Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 8,9

GV: Hướng dẫn HS thảo luận một số vấn đề sau:

1) Những lời nói của Đăm Săn khi đến chân cầu thang nhà Mtao Mxây nhằm mục đích gì? Chứng tỏ điều gì? Tại sao người kể chuyện không tả chân dung Đăm Săn mà lại tả hình dáng của Mtao Mxây trước?

2) Qua những lời nói và hành động của Mtao Mxây, em thấy hắn là một tù trưởng như thế nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5521 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 8,9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/08/08
Tiết :8- 9
Bài dạy: Đọc văn CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
 (Trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên)
I.MỤC TIÊU
- Kiến thức :Giúp học sinh nhận thức được: Lẽ sống và niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và thịnh vượng cho cộng đồng.
	Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng về cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
- Kĩ năng: Đọc- hiểu, phân tích nhân vật sử thi anh hùng.
- Thái độ: Xây dựng ý thức cộng đồng.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): -Văn học dân gian là gì? Có những đặc trưng cơ bản nào? Tóm tắt định nghĩa về sử thi? 
 - Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam? Cho ví dụ các tác phẩm thuộc các thể loại nói trên? Văn học dân gian có những giá trị cơ bản nào?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Giới thiệu chung về sử thi và sử thi Đăm Săn.
GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK và yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về sử thi.
 Có hai loại sử thi: 
Sử thi thần thoại.
Sử thi anh hùng.
HS: Đọc tiểu dẫn SGK và nhắc lại định nghĩa về sử thi.
- Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn: Dài hàng ngàn, vạn câu.
- Ngôn ngữ có vần, nhịp.
- Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng.
- Kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.
I. Đọc – hiểu khái quát.
- Đăm Săn là tác phẩm tiêu biểu cho loại sử thi anh hùng Tây Nguyên.
- Tóm tắt:
+ Đăm Săn về làm chồng Hơ- Nhị, Hơ- Bhị và trở nên một tù trưởng giàu có hùng mạnh.
+ Những chiến công của Đăm Săn đánh thắng các tù trưởng độc ác ( Tù trưởng Kên Kên, Tù trưởng Sắt) giành lại vợ, đem lại sự giàu có và uy danh cho mình và cộng đồng.
+ Khát vọng chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi trở ngại của tập tục xã hội ( chặt cây thần, cầu hôn Nữ Thần Mặt Trời) . Nhưng không phải lúc nào Đăm Săn cũng chiến thắng, cũng đạt được khát vọng. Trên đường từ nhà Nữ Thần Mặt Trời trở về, chàng chết ngập nơi rừng Sáp Đen.
- Vị trí và bố cục đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần giữa tác phẩm kể chuyện Đăm Săn đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây, cứu được vợ.
 Chia làm ba phần ứng với ba cảnh được kể lần lượt.
+ Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.
+ Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
+ Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
15
Hoạt động 2: Đọc đoạn trích.
GV: - Tổ chức cho HS đọc phân vai với giọng điệu phù hợp.
- Dựa vào bản tóm tắt tác phẩm và văn bản đoạn trích thử nêu vị trí và chia bố cục? 
HS: Đọc theo hướng dẫn của giáo viên, các vai:
- Người kể chuyện
- Đăm Săn
- Mtao Mxây
- Ông trời
- Dân trong nhà
- Dân làng
- Tôi tớ.
60
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết.
GV: Trong trận đánh nhau với tù trưởng Mtao Mxây, nhân vật tù trưởng Đăm Săn được kể - tả qua những chặng – bước nào?
GV: Trong trận chiến đấu và chiến thắng luôn thấy sự đối lập giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Vậy sự đối lập ấy thể hiện cụ thể như thế nào? Và nhằm mục đích gì?
- Khi khiêu chiến:
+ Tư thế của Đăm Săn?
+Tư thế của Mtao Mxây?
+ Lời lẽ, kết quả,…?
- Khi vào cuộc chiến.
+ Cảnh múa khiên của Đăm Săn trước trận đấu như thế nào? 
+ Tài nghệ của Đăm Săn?
+ Cảnh múa khiên của Mtao Mxây?
+ Tài nghệ của Mtao Mxây?
 Tìm các chi tiết để chứng minh?
- Kết quả cuộc chiến ai thắng, ai thua?
GV: Hướng dẫn HS thảo luận một số vấn đề sau:
1) Những lời nói của Đăm Săn khi đến chân cầu thang nhà Mtao Mxây nhằm mục đích gì? Chứng tỏ điều gì? Tại sao người kể chuyện không tả chân dung Đăm Săn mà lại tả hình dáng của Mtao Mxây trước?
