Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 92-95

-Chủ đề: Hướng tới những vấn đề chung của cả cộng đồng.Cả ba sử thi đều là bức tranh rộng lớn phản ánh hiện thực đời sống và tư tưởng con người thời cổ đại.

-Nhân vật: Tiêu biểu cho sức mạnh lý tưởng của cả cộng đồng; ca ngợi những con người với đạo đức cao ca,với sức mạnh tài năng, trí thông minh, lòng quả cảm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên, chiến thắng cái ác vì chân-thiện-mĩ.

-Ngôn ngữ: Mang vẻ đẹp trang trọng, hình tượng nghệ thuật kì vĩ,với trí tưởng tượng phong phú, bay bổng.

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 92-95, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 24/3/2013
Tiết : 93
Bài dạy:Đọc văn	TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU
	Sau bài học này, học sinh cần:
- Kiến thức: Hệ thống được những kiến thức đã học trong SGK Ngữ văn 10: Bộ phận văn học dân gian.
- Kĩ năng: Cĩ khả năng phân tích tác phẩm văn học theo từng cấp độ: Ngơn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác giả, tác phẩm. 
- Thái độ: Cĩ thĩi quen đánh giá, tổng kết một gian đoạn văn học sử.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
 - Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phút): Nêu các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của một văn bản văn học? Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Tl
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
20
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 1 sgk.
Gv: Văn học Việt Nam bao gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào? Khái quát những đặc điểm truyền thống của VHVN?
Gv: So sánh những đặc điểm riêng, khác nhau cơ bản giữa VHDG và VHV?
Hs: Thảo luận, nhắc lại khái quát.
- VHVN gồm hai bộ phận: VHDG và VHV.
- Đặc điểm truyền thống của VHVN : Tinh thần yêu nước và tinh thần nhân đạo.
Câu 1.
Văn học Việt Nam
Bộ phận văn học dân gian Bộ phận văn học viết
*Những đặc điểm truyền thống chung, xuyên suốt:
 -Yêu nước và nhân đạo.
-Tiếp thu và sáng tạo tinh hoa văn hóa văn học nước ngoài.
Đặc điểm
VHDG
VHV
Thời điểm ra đời
Ra đời rất sớm từ khi chưa có chữ vết.
Ra đời khi có chư viết.
Tác giả
Sáng tác tập thể
Sáng tác cá nhân
Hình thức lưu truyền
Truyền miệng
Chữ viết
Hình thức tồn tại
Gắn liền với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng( gắn với môi trường diễn xướng)
Cố định thành văn bản viết, mang tính độc lập của một tác phẩm văn học.
Vai trò, vị trí.
Nền tảng của văn học dân tộc
Nâng cao và kết kinh những thành tựu nghệ thuật.
20
Hoạt động 2: Tổng kết bộ phận VHDG ( Câu hỏi 2 sgk).
Gv: VHDG có những đặc trưng nào?
 VHDG có những thể laọi nào?
 VHDG có những giá trị nào?
Hs: Lập bảng, điền nội dung.
Hs: Trả lời lần lượt theo gợi ý của giáo viên.
-Đặc trưng: Tính truyền miệng và tính tập thể.
-Hệ thống thể loại:12 ( có 3 loại cơ bản: Tự sự dân gian, trữ tình dân gian, sân khấu dân gian).
+Tự sự dân gian: Thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện thơ, truyện cười, truyện ngụ ngôn, vè.
 + Trữ tình dân gian: Ca dao, tục ngữ, câu đố.
 + Sân khấu dân gian: Chèo, tuồng.
Câu 2.
-VHDG có 3 đặc trưng cơ bản là :
 + Tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng(tính truyền miệng).
 + Là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể( tính tập+ thể).
-Hệ thống thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
-VHDG có 3 giá trị cơ bản: Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.
-Củng cố ( 1 phút): Nắm được khái quát nội dung vừa ôn tập, biết cách vận dụng vào phân tích một số tác phẩm cụ thể.
-Bài tập: Chứng minh rằng nội dung cảm hứng chủ đạo và xuyên suốt văn học Việt Nam từ thế kỉ X-XIX là yêu nước và nhân đạo?
