia tay các đồng chí lên đường
2. Chủ đề : Bài thơ thể hiện rõ tư thế, quyết tâm hăm hở và ý nghĩ lớn lao, mới mẻ của nhà lãnh đạo cách mạng PBC trong buổi đầu lên đường cứu nứơc.
II. ĐỌC HIỂU
1. Hai câu đề :
- “Làm trai chuyển dời” à Từ khẳng định, phủ định à ý tưởng lớn lao, mãnh liệt của chí làm trai trong sự nghịêp cứu nước.
- “Lạ”:lập được công danh sự nghiệp. Câu hỏi tu từ thể hiện ý hướng chủ động trước cuộc đời.
2. Hai câu thực:
“ Trong khoảng trăm nămhá không ai?”
àThể hiện tinh thần, trách nhiệm trước cộng đồng: cuộc thế gian nan này cần phải có ta.Giọng thơ khẳng định, khuyến khích,giục giã.
3. Hai câu luận :
“Non sông hoài” à Đối ( sống _ chết)à Nỗi đau về nhục mất nước à tinh thần dân tộc cao độ, nhiệt tình cứu nước.Phủ định mạnh dạn những tín điều xưa cũ, lạc hậu
4. Hai câu kết :
“Muốn vượt khơi” à Điệp từ, động từ mạnh, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ rắn rỏi à Khát vọng sôi nổi, tư thế hăm hở ra đi à nhiệt tình cứu nước tuôn trào.
III. KẾT LUẬN : 
Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
3. Hướng dẫn học bài ở nhà.( 3p)
Học thuộc bài thơ, bản dịch.Viết nhận xét về tâm trạng người ra đi.
Tiết 74 Ngày soạn:
NGHĨA CỦA CÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
- Nhận ra và biết phân tính hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
II. PHUƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 - Giáo án, SGK, thiết kế bài giảng
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
Thông qua phân tích ngữ liệu thực tế mà hình thành kiến thức;phát vấn;thực hành củng cố.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. Kiểm tra bài cũ:( 3 phút)
Kiểm tra bài cũ: đọc thuộc,nêu chủ đề bài thơ “Xuất dương lưu biệt”
Chuẩn bị bài mới: câu thường có những biểu hiện nghĩa như thế nào?Bài học này giúp ta trả lời câu hỏi này.
 2. Tiến trình bài dạy ( 40 phút) 
Trọng tâm: Các tp nghĩa của câu. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
H đ 1: tìm hiểu các tp nghĩa của câu.
+ GV: yêu cấu + HS:tìm hiểu mục I.1 trong SGK và trả lời các câu hỏi.
+ GV: gợi dẫn cho + HS:trao đổi, trả lời.
Các sự việc:
Cặp A: cả hai cùng nói đến sv Chí Phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho nhỏ.
Cặp B: cả hai câu cùng đề cập đến sự việc người ta cũng bằng lòng.
+ HS:nhận xét.
+ GV: tyêu cầu + HS:tìm hiểu mục I.2 trong SGK và trả lời các câu hỏi.
Mỗi câu thường có mấy tp nghĩa? Đó là những tp nào?
Các tp nghĩa trong câu có quan hệ như thế nào?
+ GV: gợi dẫn, + HS:trả lời.
H đ 2: Tìm hiểu nghĩa sự việc
+ GV: yêu cầu + HS: tìm hiểu mục II trong SGK và trả lời các câu hỏi.
Nghĩa sự việc của câu là gì?
Cho biết một số biểu hiện của nghĩa sv?
Nghĩa sv thường biểu hiện ở tp ngữ pháp nào của câu?
+ GV: gợi dẫn, + HS:trả lời.h
+ GV: yêu cầu + HS:đọc và làm BT trong SGK. + GV: hướng dẫn, gợi ý.
Bài 2.
I. Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ: kể thực đáng.các từ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc:có một ông rể quý như Xuân. danh giá. đáng sợ.Nghĩa tình thái thừa nhận sự việc “danh giá”,nhưng cũng nêu mặt trái của nó là “ đáng sợ”.
II. Từ tình thái có lẽ thể hiện sự phỏng đoán về sự việc chọn nhầm nghề.
III. Có hai sự việc và hai nghĩa tình thái:
sv1 : “họ cũng phân vân như mình”.Sv mới chỉ là phỏng đoán (từ dễ,có lẽ, hình như)
Sv 2: “mình cũng ko biết rõ con gán mình có hư hay ko”(nhấn mạnh bằng ba từ: đến chính ngay 
3.Chọn từ hẳn 
I. Lý thuyết 
1. HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU
a. So sánh, nhận xét ngữ liệu.