2) Qua những lời nói và hành động của Mtao Mxây, em thấy hắn là một tù trưởng như thế nào?
3) Cảnh hai người múa khiên được đối lập như thế nào? Vì sao Đăm Săn không múa trước mà cứ khiêu khích để Mtao Mxây múa trước? Theo em tài nghệ của Mtao Mxây có đúng như lời hắn tự khoe khoang hay không? 
4) Chi tiết miếng trầu của Hơ Nhị ném cho Mtao Mxây nhưng lại lọt vào miệng Đăm Săn nói lên điều gì? 
5) Sau khi ăn trầu, sức khỏe Đăm Săn càng tăng gấp bội. Chàng múa khiên càng đẹp, càng mạnh nhưng vẫn không thể đâm thủng kẻ thù. Vì sao? Ý nghĩa của chi tiết này?
6) Chi tiết ông Trời mách kế cho Đăm Săn nói lên điều gì? ( sự gần gũi giữa con người và thần linh).
7) Tóm lại, nhận xét của em về cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn? ( cuộc chiến đấu có gây cảm giác ghê rợn không? Sau khi giết chết Mtao Mxây, Đăm Săn có tàn sát tôi tớ của y, có đốt phá nhà cửa, giày xéo đất đai của kẻ bại trận không? Vậy chàng chiến đấu nhằm mục đích gì?)
GV: Trong lời nói của Đăm Săn với các tôi tớ mới, cũ ta thấy chàng là một tù trưởng như thế nào? Tại sao chàng ra lệnh đánh lên nhiều loại chiêng, cồng? Vai trò của tiếng chiêng, cồng đối với người Ê- đê?
GV: Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh của tù trưởng trẻ Đăm Săn được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể nào? Hình tượng Đăm Săn còn thể hiện sự khái quát nào cao rộng hơn?
HS: Thảo luận, trả lời.
 Qua các chặng sau:
- Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại.
- Vào cuộc chiến.
+ Hiệp 1: Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ thản nhiên, bình tĩnh.
+ Hiệp 2: Đăm Săn múa trước và Mtao Mxây lập tức hoảng hốt chạy trốn, bước cao bước thấp.
+ Hiệp 3: Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao Mxây. Đăm Săn đâm trúng kẻ thù nhưng áo hắn không thủng, chàng phải cầu cứu thần linh.
+ Hiệp 4: Đăm Săn được thần linh giúp sức đuổi theo và giết chết kẻ thù.
HS: Thảo luận và trả lời.
1) Mục đích khiêu chiến và dụ Mtao Mxây ra khỏi nhà, điều đó chứng tỏ người anh hùng sử thi luôn tôn trọng đối thủ, thách đấu đường hoàng. Cách miêu tả hình dáng và “tài” của Mtao Mxây trước nhằm mục đích đề cao hơn nhân vật anh hùng: Lối so sánh , miêu tả đòn bẩy.
2) Qua lời nói và hành động, ta thấy Mtao Mxây là một tù trưởng kém cõi lại nói lời huênh hoang.
3) Đăm Săn là một anh hùng có tài và sức khỏe vượt trội, Mtao Mxây là một tù trưởng kém cõi, yếu sức.
4) Chi tiết này nói lên: Sức mạnh của người anh hùng sử thi là sức mạnh tổng hợp của cả thị tộc.
5) Sở dĩ Đăm Săn chưa đâm thủng được kẻ thù vì chàng chưa tìm ra được điểm yếu của y.
6) Chi tiết này nói lên mối quan hệ giữa thần linh với con người. Đó là dấu vết của tư duy thần thoại cổ sơ còn chi phối sự sáng tạo sử thi. Tuy có tham gia vào việc của con người nhưng thần linh chỉ đóng vai trò “gợi ý, cố vấn” chứ không quyết định kết quả cuộc đấu.
7) Tóm lại: Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Người anh hùng sử thi chiến đấu và chiến thắng vì sự giàu có và hùng mạnh của cả thị tộc. 
HS: Đọc lại đoạn cuối văn bản, thảo luận trả lời.
HS: Thảo luận và trả lời:
- Bút pháp: So sánh, liệt kê, miểu tả đòn bẩy, phóng đại,…
- Giọng điệu: Trang trạng, chậm rãi, cụ thể.
- Hình tượng Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn đầy ngưỡng mộ của nhân dân.
II. Đọc – hiểu chi tiết.
1) Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với Mtao Mxây.
a) Khi khiêu chiến:
* Đăm Săn :
- Tư thế: Chủ động đến tận chân cầu thang khiêu chiến.