IV.RÚT KINH NGHIỆM.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 24/3/2013
Tiết : 94 
Bài dạy:Đọc văn	TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
	Sau bài học này, học sinh cần:
- Kiến thức: Hệ thống được những kiến thức đã học trong SGK Ngữ văn 10: Bộ phận văn học viết.
- Kĩ năng: Cĩ khả năng phân tích tác phẩm văn học theo từng cấp độ: Ngơn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác giả, tác phẩm. 
- Thái độ: Cĩ thĩi quen đánh giá, tổng kết một gian đoạn văn học sử.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
 - Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phút): 
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Tl
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
20
Hoạt động 3: Tổng kết bộ phận văn học viết.(Câu hỏi 3 sgk).
Gv: Nêu những đặc điểm chung của văn học viết Việt Nam? Những đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại?
Hs: Trả lời theo gợi ý, lập bảng khái quát.
Hs: Nêu ví dụ chứng minh:
-VHTĐ: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi.
-VHHĐ: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng.
Câu 3.
*Đặc điểm chung của văn học viết Việt Nam.
-Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong những mối quan hệ đa dạng như: Quan hệ với thế giới tự nhiên, với quốc gia, với dân tộc, với xã hội, với bản thân.
-Hai nội dung cảm hứng lớn và xuyên suốt là yêu nước và nhân đạo.
-Ảnh hưởng truyền thống (VHDG) và tiếp biến văn học nước ngoài.
*Những đặc điểm riêng, phân biệt giữa văn học trung đại và văn học hiện đại.
Đặc điểm
VHTĐ
(Thế kỉ X-XIX)
VHHĐ
(Đầu XX-nay)
Chữ viết
Chữ Hán và chữ Nôm
Chủ yếu là chữ quốc ngữ
Thể loại
-Tiếp thu từ văn học Trung Quốc: Chiếu, cáo, hịch, biểu, văn tế, phú, thơ Đường luật, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi…
-Thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: Thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm.
-Thể loại văn học dân tộc: Truyện thơ, ngâm khúc, hát nói…
-Tiếp thu từ văn học trung đại:Thơ Đường luật, câu đối, văn tế viết bằng chữ quốc ngữ.
-Thể loại mới:Thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói…
Tiếp thu từ nước ngoài
Tiếp thu văn hóa, văn học Trung Quốc.
Bên cạnh tiếp nhận ảnh hưởng văn học Trung Quốc,văn học hiện đại còn tiếp thu văn hóa, văn học phương Tây.
20
Hoạt động 4: Tổng kết văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (Câu hỏi 4 sgk).
 Các triều đại phong kiến Việt Nam: Ngô- Đinh- Tiền Lê-Lý-Trần- Hồ- Hậu Lê- Mạc - Trịnh-Nguyễn - Tây Sơn-Nguyễn.
Gv: Nhắc lại vắn tắt hoàn cảnh lịch sử từng giai đoạn?
Gv: Nêu những tác gia, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng theo mẫu sách giáo khoa.
Hs: Nêu tiến trình và các giai đoạn văn học từ thế X đến hết thế kỷ XIX.
-Hai thành phần : Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
- 4 giai đoạn.
- Hai nội dung cảm hứng lớn.
Hs: Suy nghĩ, trả lời.
Câu 4.
* Bốn giai đoạn văn học:
-Từ thế kỉ X-hết XIV.
-Từ thế kỉ XV-hết XVII.
-Từ thế kỉ XVIII- nửa đầu XIX.
-Nửa cuối thể kỉ XIX.
* Hai nội dung cảm hứng cơ bản:
- Yêu nước :Kết hợp truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc và tư tưởng trung quân ái quốc.
- Nhân đạo: Chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân đạo trong VHDG, trong phần tích cực của các tôn giáo: Nho, Phật, Lão.
* Hệ thống thể loại, chữ viết, tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
-Củng cố ( 1 phút): Nắm được khái quát nội dung vừa ôn tập, biết cách vận dụng vào phân tích một số tác phẩm cụ thể.
-Bài tập: Chứng minh rằng nội dung cảm hứng chủ đạo và xuyên suốt văn học Việt Nam từ thế kỉ X-XIX là yêu nước và nhân đạo?