- Câu a1 có dùng từ hình như,thể hiện độ tin cậy chưa cao.
- Câu a2 không dung từ hình như,thể hiện độ tin cậy cao
b. Nhận xét:
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa:thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái
- Các tp nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết,trừ trường hợp câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán
2. NGHĨA SỰ VIỆC
a. Nghĩa sv của câu là tp nghĩa ứng với sv mà câu đề cập đến.
b. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc.
- Nghĩa sv biểu hiện bằng hành động.
- Nghĩa sv biểu hiện ở trạng thái, tính chất, đặc điểm.
- Nghĩa sv biểu hiện ở quá trình.
- Nghĩa sv biểu hiện ở tư thế.
- Nghĩa sv biểu hiện ở sự tồn tại
- Nghĩa sv biểu hiện ở quan hệ.
c. Nghĩa của câu thường được biểu hiện nhờ những tp ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số tp phụ khác. 
II. LUYỆN TẬP 
Bài 1. 
Câu 1 diễn tả hai trạng thái:ao thu lạnh. nước thu trong.
Câu 2 nêu một sự việc(đặc điểm):thuyền bé.
Câu 3 nêu một sự việc(quá trình): sóng gợn.
Câu 4 nêu một sự việc(quá trình):lá đưa vèo
Câu 5 nêu 2 sv, trong đó có một sv (trạng thái):tầng mây lơ lửng, một sv: trời xanh ngắt
Câu 6 nêu 2 sv, trong đó có một sv (đặc điểm):ngõ trúc quanh co, một sv (trạng thái):khách vắng teo.
Câu 7 nêu hai sự việc(tư thế):tựa gối. buông cần.
Câu 8 nêu một sự việc(hành động): cá đớp.
3. Hướng dẫn + HS:học tập ở nhà ( 2 phút)
Luyện tập củng cố bài cũ : 1p
Tiết 75 Ngày soạn
BÀI VIẾT SỐ 5
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Biết vận dụng các thao tác lập luận đã học(phân tích, so sánh) để làm một bài NLVH.
- Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
- Tạo hứng thú học văn và niềm vui viết văn.
II. PHUƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Giáo án, Đề bài
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
+ GV: chọn một đề ở SGK, hoặc ra một đề khác thích hợp.
Hướng dẫn + HS:tìm hiểu đề. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
ĐỀ 
Câu 1: (3 đ)
 a/ Như thế nào là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu? 
 b/ Áp dụng: Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu sau:
 “Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.”
 (Nam Cao- Chí Phèo)
*“Tao không thể là người lương thiện nữa”. (Nam Cao- Chí Phèo)
Câu 2: (7 đ) 
 Có 3 điều làm hỏng một con người “ rượu , tính kiêu ngạo và sự giận dữ “ 
 Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó .
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐÁP ÁN
THANG ĐIỂM
Câu 1: (2 đ)
a/ Nghĩa sự việc là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập.
 Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.
b/ Áp dụng:
 *“Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.”
-NSV: Hắn đã từng ao ước có một gia đình nho nhỏ.
-NTT: phỏng đoán sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn vào sự việc “hình như”
*“Tao không thể là người lương thiện nữa”.
-NSV: Tao (Chí Phèo) khẳng định mình không thể trở về với cuộc sống lương thiện được.
-NTT: Khẳng định tính tất yếu của sự việc.
Câu 2: (8 đ)
Về kĩ năng 
- Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội ;
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
2. Về nội dung: Sau đây là một số gợi ý:
 Rượu có tác hại rất lớn . Lạm dụng rượu sẽ tổn hại sức khỏe , ảnh hưởng hành vi , nhân cách .
Người kiêu ngạo không nhận ra điểm yếu của mình , không biết lắng nghe ý kiến người khác . 
Sự giận dữ làm cho con người mất tỉnh táo , có thể gây nguy hiểm cho người khác . 
Ngoài rượu , kiêu ngạo, sự giận dữ vẫn còn những yếu tố khác làm hỏng con người .
Cần lên án , phê phán các thói hư ấy , không để ảnh hưởng đến nhân cách . 