- Lời lẽ: Dùng những lời nói khích dụ Mtao Mxây ra khỏi nhà, xuống đất đánh nhau tay đôi với mình, thách đọ dao, dọa phá sàn, đốt nhà, coi khinh kẻ thù không bằng con lợn, con trâu, không thèm đánh trộm lúc Mtao Mxây đang đi.
=> Rất tự tin, đường hoàng.
- Kết quả: Dụ được kẻ thù quyết đấu với mình.
* Mtao Mxây :
- Bị động, sợ hãi trước Đăm Săn, do dự, rụt rè không dám xuống cầu thang nhưng vẫn trêu tức Đăm Săn: “tay ta ôm vợ chúng ta”.
- Sợ Đăm Săn đánh bất ngờ buộc phải ra khỏi nhà.
- Hình dáng Mtao Mxây dữ tợn, hung hãn “ đầu như đầu cú, gươm óng ánh như cầu vòng”, nhưng lại tần ngần, do dự.
b) Khi vào cuộc chiến:
* Đăm Săn :
- Múa khiên thể hiện sức khỏe, tài năng và vẻ đẹp dũng sĩ : “ múa trên cao, gió như bão, múa dưới thấp, gió như lốc”.
- Khích thách Mtao Mxây múa trước.
- Nhìn rõ tài nghệ kẻ thù, tự tin thể hiện tài năng và sức mạnh của mình.
- Múa khiên vừa khỏe vừa đẹp.
- Nhai được miếng trầu của vợ, sức khỏe càng tăng gấp bội.
- Đâm vào người Mtao Mxây nhưng không thủng. Chàng thấm mệt vừa chạy vừa ngủ.
*Mtao Mxây :
- Lại bị khích, cũng quá tự tin vào bản thân.
- Múa khiên như trò chơi: “kêu lạch xạch như quả mướp khô, chủ quan và ngạo mạn: Tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ.
- Bước cao bước thấp, chém trượt khoẻo chân kẻ thù, chỉ trúng cái chão cột trâu.
- Vừa chạy vừa chống đỡ.
c) Kết quả cuộc chiến.
*Đăm Săn :
- Trong giấc mơ, được ông Trời mách kế, Đăm Săn bừng tỉnh dùng chày mòn ném vào vành tai Mtao Mxây.
- Hỏi tội cướp vợ, giết chết Mtao Mxây .
* Mtao Mxây :
- Giáp sắt trở thành vô dụng vì chày mòn đâm vào vành tai.
- Vùng chạy cùng đường, ngã lăn ra đất.
- Giả dối cầu xin tha mạng.
- Bị giết chết.
2) Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng.
- Trong những lời nói của Đăm Săn với các tôi tớ mới cũ, ta thấy chàng rất tự hào, tự tin, vì sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình.
- Chàng thể hiện niềm vui lớn sau chiến thắng bằng cách ra lệnh nổi nhiều loại cồng, chiêng lớn, mở tiệc to mời tất cả mọi người ăn mừng chiến thắng.
- Cồng chiêng và âm thanh của nó thể hiện sự giàu có, sung túc, sang trọng và sức mạnh, vẻ đẹp tinh thần và vật chất của cả thị tộc.
* Tóm lại: Người anh hùng sử thi trở thành trung tâm miêu tả của bức tranh hoành tráng về lễ mừng chiến thắng, sự lớn lao cả về hình thể, tầm vóc lẫn chiến công của chàng như trùm lên toàn bộ buổi lễ, toàn bộ thiên nhiên và xã hội Ê- đê.
3) Nghệ thuật khắc họa nhân vật của sử thi.
- Hình tượng Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn đầy ngưỡng mộ của nhân dân.
- Sử dụng lối so sánh phóng đại, độc đáo, cụ thể, giọng văn trang trọng, hào hùng, giàu hình ảnh, nhịp điệu.
- Người anh hùng sử thi được cộng đồng tôn vinh tuyệt đối. Qua chiến thắng của một cá nhân anh hùng, cho ta thấy sự vận động lịch sử của cả thị tộc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
 HS đọc ghi nhớ SGK.
III. Tổng kết.
 (Đọc ghi nhớ SGK)
- Củng cố, dặn dò ( 1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, nắm được đặc điểm của thể loại sử thi anh hùng.
- Bài tập về nhà : Tìm đọc sử thi “Đăm Săn”.Soạn bài tiếp theo:Văn bản.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
……………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • doctiết 8 - 9.doc
Giáo án liên quan