Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 96: Ôn tập phần Tiếng Việt (Tiếp theo)

Hs trao đổi theo nhóm theo hai yêu cầu a,b sgk Các yêu cầu của vbản qcáo về nội dung thông tin, tính hấp dẫn và thuyết phục ?

Gv nêu ycầu : Qcáo cho một sản phẩm kem đánh răng hoặc sản phẩm rau sạch hs thực hiện theo mẫu hướng dẫn của sgk trình bày, đánh giá, nhận xét chọn vbản ấn tượng nhất.

 Cách viết vbản qcáo ?

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3148 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 96: Ôn tập phần Tiếng Việt (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A.Mục tiêu bài học
Giúp hs
Củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản đã học trong năm về Tiếng việt. 
Luyện tập để nâng cao kĩ năng về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các yêu cầu sử dụng Tiếng việt.
B.Thiết kế dạy – học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hs làm các bài tập, trả lời câu hỏi trong sgk.
HĐGT là gì ? Có những nhân tố nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ? Trong hoạt động giao tiếp có những qtrình nào?
1/ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
HĐGT : Hoạt động nhằm mục đích nhận thức, hành động, biểu lộ tình cảm giữa người với người trong xã hội.
Các nhân tố giao tiếp : 
+ Nhân vật giao tiếp .
+ Hoàn cảnh giao tiếp
+ Nội dung giao tiếp
+ Mục đích giao tiếp
+ Phương tiện và cách thức giao tiếp.
Hai quá trình của HĐGT : 
+ Tạo lập văn bản.
+ Tiếp nhận lĩnh hội văn bản
2. Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng
Các yếu tố phụ trợ
Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nói
Lời nói trong giao tiếp, là ngôn ngữ âm thanh, giao tiếp trực tiếp.
Ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ.
Từ ngữ đa dạng : Từ địa phương, khẩu ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ.
Câu có khi rườm rà, trùng lặp, tỉnh lược.
Ngôn ngữ viết
Giao tiếp gián tiếp, sử dụng chữ viết, các quy tắc chính tả, bảng biểu
Hệ thống dấu câu, bảng biểu, hình vẽ.
Từ ngữ phong phú, gọt giũa, tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ để sử dụng.
Câu dài ngắn tùy thuộc vào ý định.
Vbản có những đặc điểm cơ bản nào ? Hãy phân tích các đặc điểm ấy qua một văn bản cụ thể trong chương trình ngữ văn 10.
Điền tên các loại văn bản vào sơ đồ phân loại ?
Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (theo mẫu)
Trình bày khái quát về : Nguồn gốc, quan hệ họ hàng và lịch sử phát triển của Tiếng việt ?
Kể tên một số tác phẩm vh Việt Nam viết bằng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.
Lập bảng tổng hợp những yêu cầu về sử dụng Tiếng việt đúng chuẩn mực
Bài tập 7 sgk/ 139
Các bài tập khác : ( Hình thức câu hỏi trắc nghiệm)
Củng cố dặn dò :
Làm thêm các bt sbt
3.Văn bản.
Sinh hoạt; nghệ thuật ; khoa học; chính luận; hành chính công vụ ; báo chí
4.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt – phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Pc nngữ shoạt Pc nngữ ngth
- Tính cụ thể - Tính hình tượng
- Tính cảm xúc - Tính truyền cảm
- Tính cá thể - Tính cá thể hóa
5. Khái quát lịch sử Tiếng việt.
Nguồn gốc : Có nguồn gốc bản địa 
Quan hệ họ hàng : Thuộc họ Nam Á 
Phát triển qua nhiều thời kì : 
+ Thời kì dựng nứơc 
+ Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
+ Thời kì độc lập tự chủ.
+ Thời kì Pháp thuộc
+ Thời kì sau CM/8 đến nay
Chữ viết của Tiếng việt :Chữ Nôm ; chữ Quốc ngữ.
6. Những yêu cầu về sử dụng Tiếng việt. 
(xem bảng 2/131 Sgv)
Bài 7 : Câu đúng : b,d,g,h.
 	 Bài làm văn số 7 (kiểm tra cuối năm)
Tiết 102 Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
A/Mục tiêu bài học
Giúp hs
Ôn tập, củng cố cách viết đoạn văn nghị luận.
Viết được các đoạn văn nghị luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.
B/Thiết kế dạy - học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Gv cho hs đọc lại dàn ý cho đề văn “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” ở sgk.
Chọn một ý trong ba ý a,b,c mục 2 để viết.
Viết đoạn khoảng 15 đến 20 câu.
Một số hs trình bày – gv nhận xét đánh giá và sửa chửa những sai sót trong bài viết.
Cho hs đọc bài đọc thêm trong sgk.
Luyện tập trên lớp.
Hs viết đoạn văn theo yêu cầu, phải đáp ứng : 
Về nội dung : Tập trung làm rõ ý đã chọn.
Về hình thức : Khoảng 15 20 câu, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
Luyện tập ở nhà.
Tự chữa lại đoạn văn của mình.
Chọn một ý trong các đoạn khác của dàn ý (sgk) để viết.
 Tiết 103 Viết quảng cáo
A/Mục tiêu bài học.
Giúp hs
Nắm được mục đích của quảng cáo là thông tin, thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi,… của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Biết cách viết và trình bày quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn.
Thấy được tầm quan trọng của quảng cáo trong cuộc sống hiện đại.
B/Thiết kế dạy – học
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài học
Hs đọc 2 vbản qcáo trong sgk và trả lời câu hỏi : 
Các vbản trên qcáo về điều gì ? 
Anh (chị) thường gặp các loại vbản đó ở đâu ?
Hãy kể thêm một vài vbản qcáo và cho biết : Qcáo về cái gì ? Qcáo ở đâu ? Qcáo để làm gì ? …
 Vbản qcáo là gì ?
Hs trao đổi theo nhóm theo hai yêu cầu a,b sgk Các yêu cầu của vbản qcáo về nội dung thông tin, tính hấp dẫn và thuyết phục ?