Rèn luyện bản thân , biết tiết chế bản thân với rượu , tính kiêu ngạo và sự giận dữ .
Lưu ý: 
+ HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu của đề có sáng tạo. 
3. Biểu điểm
Điểm 6-7: đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt.
Điểm 4-5: đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.
Điểm 2-3: đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
Điểm 1: không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
Điểm 0: không làm bài.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
TUẦN 22
Tiết 76	 Ngày soạn:
HẦU TRỜI
( Tản Đà)
I. MỤC TIÊU. Giúp HS:
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà( tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi, cá tính ngông) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca VN vào đầu những năm hai mươi của thế kỉ trước
- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ T Đ.
II. PHUƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Giáo án, SGK, Thiết kế bài giảng
III, PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
- Đọc, tóm tắt.Vấn đáp, trao đổi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra: Kiểm tra việc soan bài của HS.
2. Bài học:
Trọng tâm:Cảnh T Đ đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe, làm nổi cái tôi cá nhân mà thi sĩ muốn thể hiện: một cái tôi ngông, phóng túng tự ý thức về tài năng thơ, về giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình trước cuộc đời.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẤY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
H đ 1: + GV: giới thiệu bài.
H đ 2: Tìm hiểu chung.
+ HS:đọc tiểu dẫn và nêu những thông tin chính về tg.
+ GV: chốt lại những ý chính.
H đ 3: Đọc hiểu VB.
+ GV: xác định mô típ nt của T Đ về đối tượng “ trời” mà tg hay thể hiện
+ HS:đọc VB.
Nhận xét cách mở đầu của tg? Câu đầu gợi không khí gì?điệp từ thật khẳng định ý gì?
Cách tả cảnh thi sĩ hạ giới đọc thơ văn cho trời nghe như thế nào? Qua cách đọc ấy ta thấy điều gì ở nhá thơ?
Thái độ và tình cảm cảu người nghe như thế nào?
+ HS:lần lượt phân tích trả lời.
Qua cảnh trời hỏi và T.Đà tự xưng tên tuổi, quê quán, đoạn trời xét sổ nhận ra trích tiên Khắc Hiếu bị đày vì tội ngông, tg muốn nói điều gì về bản thân? 
+ HS:trao đổi trả lời.
Từ “ thiên lương” mà tg dùng trong bài có nghĩa là gì?
Việc chen vào đoạn thơ giàu màu sắc hiện thực trong bài thơ lãng mạn có ý gì?
+ HS:lí giải, phát biểu, 
Những biểu hiện của cái tôi ngông trong tp là gì?
+ HS:suy nghĩ, trả lời.
Về nghệ thuật, tp có những điểm gì nổi bật?( giọng thơ, nhịp điệu, thể loại)
+ HS:trao đổi, trả lời.
Thử liên hệ so sánh những việc làm biểu hiện cái ngông của các nho sĩ thể hiện trong các tp : Bài ca ngất ngưởng, Chữ người tử tù, Hầu trời?
+ HS:trao đổi, thảo luận, trả lời.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: 1889_ 1940, quê: Hà Tây.
- Là con “người của hai thế kỉ” cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương.
- Thơ văn của ông là gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
- Các tp chín+ GV: Khối tình con I,II, Giấc mộng con I, II, Còn chơi 
2. Tác phẩm.
- In trong tập Chơi xuân, xuất bản năm 1921.
II. ĐỌC_ HIỂU VĂN BẢN
1. Cách vào đề của tg.
- Hư cấu về một giấc mơ.Nhưng tg muốn người đọc cảm nhận điều cơ bản ở đây là mộng mà như tỉnh, hư mà như thực.
- Gây mối nghi ngờ, gợi trí tò mò của người đọc.
2. Chuyện tác giả đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
- Cách kể tả rất tỉ mỉ, cụ thể.
- Trời sai pha nước nhấp giọng rồi mới truyền đọc.
- Thi sĩ trả lời trịnh trọng, đúng lễ nghi.
- - Thi sĩ đọc rất nhiệt tình, cao hứng và có phần tự hào, tự đắc vì văn thơ của mình.
- Người nghe vừa khâm phục vừa sợ hãi như hòa cùng cảm xúc của tác giả.
- Trời khen văn thơ phong phú, giàu có lại lắm lối đa dạng.
- Giọng kể đa dạng, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắc.
