Giáo án Ngữ văn 10 - Trao duyên - Nguyễn Thị Tường Ni

Đọc hai câu đầu, em thấy trong lời của Thúy Kiều (1 người chị) nói với Thúy Vân (1 người em) có gì khác thường? Gợi mở: Có thể thay từ “cậy” bằng “nhờ”, “chịu” bằng “nhận” ko? Vì sao?

HS trả lời GV nhận xét và đúc kết

Trong lúc đau khổ, đắng đót nhất, Kiều vẫn lựa lời lẽ để thuyết phục em mình. Tại sao Kiều phải lạy em? Hành động đó có trái với đạo lý không?

Hs trả lời Gv nhận xét và đúc kết

Kiều lạy là lạy đức hy sinh cao cả của Thúy Vân, bởi rồi đây Thúy Vân phải chấp nhận lấy người mình không yêu; tình duyên ấy có thể đẹp với chị nhưng chắc gì đã đẹp với em. Vân có thể bị phật ý, thấy xấu hổ, thậm chí là cảm thấy bị xúc phạm, coi thường thì sao. Hiểu được hoàn cảnh khó xử, tế nhị của em nên Kiều phải khẩn khoản van nài.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Trao duyên - Nguyễn Thị Tường Ni, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Thị Tường Ni
MSSV: 12601050
BÀI SOẠN GIÁO ÁN:
TRAO DUYÊN
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A.Mục tiêu bài học : 
Kiến thức
-Cảm nhận được diễn biến tâm lí phức tạp của Kiều,qua đó hiểu được tình yêu sâu nặng,bi kịch và nỗi đau của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.
-Thấy được nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du trong việc miêu tả tâm lí nhân vật,sự điêu luyện,tinh xảo trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ.
Kỹ năng
Rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ trung đại.
Thái độ
- Thái độ yêu thích văn chương, yêu thích Truyện Kiều hơn.
B. Kiểm tra bài cũ : 4phút
C.Nội dung bài học.
*Phần mở đầu ( 1 phút) : "Truyện Kiều" là tuyệt tác văn học của Nguyễn Du và của văn học Việt Nam.Tác phẩm có thể coi là một bi kịch lớn,chứa đựng những bi kịch nhỏ.Quyết định bán mình chuộc cha của Kiều cũng là một bi kịch.Vì vậy,Kiều đã nhờ cậy Thúy Vân thay mình để trả nghĩa cho chàng Kim.Giây phút trao duyên của Kiều gây cho chúng ta sự xúc động và ấn tượng mạnh.Trong tiết học ngày hôm nay,thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích "Trao duyên" để thấy được điều đó.
Thời gian
Hoạt động của gv và hs
Yêu cầu cần đạt
4 phút
5 phút
12 phút
12 phút
12 phút
15 phút
20 phút
5 phút
1phút
Gv yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn và tóm tắt diễn biến đoạn trước
Gv đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc sau đó gọi học sinh đọc diễn cảm đoạn trích. Gv nhận xét cách đọc của HS.
GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết vị trí,nội dung và thử chia bố cục của đoạn trích?
Hs trả lời giáo viên nhận
xét và đúc kết
-Đọc hai câu đầu, em thấy trong lời của Thúy Kiều (1 người chị) nói với Thúy Vân (1 người em) có gì khác thường? Gợi mở: Có thể thay từ “cậy” bằng “nhờ”, “chịu” bằng “nhận” ko? Vì sao?
HS trả lời GV nhận xét và đúc kết
Trong lúc đau khổ, đắng đót nhất, Kiều vẫn lựa lời lẽ để thuyết phục em mình. Tại sao Kiều phải lạy em? Hành động đó có trái với đạo lý không?
Hs trả lời Gv nhận xét và đúc kết
Kiều lạy là lạy đức hy sinh cao cả của Thúy Vân, bởi rồi đây Thúy Vân phải chấp nhận lấy người mình không yêu; tình duyên ấy có thể đẹp với chị nhưng chắc gì đã đẹp với em. Vân có thể bị phật ý, thấy xấu hổ, thậm chí là cảm thấy bị xúc phạm, coi thường thì sao. Hiểu được hoàn cảnh khó xử, tế nhị của em nên Kiều phải khẩn khoản van nài.
Gv: Trong 6 câu thơ tiếp, Kiều kể với em chuyện gì?
HS trả lời GV nhận xét và diễn giảng thêm