Gv nêu ycầu : Qcáo cho một sản phẩm kem đánh răng hoặc sản phẩm rau sạch hs thực hiện theo mẫu hướng dẫn của sgk trình bày, đánh giá, nhận xét chọn vbản ấn tượng nhất.
 Cách viết vbản qcáo ? 
Hs làm bt 1 sgk 
Hs đọc bài tập – thảo luận theo nhóm những yêu cầu của sgk đại diện trình bày nhận xét, đánh giá.
Củng cố, dặn dò 
Hs đọc phần ghi nhớ sgk
Trọng tâm bài học : Cách viết văn bản qcáo.
Làm bt 2 – mỗi nhóm chọn một đề tài.
I/Vai trò và yêu cầu chung của vbản qcáo.
1/ Vbản qcáo trong đsống.
Vbản qcáo là loại vbản thông tin, thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi… của sản phẩm, dịch vụ do đó thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó.
2/ Ycầu chung của vbản qcáo.
Vbản qcáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.
II/ Cách viết vbản qcáo.
Chọn nội dung qcáo : Độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ.
Chọn cách trình bày quảng cáo : 
 + Dùng quy nạp.
 + Dùng cách so sánh.
Câu văn, từ ngữ : Ngắn gọn, súc tích, khẳng định tuyệt đối.
III/Luyện tập
Bài tập 1 :
Cả 3 vbản qcáo đều ngắn gọn, súc tích đầy đủ nội dung cần qcáo – nêu được đặc tính vượt trội của sản phẩm – hấp dẫn kích thích tâm lí người mua hàng.
Chiếc xe không những là một sản phẩm vượt trội : Sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ, mà còn là người bạn đáng tin cậy.
Sữa tắm đặc biệt, thơm ngát hương hoa, cho một làn da mịn màng, quyến rũ – là “bí quyết làm đẹp”.
Máy ảnh tự động hóa – tiện lợi, dễ sử dụng.
Tiết 104 Ôn tập phần làm văn
A/Mục tiêu bài học.
Giúp hs :
Nắm được những nội dung cơ bản của chương trình làm văn lớp 10, qua đó thấy được sự kế thừa và phát triển của các nội dung so với chương trình làm văn đã học ở THCS.
Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm và việc học tiếp ở các lớp 11,12.
B/Thiết kế dạy – học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Gv hướng dẫn hs ôn tập theo hệ thống câu hỏi trong sgk (tập trung vào một số câu tiêu biểu).
Câu 1 : Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế viết văn bản. Cho biết vì sao phải kết hợp các kiểu văn bản đó với nhau.
Câu 2 : Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì ? Cho biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết kiểu văn bản này? 
Câu 3 : Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh ?
Câu 4 : Làm thê nào để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn ?
Câu 7 :Trình bày về cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận ?
Câu 8 : Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh ?
Hs làm việc theo nhóm, mỗi nhóm tóm tắt nội dung một bài đại diện trình bày nhận xét, đánh giá hòan chỉnh.
Củng cố, dặn dò :
Làm bt 1 sgk.
Chuẩn bị làm bài kiểm tra cuối năm.
I/Lý thuyết
Văn bản tự sự : Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh… làm cho những đối tượng được nói đến như hiện lên trước mắt người đọc.
Văn bản thuyết minh : Trình bày, giới thiệu, giải thích… nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiện và xã hội.
Văn bản nghị luận : Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểmnhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm 
 Sử dụng kết hợp trong thực tế viết văn bản.
Sự việc tiêu biểu : Là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
Chi tiết tiêu biểu : Là những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
 Sự việc chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.
Cách chọn sự việc chi tiết tiêu biểu : Để lựa chọn cần nắm vững các bước sau : 
Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
Dự kiến cốt tryện ( gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau)
Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.
Các phương pháp thuyết minh : 
Nêu định nghĩa ; liệt kê; nêu vd; dùng số liệu; so sánh; phân loại; phân tích.
Chú thích ; giảng giải nguyên nhân kết quả.
Để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn cần : 
Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo.
 Tri thức trong văn bản có tính khách quan khoa học, đáng tin cậy.
Cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiêu so sánh cụ thể và câu văn phải biến hóa linh hoạt.
Cấu tạo của một lập luận bao gồm:Luận điểm ( các ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận); Luận cứ (các lý lẽ và dẫn chứng)
Các thao tác nghị luận : Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh
Cách lập dàn ý : 
Nắm chắc yêu cầu của đề bài tìm hệ thống luận điểm, luận cứ sắp xếp triển khai chúng theo thứ tự hợp lý, có trọng tâm.
Bố cục : Ba phần : Mở bài ( giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề ); thân bài ( triển khai luận điểm luận cứ ); kết bài ( nhấn mạnh và mở rộng vấn đề)
Cách tóm tắt văn bản tự sự : 
Đọc kĩ văn bản – xác định nhân vật chính.
Chọn các sự việc tiêu biểu xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.
Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc ( có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc)
Cách tóm tắt văn bản thuyết minh: 
Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt.
Đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh.
Tìm bố cục của văn bản.
Tóm lược các ý văn bản tóm tắt.
II/ Thực hành: (bt 2 sgk/150)
Tiết 105 +-Trả bài làm văn số 7 (Kiểm tra cuối năm)
Hướng dẫn học tập trong hè.

File đính kèm:

  • docTIET96-HET.doc
Giáo án liên quan