3. Chuyện đối thoại giữa trời và tác giả về thân thế, quê quán.
- Niềm tự hào và khẳng định tài năng của bản thân tác giả.
- Phong cách lang mạn tài hoa, độc đáo, tự ví mình như một vị tiên bị trời đày.
- Hành động lên trời đọc thơ, trò chuyện với trời, định bán văn ở chợ trời của T Đ thật khác thường, thật ngông.Đó là bản ngã, tính cách độc đáo của Tản Đà.
- Xác định thiên chức của người nghệ sĩ là đánh thức, khơi dậy, phát triển cái thiên lương hướng thiện vốn co của mỗi con người.
- Tản Đà không chỉ muốn thoát li cuộc đời bằnh những ước mơ lên trăng, lên tiên. Ông vẫn muốn cứu đời, giúp đời. Nên có đoạn thơ giàu tính hiện thực xen vào bài thơ lãng mạn.
III. TỔNG KẾT
1. Cái “tôi” cá nhân tự biểu hiện: cái tôi ngông phóng túng; tự ý thức về tài năng và giá trị đích thực của mình;khao khát được khẳng định bản thân giữa cuộc đời.
2. Thể thơ thất ngôn trường thiên, vần nhịp, khổ thơ khá tự do;giọng điệu thoải mái tự nhiên, hóm hỉnh; lời kể tả giản dị, sống động.
3. Ngông trong Bài ca ngất ngưởng là những việc làm khác người(đeo đạc ngựa cho bò, dẫn lên chùa đôi dì); trong Chữ người tử tù là một Huấn Cao :tính khoảnh, ít chịu cho chữ ai , coi rthường quản ngục, cái chết, nhận ra người chết sẵn sàng cho chữ;trong Hầu Trời: đọc thơ cho trời và tiên nghe, tự hào về tài thơ văn của mình, về nguồn gốc quê hương đất nước của mình, về sứ mạng vẻ vang đi khơi dậy cái thiên lương của mọi người bằng thơ. 
3. Hướng dẫn + HS:học tập ở nhà ( 3 phút)
Luyện tập củng cố bài cũ : kể lại câu chuyện Tản Đà lên trời đọc thơ
Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Vội vàng
Tiết 79 - 80 : Ngày soạn
VỘI VÀNG
( Xuân Diệu )
I. MỤC TIÊU. Gíup HS
- Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và qniệm về tgian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Giệu được thề hiện qua bài thơ.
- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí chặt chẽ cùng với những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.
II. PHUƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Giáo án, SGK, Thiết kế bài giảng
III. PHƯƠNG PHÁP:
+ HS:chbị bài ở nhà, vấn đáp, giảng giải.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: ( 3p) cho biết nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong bài Hầu trời của Tản Đà.
2. Bài học ( 85 p)
Trọng tâm: niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hêt mình của Xuân Diệu và những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện của bài thơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG BÀI HỌC
+ GV: giới thiệu bài: một phong cách thơ “say đắm” nồng nàn và sôi nổi, tất cả cho tình yêu và tuổi trẻ, ông hoàng cuả thơ tình.
Yêu cầu + HS:đọc tiểu dẫn, trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
-Đọc diễn cảmà xuất xứ tp? tâm trạng XD thể hiện trong bài thơ là gì?
-Đọan 1 miêu tả tâm trạng gì của nhà thơ? Cách diễn đạt có gì mới lạ? Nhà thơ có ý muốn gì? Nó bình thường hay mới lạ? Liệu có làm được không?
Vì sao tg lại ước muốn vậy?
+ HS:suy nghĩ, trao đổi, lần lượt trả lời.
(PT điệp từ,nhân hóa, dùng từ )
Lấy một câu thơ hay ca dao có dùng phép so sánh rồi so với cách nói của nha 2 thơ ở đây. Nhận xét, đánh giá?
+ HS:tìm, so sánh, nhận xét, + GV: minh họa, giảng giải thêm.
HẾT TIẾT 79, CHUYỂN TIẾT 80
-Tâm trạng của nhà thơ ở đọan 2? Vì sao chuyển sang miêu tả như vậy?
Tìm những từ ngữ thể hiện sự đối lập giữa con người và thiên nhiên?
+ HS:tìm, suy nghĩ trả lời.
Nhận xét về cách trình bày của nhà thơ.