Kiều không nói dài dòng về chuyện tình giữa hai người mà nhấn mạnh đến sự bất hạnh tan vỡ.
Theo quan niệm của người xưa, "Tình" và "Nghĩa" thường đi liền với nhau, Thúy Kiều trao duyên cho em cũng có nghĩa là nhờ cậy em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
Hành động trao duyên được thể hiện qua việc trao lời như thế nào?
HS trả lời GV nhận xét và diễn giảng thêm:
Vừa là tiếng trao lời khẩn thiết đến tan nát cõi lòng đồng thời vừa là sự đồng cảm sâu sắc của Kiều đối với Vân. Kiều viện cả cái chết để nói lên sự toại nguyện và biết ơn của mình nếu được Vân nhận lời, Kiều vừa khẩn cầu, vừa cảm kích trước đức hi sinh của Vân.
Gv: Thúy Kiều trao những kỉ vật gì cho Thúy Vân?
HS trả lời GV nhận xét và diễn giảng thêm:
"duyên này thì giữ, vật này của chung". Câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào chứa đựng bao xót xa tội nghiệp. Hai chữ của chung chất chứa bao đau xót, biết bao giằng xé. Còn giữ kỉ vật ít nhiều người ta vẫn có ảo giác mối tình ấy vẫn là của mình, vẫn trong mình. Nhưng khi tự tay cầm kỉ vật trao đi, người ta mới thực sự rơi vào hụt hẫng. Lí trí quyết định trao duyên, trao kỉ vật, song tình cảm cố níu giữ, trì hoãn, điệp từ "này" thể hiện động thái dùng dằng, luyến tiếc, níu kéo. Câu thơ như giấu trong nhịp điệu của nó nỗi đau sâu kín của nàng Kiều.
Lời dẫn: đang trong nỗi đau mất mát, nàng bỗng như người mất hồn, vẫn ngồi đấy mà hồn đã bay xa xăm tận mai sau. Từ đây ngôn ngữ trong lời thoại của Kiều gợi ra cuộc sống ở cõi âm đầy ma mị.
Gv: những từ ngữ nào thể hiện dự cảm về cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn Kiều?
HS trả lời GV nhận xét và diễn giảng thêm:
Từ hiện tại mà Kiều nói đến mai sau, một mai sau buồn thảm hiu hắt. Câu thơ hun hút xa xôi, thêm mùi trầm từ mảnh hương nguyền đốt lên gợi cảm giác lạnh lẽo thê lương
Gv: Hãy tìm những từ ngữ chỉ ý thức hiện tại của Kiều?
HS trả lời GV nhận xét và diễn giảng
Gv: Tìm những từ ngữ chỉ hành động của Kiều? Những hành động đó có ý nghĩa gì?
HS trả lời GV nhận xét và diễn giảng thêm:
Thúy Kiều từ chỗ nhận mình là người mệnh bạc, giờ lại tự nhận là người phụ bạc chàng Kim
Cái lạy ở đây khác với cái lạy ở phần đầu. Kiều nhận tất cả lỗi về mình.
Gv: Em có nhận xét gì về hai câu thơ cuối?
HS trả lời GV nhận xét và đúc kết
Sự hiện hữu của tình yêu làm Kiều quên đi sự có mặt của em. Đang độc thoại, nàng quay sang đối thoại tưởng tượng với Kim Trọng, gọi tên chàng trong đớn đau đến mê sảng. Từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nỡ đã tan vỡ.
Gv: Em hãy cho biết những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm?
I. Tiểu dẫn
Tóm tắt nội dung đoạn trước : Sau đêm thề nguyền giữa Kim Trọng và Thúy Kiều,Kim Trọng phải về hộ tang chú ở Liêu Dương.Tai nạn ập đến khi gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan.Vương Ông và Vương Quan bị bắt,bị đánh đập tàn nhẫn,tài sản bị cướp hết.Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và em.Đêm trước ngày phải theo Mã Giám Sinh,Thúy Kiều đã nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
II. Tìm hiểu chung:
- Đoạn trích nằm từ câu 723 - 756
-Nội dung : Đoạn trích miêu tả tình cảnh trớ trêu của Kiều khi phải trao duyên cho em.Đồng thời làm rõ diễn biến tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của nàng khi tình yêu tan vỡ,mình buộc phải phụ tình với Kim Trọng.
-Bố cục : Ba phần : 
+Phần 1 : 12 câu thơ đầu : Lời trao duyên của Thúy Kiều.
