Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 96: Ôn tập phần Tiếng Việt

HĐGT : Hoạt động nhằm mục đích nhận thức, hành động, biểu lộ tình cảm giữa người với người trong xã hội.

Các nhân tố giao tiếp :

+ Nhân vật giao tiếp .

+ Hoàn cảnh giao tiếp

+ Nội dung giao tiếp

+ Mục đích giao tiếp

+ Phương tiện và cách thức giao tiếp.

Hai quá trình của HĐGT :

+ Tạo lập văn bản.

+ Tiếp nhận lĩnh hội văn bản

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 96: Ôn tập phần Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết: 96 
Bài dạy: 	 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 
(Tiếng Việt) 	 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản đã học trong năm về Tiếng việt. 
2. Kỹ năng: Luyện tập để nâng cao kĩ năng về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các yêu cầu sử dụng Tiếng việt
3. Thái độ
- Ý thức tạo lập văn bản có tính hướng chuẩn, khoa học, nói – viết đúng phong cách văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’): Ổn định trật tự, điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài (1’)
-Tiến trình bài dạy
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
36’
 Hoạt động 1. HDHS làm các bài tập, trả lời câu hỏi trong sgk.
HĐGT là gì ? Có những nhân tố nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
 ? 
Trong hoạt động giao tiếp có những qtrình nào?
-Vbản có những đặc điểm cơ bản nào ? Hãy phân tích các đặc điểm ấy qua một văn bản cụ thể trong chương trình ngữ văn 10.
-Điền tên các loại văn bản vào sơ đồ phân loại ?
Trình bày khái quát về : Nguồn gốc, quan hệ họ hàng và lịch sử phát triển của Tiếng việt ?
Bài tập 7 sgk/ 139
-Các bài tập khác : ( Hình thức câu hỏi trắc nghiệm)
 HĐ1. Làm các bài tập, trả lời câu hỏi trong sgk
-Trả lời
-Thảo luận, trả lời
-Nêu đặc điểm văn bản và phân tích các đặc điểm ấy qua một văn bản cụ thể
-Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (theo mẫu)
-Kể tên một số tác phẩm vh Việt Nam viết bằng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.
-Lập bảng tổng hợp những yêu cầu về sử dụng Tiếng việt đúng chuẩn mực
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
HĐGT : Hoạt động nhằm mục đích nhận thức, hành động, biểu lộ tình cảm giữa người với người trong xã hội.
Các nhân tố giao tiếp : 
+ Nhân vật giao tiếp .
+ Hoàn cảnh giao tiếp
+ Nội dung giao tiếp
+ Mục đích giao tiếp
+ Phương tiện và cách thức giao tiếp.
Hai quá trình của HĐGT : 
+ Tạo lập văn bản.
+ Tiếp nhận lĩnh hội văn bản
2. Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng
Các yếu tố phụ trợ
Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nói
Lời nói trong giao tiếp, là ngôn ngữ âm thanh, giao tiếp trực tiếp.
Ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ.
Từ ngữ đa dạng : Từ địa phương, khẩu ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ.
Câu có khi rườm rà, trùng lặp, tỉnh lược.
Ngôn ngữ viết
Giao tiếp gián tiếp, sử dụng chữ viết, các quy tắc chính tả, bảng biểu
Hệ thống dấu câu, bảng biểu, hình vẽ.
Từ ngữ phong phú, gọt giũa, tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ để sử dụng.
Câu dài ngắn tùy thuộc vào ý định.
3.Văn bản.
Sinh hoạt; nghệ thuật ; khoa học; chính luận; hành chính công vụ ; báo chí
4.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt – phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Pc nngữ shoạt Pc nngữ ngth
- Tính cụ thể - Tính hình tượng
- Tính cảm xúc - Tính truyền cảm
- Tính cá thể - Tính cá thể hóa
5. Khái quát lịch sử Tiếng việt.
Nguồn gốc : Có nguồn gốc bản địa 
Quan hệ họ hàng : Thuộc họ Nam Á 
Phát triển qua nhiều thời kì : 
+ Thời kì dựng nứơc 
+ Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
+ Thời kì độc lập tự chủ.
+ Thời kì Pháp thuộc
+ Thời kì sau CM/8 đến nay
Chữ viết của Tiếng việt :Chữ Nôm ; chữ Quốc ngữ.
6. Những yêu cầu về sử dụng Tiếng việt. 
(xem bảng 2/131 Sgv)
Bài 7 : Câu đúng : b,d,g,h.
1’
HĐ2.HDHS củng cố kiến thức
Hoạt động2.
 Củng cố
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
- Học kỹ bài, làm lại các bài tập
- Chuẩn bị bài: Ôn tập phần làm văn
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
 ……………………………………………..

File đính kèm:

  • docTIET96.doc