+ HS:nhận xét, + GV: giảng thêm về cách nhà thơ trính bày lí lẽ của mìn+ + GV: :một sự nhận thức rất thự c tế và chí lí trong cuộc đời thực, khi cái Tôi được thừa nhận.
-Thái độ đối với cuộc sống ở đọan 3? So sánh với đọan 1 có nhận gì?
Tìm những từ ngữ thể hiện sự vội vàng, cuống quýt của tg khi thể hiện khát vọng sống?
Vì sao tg kêu gọi sống vội vàng như vậy?
+ HS:nhận xét, trả lời.
+ GV: giảng thêm.
Nhận xét chung của em về nội dung và nt của tp?
+ HS:dựa vào ghi nhớ trả lời.
I . TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả.
- (1916 -1985), Ngô Xuân Diệu, sinh ở Bình Định.Từng làmviệc ở Mĩ Tho, thành viên Tự lực văn đoàn. Tham gia cách mạng và là hoạt động trong lĩnh vực văn học.
- Là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.Là một nghệ sĩ lớn.
- Các tp chính: Thơ thơ, Riêng chung, Các nhà thơ cổ điển VN.
2. Bài thơ.
Xuất xứ : Rút trong tập “ Thơ, thơ”
Chủ đề : Bài thơ thể hiện lòng yêu cs đến độ đam mê của XD với tất cả nhũng lạc thú tinh thần và vật chất, với tất cả những gì là thanh cao và trần tục của nó.
II. ĐỌC HIỂU VẢN BẢN
1)Đọan 1: Lòng yêu đời, yêu cs của nhà thơ
- “Tôi muốn  nhạt mất
 Tôi muốn  bay đi”
àLời thơ ngắn gọn, nhịp điệu gấp gáp, điệp ngữ à ý muốn táo bạo à tâm hồn yêu đời, thiết tha với cs nên muốn giữ lại tất cả hương vị của cuộc đời để tận hưởng
-“Này đây  tháng mật
 ..
 Tháng giêng  cặp môi gần”
à Điệp từ (này đây) dồn dập, nhân hóa, cách diễn đạt mới lạ à khu vườn xuân tươi vui, ấm áp, ngon ngọt như những món ăn tinh thần sẵn có đang mời gọi, quyến rũ à niềm khát khao tình yêu,hạnh phúc, tha thiết với cuộc đời đến cuồng nhiệt.
- Cách so sánh mới lạ, lấy vẻ đẹp con người là chuẩn mực: tháng giêng = cặp môi gần.
2)Đọan 2: Tâm trạng bi quan, chán nản
 “Xuân đương tối .đã qua
 Mau đi  chiều hôm”
àHình ảnh đối lập:
Lượng trời chật >< lòng tôi rộng
Xuân tuần hoàn >< tuổi trẻ không trở lại. 
Còn trời đất >< chẳng còn tôi.
- Điệp từ, giọng thơ u uất não nuột à tâm trạng tiếc nuối, lo sợ ngậm ngùi khi mùa xuân qua mau, tuổi trẻ chóng tàn, sự tàn phai không thể nào tránh khỏi à tâm trạng vội vàng, cuống quýt.
- Cách lí luận: nói làm chinếucònnhưng chẳng còn..nên..và điệp từ phải chăng như đang tranh luận, giải bày về một chân lí.
3)Đọan 3: Tình yêu mãnh liệt, tột độ đối với cs
 “Ta muốn ôm  mơn mởn
 Hỡi xuân hồng  cắn vào ngươi”
- Giọng thơ thay đổi, tiết tấu dồn dập, điệp từ, hình ảnh thơ khỏe khoắn nồng nàn -> tâm lý vội vã trong hưởng thụ (ta muốn, ôm, riết, say, thâu..) 
à Lòng yêu đời đến cuồng nhiệt, muốn tận hưởng hết giá trị cao nhất của cs và tình yêu trong niềm hạnh phucù
III. TỔNG KẾT
Là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tưởi trẻ.Tư tưởng đó được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật điêu luyện: kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo về ngôn từ và hình ảnh thơ.
3. Hướng dẫn + HS:học tập ở nhà 
Học thuộc bài thơ. Làm phần luyện tập.Chuẩn bị Thao tác LL bác bỏ

File đính kèm:

  • docTuan_1_Hoat_dong_giao_tiep_bang_ngon_ngu.doc
Giáo án liên quan