IV.RÚT KINH NGHIỆM.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 24/3/2013
Tiết : 95
Bài dạy:Đọc văn	TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
	Sau bài học này, học sinh cần:
- Kiến thức: Hệ thống được những kiến thức đã học trong SGK Ngữ văn 10: Sử thi và văn học nước ngồi.
- Kĩ năng: Cĩ khả năng phân tích tác phẩm văn học theo từng cấp độ: Ngơn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác giả, tác phẩm. 
- Thái độ: Cĩ thĩi quen đánh giá, tổng kết một gian đoạn văn học sử.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
 - Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phút): 
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Tl
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
20
Hoạt động 5: Tổng kết phần văn học nước ngoài.
Hs: Lập bảng so sánh những đặc điểm chung của sử thi, thơ Đường và thơ hai-cư.
Hs: -Phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung Quốc trong gần 100 năm thời cổ đại-gửi gắm nguyện vọng hòa bình thống nhất.
-Giá trị: Tiêu biểu cho dòng tiểu thuyết lịch sử Minh-Thanh ở Trung Quốc –giá trị sử học, quân sự và văn học.
Câu 6. *Về sử thi.
Sử thi
Đặc điểm riêng
Đặc điểm chung
Đăn săn
(Việt Nam)
-Khát vọng chinh phục thiên nhiên, xóa bỏ tục nối dây vì sự hùng mạnh của bộ tộc.
- Con người hành động.
-Chủ đề: Hướng tới những vấn đề chung của cả cộng đồng.Cả ba sử thi đều là bức tranh rộng lớn phản ánh hiện thực đời sống và tư tưởng con người thời cổ đại.
-Nhân vật: Tiêu biểu cho sức mạnh lý tưởng của cả cộng đồng; ca ngợi những con người với đạo đức cao ca,với sức mạnh tài năng, trí thông minh, lòng quả cảm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên, chiến thắng cái ác vì chân-thiện-mĩ.
-Ngôn ngữ: Mang vẻ đẹp trang trọng, hình tượng nghệ thuật kì vĩ,với trí tưởng tượng phong phú, bay bổng.
Ô-đi-xê
(Hi Lạp)
-Biểu tượng sức mạnh trí tuệ và tinh thần chinh phục thiên nhiên để khai sáng văn hóa, mở rộng giao lưu văn hóa.
-Nhân vật được khắc họa qua hành động.
Ramayana
(Ấn Độ)
-Chiến đấu chống cái xấu cái ác vì cái thiện, cái đẹp, đề cao danh dự bổn phận.
-Con người được miêu tả về tâm linh, tính cách.
*Thơ Đường và thơ hai-cư.
Thơ Đường
Thơ hai-cư
-Nội dung: Phong phú, đa dạng, phản ánh trung thực toàn diện cuộc sống xã hội và đời sống tình cảm của con người, nổi bật lên là những đề tài quen thuộc về thiên nhiên về chiến tranh, tình yêu, tình bạn, người phụ nữ…
-Nghệ thuật: Hai thể chính là cổ phong ( cổ thể), Đường luật( cận thể) với ngôn ngữ đơn giản mà tinh luyện, thanh luật hài hòa, cấu tứ độc đáo, rất hàm súc, giàu sức gợi.
-Nội dung: Ghi lại phong cảnh với sự vật cụ thể ở một thời điểm nhất định trong hiện tại, từ đó khơi gợi một cảm xúc, suy tư sâu sắc nào đó.
-Nghệ thuật: Gợi là chủ yếu, sự mơ hồ dành một khoảng trống to lớn cho trí tưởng tượng của người đọc. Ngôn ngữ cô đọng, cả bài chỉ trên dưới 17 âm tiết trong khoảng mấy từ.Tứ thơ hàm súc mà giàu sức gợi.
*Về tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa.
-Hồi 28: Ca ngợi tình bạn bè, anh em sống chết vì lý tưởng, lên án sự đầu hàng giả trá(Qua việc khắc họa tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công).
-Hồi 21: Tính cách đối lập giữa Lưu Bị và Tào Tháo.
-Lối kể chuyện theo sự việc, khắc họa nhân vật bằng hành động, lối kết cấu chnương hồi.
