Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 97-98

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được những nội dung cơ bản của chương trình làm văn lớp 10, qua đó thấy được sự kế thừa và phát triển của các nội dung so với chương trình làm văn đã học ở THCS.

2. Kỹ năng: Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm và việc học tiếp ở các lớp 11,12.

3. Thái độ: Ý thức tạo lập văn bản có tính hướng chuẩn, khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới

- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn bài đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 97-98, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết: 97 
Bài dạy: 	 ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN 
(Làm văn) 	 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được những nội dung cơ bản của chương trình làm văn lớp 10, qua đó thấy được sự kế thừa và phát triển của các nội dung so với chương trình làm văn đã học ở THCS.
2. Kỹ năng: Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm và việc học tiếp ở các lớp 11,12.
3. Thái độ: Ý thức tạo lập văn bản có tính hướng chuẩn, khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn bài đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’): Ổn định trật tự, điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài (1’): Ôn tập phần làm văn của lớp 10..
-Tiến trình bài dạy
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
36’
 Hoạt động 1. Hướng dẫn HS ôn tập theo hệ thống câu hỏi trong sgk (tập trung vào một số câu tiêu biểu).
Câu 1 : Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế viết văn bản. Cho biết vì sao phải kết hợp các kiểu văn bản đó với nhau.
Câu 2 : Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì ? Cho biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết kiểu văn bản này? 
Câu 3 : Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh ?
Hoạt động 1.HS ôn tập theo hệ thống câu hỏi trong sgk (tập trung vào một số câu tiêu biểu).
-Học sinh nhớ lại kiến thức, trả lời. 
-Nhớ lại kiến thức, phát biểu ý kiến. Cho ví dụ kèm theo.
-Nhớ lại kiến thức và trả lời câu 3
I. Lý thuyết
-Văn bản tự sự : Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh… làm cho những đối tượng được nói đến như hiện lên trước mắt người đọc.
-Văn bản thuyết minh : Trình bày, giới thiệu, giải thích… nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiện và xã hội.
-Văn bản nghị luận : Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểmnhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm 
Sử dụng kết hợp trong thực tế viết văn bản.
-Sự việc tiêu biểu : Là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
-Chi tiết tiêu biểu : Là những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
Sự việc chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.
-Cách chọn sự việc chi tiết tiêu biểu : Để lựa chọn cần nắm vững các bước sau : Xác định đề tài, chủ đề của bài văn., dự kiến cốt tryện ( gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau), triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.
Các phương pháp thuyết minh : 
Nêu định nghĩa ; liệt kê; nêu vd; dùng số liệu; so sánh; phân loại; phân tích; chú thích ; giảng giải nguyên nhân kết quả.
1’
Hoạt động2.
 HDHS củng cố kiến thức
-Tóm lược kiến thức theo câu hỏi
Hoạt động2.
HS củng cố kiến thức
-Theo dõi
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
- Học kỹ bài, làm các câu hỏi còn lại
- Chuẩn bị phần còn lại của bài, các câu hỏi 4,5,6,7,8.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
 ……………………………………………..
Ngày soạn:
Tiết: 98 
Bài dạy: 	 ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN 
(Làm văn) 	 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được những nội dung cơ bản của chương trình làm văn lớp 10, qua đó thấy được sự kế thừa và phát triển của các nội dung so với chương trình làm văn đã học ở THCS.
2. Kỹ năng: Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm và việc học tiếp ở các lớp 11,12.
3. Thái độ: Ý thức tạo lập văn bản có tính hướng chuẩn, khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn bài đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’): Ổn định trật tự, điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ (2’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài (1’): Ôn tập phần làm văn của lớp 10..
-Tiến trình bài dạy
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
40’
 Hoạt động 1. Hướng dẫn HS ôn tập theo hệ thống câu hỏi trong sgk (tập trung vào một số câu tiêu biểu).
Câu 4 : Làm thế nào để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn ?
Câu 7 :Trình bày về cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận ?
Câu 8 : Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh ?
Hoạt động 1.HS ôn tập theo hệ thống câu hỏi trong sgk (tập trung vào một số câu tiêu biểu).
-Học sinh hình dung lại kiến thức, trả lời. 
-Nhớ lại kiến thức, thảo luận để trả lời
- Ghi nhớ yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
Lý thuyết
Để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn cần : Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết; thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo.Tri thức trong văn bản có tính khách quan khoa học, đáng tin cậy. Cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiêu so sánh cụ thể và câu văn phải biến hóa linh hoạt.
Cấu tạo của một lập luận bao gồm:Luận điểm ( các ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận); Luận cứ (các lý lẽ và dẫn chứng)
-Các thao tác nghị luận : Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh
-Cách lập dàn ý : Nắm chắc yêu cầu của đề bài tìm hệ thống luận điểm, luận cứ sắp xếp triển khai chúng theo thứ tự hợp lý, có trọng tâm.Bố cục : Ba phần : Mở bài ( giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề ); thân bài ( triển khai luận điểm luận cứ ); kết bài ( nhấn mạnh và mở rộng vấn đề)
Cách tóm tắt văn bản tự sự : Đọc kĩ văn bản – xác định nhân vật chính. Chọn các sự việc tiêu biểu xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc ( có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc)
Cách tóm tắt văn bản thuyết minh: Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt.Đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh.Tìm bố cục của văn bản. Tóm lược các ý văn bản tóm tắt.
1’
Hoạt động2.
 HDHS củng cố kiến thức
-Tóm lược kiến thức theo câu hỏi
Hoạt động2.
HS củng cố kiến thức
-Ghi nhớ
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
- Học kỹ bài, làm các câu hỏi còn lại
- IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
 ……………………………………………..

File đính kèm:

  • docTIET97-98.doc
Giáo án liên quan