+Phần 2 : 14 câu thơ tiếp : Kiều trao kỉ vật và dặn dò thêm cho Thúy Vân.
+Phần 3 : 8 câu cuối : Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gửi cho Kim Trọng.
1.Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng (18 câu đầu)
a. 2 câu đầu: Kiều mở lời nhờ cậy Vân.
- Cậy: 
+ thanh trắc à âm điệu nặng nề gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói > < nhờ
+ hàm ý hi vọng tha thiết, có ý tựa nương, gửi gắm, vật nài, tin tưởng nơi quan hệ ruột thịt. 
- Chịu: nài ép, bắt buộc, không nhận không được. (Còn nhận lại mang tính tự nguyện)
- Lạy, thưa: thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.
] Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói vấn đề tế nhị: “tình chị duyên em”.
b. 6 câu tiếp: 
- Kiều nói đến mối tình của mình với chàng Kim.
+Hình ảnh "quạt ước", "chén thề", điệp từ "khi": diễn tả tình yêu thắm thiết, sâu sắc. .
+"Đứt gánh tương tư", "sóng gió bất kì": mong manh, tan vỡ đột ngột, bất ngờ. 
- Kiều xin em hãy chắp mối tơ thừa để trả nghĩa cho chàng Kim.
+Mối tơ thừa: cách nói nhún mình vì nàng hiểu sự thiệt thòi của em.
+Mặc em: phó mặc, ủy thác; vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời.
]Giãi bày tâm sự, hoàn cảnh để Thúy Vân thấu cảm 
c. 10 câu sau: Kiều trao duyên cho em
- Trao lời tha thiết, tâm huyết:
+Ngày xuân em hãy còn dài: nói đến tuổi trẻ của Vân 
+Xót tình máu mũ, thay lời nước non: vì tình chị em mà đáp nghĩa chàng Kim
+Thành ngữ "thịt nát xương mòn", "ngậm cười chín suối: nếu phải chết, Kiều cũng yên lòng
- Trao kỉ vật tình yêu:
+chiếc vành, bức tờ mây: gợi tình cảm sâu nặng, lời thề ước thiêng liêng của Kim- Kiều.
+Của chung: thể hiện sự tiếc nuối, đau đớn.
+Phím đàn, mảnh hương nguyền: trở thành ngày xưa, quá khứ.
]Sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm
2. Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên: (còn lại)
a. 8 câu thơ đầu: Dự cảm về cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn Kiều
- Hàng loạt những từ nói về cái chết: hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, thác oan: thể hiện nỗi đau đớn tuyệt vọng và dự cảm tương lai bất hạnh của Kiều. Nàng coi như mình đã chết, đó là cái chết của tâm hồn.
]Đang sống mà nàng nói đến chết. Nỗi đau của Kiều dồn lên đến đỉnh điểm. Qua đó thể hiện tình cảm bền chặt, thủy chung, mãnh liệt của Kiều đối với Kim Trọng.
b. 8 câu thơ sau: Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu
- Ý thức về hiện tại: Bây giờ
+ Trâm gãy bình tan.
+ Phận bạc như vôi.
+ Nước chảy, hoa trôi.
"Những thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận con người thể hiện nỗi đau đớn, tuyệt vọng đến mê sảng của Kiều.
- Các hành động:
+Nhận mình là "người phụ bạc"
+Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt
+Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.
Tiếng gọi Kim Lang được lặp đi lặp lại vừa thiết tha trân trọng nhưng cũng đau đớn tuyệt vọng biết bao. Câu thơ ngắt theo nhịp 3/3 như một tiếng nấc để rồi ở câu sau nhịp thơ trải ra như một lời than trách chính mình.
]Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý.
3. Nghệ thuật:
-Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật
-Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động
-Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm,đậm chất trữ tình.
-Sử dụng sáng tạo các thành ngữ của văn hóa dân gian.
4. Ghi nhớ: (sgk)

File đính kèm:

  • doctrao_duyen.doc
Giáo án liên quan