-Ý vị Tam Quốc- một câu chuyện dài về chiến tranh thời trung đại với âm vang hồi trống Cổ Thành.
20
Hoạt động 6: Tổng kết phần lý luận văn học.
- Văn bản văn học và các tiêu chí của nó.
- Ba tầng cấu trúc của văn bản văn học.
-Nội dung và hình thức, mối quan hệ giữa chúng.
-Phân tích những yếu tố của nội dung và hình thức qua một văn bản văn học cụ thể.
Hs: Lập bảng để ôn tập.
 Chọn một văn bản văn học quen thuộc để phân tích.
Câu 7: 
Văn bản văn học
Tiêu chí chủ yếu của VBVH
Cấu trúc của VBVH
Các yếu tố thuộc nội dung VBVH
Các yếu tố thuộc hình thức VBVH
-Phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tư tưởng tình cảm của con người.
-Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng cao.
-Thuộc về một thể loại nhất định.
-Tầng ngôn từ.
-Tầng hình tượng.
-Tầng hàm nghĩa.
-Đề tài
-Chủ đề
-Cảm hứng nghệ thuật.
-Ngôn từ
-Kết cấu
-Thể loại.
-Củng cố ( 1 phút): Nắm được khái quát nội dung vừa ôn tập, biết cách vận dụng vào phân tích một số tác phẩm cụ thể.
-Bài tập: Soạn bài ơn tập tiếng Việt.
IV.RÚT KINH NGHIỆM.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 2/4/2013
Tiết :96
Bài dạy: Tiếng Việt ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU
	Sau bài học này, học sinh cần:
-Kiến thức: Củng cố những kiến thức đã học về tiếng Việt ở lớp 10.
-Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt chuẩn mực và đúng phong cách.
-Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh thói quen sử dụng tiếng Việt đúng theo quy định.
II.CHUẨN BỊ.
-Thầy: Giáo án, đọc tư liệu, phương án tổ chức lớp học.
-Trò: Đọc sách giáo khoa, soạn bài, học bài cũ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
-Ổn định tổ chức (1 phút).
-Kiểm tra bài cũ( 4 phút) :Nêu khái niệm phép điệp, phép đối, cho ví dụ về phép điệp, phép đối?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Tl
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
20
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
Câu1: Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình nào?
Câu 2: Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Câu 3: Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào? Hãy phân tích các đặc điểm ấy qua một văn bản cụ thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10?
 Điền tên các loại văn bản (phân biệt theo phong cách ngôn ngữ) vào sơ đồ sgk.
Câu 4: Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 5:a) Trình bày khái quát về:
-Nguồn gốc của tiếng Việt.
-Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
-Lịch sử phát triển của tiếng Việt.
b) Hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:
-Viết bằng chữ Hán.
-Viết bằng chữ Nôm.
-Viết bằng chữ quốc ngữ.
Câu 6: Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng mẫu sau.
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
-Khái niệm về hoạt động giao tiếp.
-Hai quá trình của hoạt động giao tiếp.
-Các nhân tố giao tiếp.
Hs: Lập bảng và điền nội ngắn gọn nội dung cần thiết.
Hs: Nêu được các đặc điểm cơ bản của văn bản.
-Văn bản thuộc PCNN sinh hoạt:Thư, nhật kí cá nhân…
- Văn bản thuộc PCNN nghệ thuật: Thơ, truyện, kịch…
-Văn bản thuộc PCNN khoa học: Luận án, luận văn, sách giáo khoa…
-Văn bản thuộc PCNN hành chính: Đơn từ, nghị định, nghị quyết…
-Văn bản thuộc PCNN chính luận: Bài xã luận, bình luận, lời kêu gọi…
-Văn bản thuộc PCNN báo chí: Bản tin , bài phóng sự, bài phỏng vấn…
Hs: Lập bảng, điền nội dung.
Hs: Thảo luận, trả lời lần lượt.
Hs: Lập bảng tổng hợp nội dung.
Câu 1: 
- Khái niệm: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động.
- Các nhân tố tham gia và chi phối vào hoạt động giao tiếp:
 + Nhân vật giao tiếp: Người nói(viết), người nghe (đọc).
 + Hoàn cảnh giao tiếp.
 + Nội dung giao tiếp.
 + Mục đích giao tiếp.
 + Phương tiện và cách thức giao tiếp.
-Hai quá trình giao tiếp:
 + Quá trình tạo lập văn bản: Do người nói (viết) thực hiện.
 + Quá trình lĩnh hội văn bản: Do người nghe ( đọc ) thực hiện.
 Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
Câu 2:
Đặc điểm
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng
Các yếu tố phụ trợ
Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nói
-Dùng trong giao tiếp tự nhiên, hàng ngày.
-Sự giao tiếp diễn ra tức thời, ít có điều hiện lựa chọn, suy ngẫm phân tích.
-Đa dạng về ngữ điệu, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…của người nói.
-Từ ngữ đa dạng, lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ, địa phương, tiếng lóng, trợ từ,…
-Câu tỉnh lược hoặc câu có nhiều yếu tố dư thừa, lặp lại, không có sự gọt giũa.
Ngôn ngữ viết
-Thể hiện bằng chữ viết trong văn bản.
-Tuân thủ các quy tắc về chữ viết.
-Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa, phân tích…
-Nhờ chữ viết trong văn bản mà ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi không, thời gian rộng lớn, lâu dài.
-Hỗ trợ bởi một hệ thống các dấu câu, các kí hiệu văn tự, của các hình ảnh minh họa, các bảng biểu, sơ đồ.
-Từ ngữ được lựa chọn, thay thế. Từ ngữ phù hợp với phong cách ngôn ngữ của từng văn bản.
-Câu dài, câu nhiều thành phần được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ, sắp xếp các thành phần phù hợp.
Câu 3.
- Khái niệm: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, đoạn có những đặc điểm sau:
 + Tập trung thể hiện thống nhất một chủ đề.
 + Có sự liên kết các câu trong văn bản.
 + Có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung và kết thúc bằng một hình thức nhất định.
 + Thực hiện một hoặc một số mục đích nhất định.
- Các loại văn bản phân biệt theo phong cách ngôn ngữ.
VĂN BẢN
VBPCNNHC
VBPCNNBC
VBPCNNCL
VBPCNNKH
VBPCNNNT
VBPCNNSH
Câu 4:
PC NGÔN NGỮ SINH HOẠT
PC NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Tính cụ thể
Tính cảm xúc
Tính cá thể.
1)Tính hình tượng
2)Tính truyền cảm
3) Tính cá thể hóa.
Câu 5:
a) Nguồn gốc của tiếng Việt: Sự phát sinh, phát triển và tồn tại của tiếng Việt gắn liền với ự phát sinh, phát triển và tồn tại của cộng đồng người Việt, tức là tiếng Việt có nguồn gốc rất lâu đời.
 Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
b) Quan hệ họ hàng: Tiếng Mường, tiếng Ca-tu..
c) Lịch sử phát triển của tiếng Việt:
-Thời kì dựng nước.
-Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
-Thời kì độc lập tự chủ.
-Thời kì Pháp thuộc.
- Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.
Câu 6:
Về ngữ âm và chữ viết
Về từ ngữ
Về ngữ pháp
Về phong cách ngôn ngữ
-Cần phát âm theo chuẩn.
-Cần viết đúng chính tả và các quy định về chữ viết.
-Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ.
-Dùng đúng nghĩa của từ.
-Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
-Dùng từ phù hợp với phong cách ngôn ngữ.
-Câu đúng ngữ pháp.
-Câu cần đúng về quan hệ ý nghĩa.
-Câu cần có dấu câu thích hợp.
-Các câu có liên kết.
-Đoạn và văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ của toàn văn bản.
20
Hoạt động 2: Thực hành sửa lỗi ngữ pháp.
 (Bài tập sách giáo khoa)
 Chỉ ra chỗ sai và chữa lỗi các câu sau.
1) Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công.
2) Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu đất nước.
3) Qua hoạt động thực tiễn nên ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
4) Cháu vẫn nhớ kì nghỉ hè năm ngoái về quê lùa gà vào chuồng cùng bà.
5)Nam biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp 10 quyển sách mới mua hôm qua.
Hs: Phân tích-chữa lỗi.
1)Thừa từ đòi hỏi; thiếu dấu phả

File đính kèm:

  • doctiết 92, 93, 94,95.doc