Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 82+83: Trao duyên

GV: Trong hai câu thơ đầu ngôn ngữ của Thúy Kiều có gì đặc biệt?

HS: Trả lời

GV: Ngày xưa các vua Tàu muốn mời hiền tài ra giúp nước thường mang lễ vật tới và bái (lạy) người ta. Người bái là người trao cho mà người được bái là người nhận mệnh. Nay Thúy Kiều bái lạy Thúy Vân tỏ rõ Kiều muốn trao một “sứ mạng” cho Vân. Đây là một việc hệ trọng chứ không phải chuyện đùa. Vì là hệ trọng nên Kiều khong dám bắt buộc em. Nàng dỗ dành Thúy Vân “có chịu lời” ( Kiều nhờ cậy thì hãy ngồi lên để nàng lạy).

GV: Tại sao Nguyễn Du dùng từ “cậy” mà không dùng từ “nhờ”, dùng từ “chịu” mà không dùng từ “nhận” ở đây?

HS: Trả lời

GV: Không thể thay vì không thể hiện được hết sự khéo léo và thông minh của Thúy Kiều.

 

docx8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 82+83: Trao duyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/03/2016
Ngày giảng: 15/3/2016
Tiết 82:
TRUYỆN KIỀU- PHẦN II CÁC ĐOẠN TRÍCH
Tiết 82-83: TRAO DUYÊN
 Nguyễn Du
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh cảm nhận được chủ đề: Bi kịch tình yêu tan vỡ trong “Truyện Kiều”. Đồng thời thấy được sức cảm thương lạnh lùng của nhà thơ đối với những khát vọng hạnh phúc và nỗi khổ đau của con người được miêu tả nội tâm nhân vật và cách sử dụng ngôn ngữ điêu luyện.
- Cảm nhận được tình yêu và nỗi khổ đau của Thúy Kiều trong đêm “Trao duyên”.
- Thấy được nghệ thuật điêu luyện của Nguyễn Du trong việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu một đoạn thơ trữ tình.
3. Thái độ:
- Giáo dục các em biết yêu mến và kính trọng tác giả, tác phẩm.
4. Năng lực:
- Đọc sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ văn học...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên: SGV, SGK, bảng phụ, giáo án..
- Dạy học theo các phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm,thảo luận, thuyết minh, phát vấn...
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
3. Hình thức: Học theo lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu về đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều. Để hiểu hơn về truyện Kiều thì hôm nay cô cùng cả lớp sẽ tìm hiểu một trích đoạn trong Truyện Kiều. Trích đoạn Trao duyên qua đó chúng ta sẽ hiểu hơn phần nào về nỗi trao duyên cuả Thúy Kiều.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Thời gian
Hoạt động 1: Khởi động 
Sắp xếp các bức tranh theo trình tự của nội dung Truyện Kiều.
Sau đêm thề nguyện giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về gấp hộ tang chú ở Liễu Dương. Tai nạn ập đến nhà Kiều vì sự xưng xuất của thằng bán tơ. Cha, em bị đánh đập tàn nhẫn, của nả bị cướp sạch. Kiều buộc phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Công việc nhà tạm ổn, nhưng mối tình của mình thì lỡ dở. Chỉ còn lại một đêm ở nhà, ngày mai phải đi theo Mã Giám Sinh. Thúy Kiều đã cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
GV: Em hãy cho biết vị trí đoạn trích Trao duyên?
HS: Trả lời
Kim Vân Kiều truyện
Truyện Kiều
- Nhan đề: Trao duyên. Thông thường chỉ trao đổi vật chất, vật cụ thể.
- Duyên: duyên do, duyên số do trời đã định đặt gắn kết tình cảm lứa đôi
GV: Đoạn trích chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần đó ?
GV: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần và nội dung từng phần?
GV: Chủ đề đoạn trích là gì?
HS: Trả lời
I. Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích
- Đoạn trích từ câu 723- 756 thuộc phần II Gia biến và lưu lạc. Nói về việc Thúy Kiều nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng.
2. Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: 12 câu đầu: Thúy Kiều giãi bày lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên cho Thúy Vân.
+ Phần 2: 14 câu tiếp -> Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn em .
+ Phần 3: còn lại -> Thúy Kiều hướng về tình yêu và Kim Trọng.
3. Chủ đề
Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao cả của Thuý Kiều, đồng thời cho ta thấy tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du đối với người phụ nữ bạc mệnh.
GV: Trong hai câu thơ đầu ngôn ngữ của Thúy Kiều có gì đặc biệt? 
HS: Trả lời
GV: Ngày xưa các vua Tàu muốn mời hiền tài ra giúp nước thường mang lễ vật tới và bái (lạy) người ta. Người bái là người trao cho mà người được bái là người nhận mệnh. Nay Thúy Kiều bái lạy Thúy Vân tỏ rõ Kiều muốn trao một “sứ mạng” cho Vân. Đây là một việc hệ trọng chứ không phải chuyện đùa. Vì là hệ trọng nên Kiều khong dám bắt buộc em. Nàng dỗ dành Thúy Vân “có chịu lời” ( Kiều nhờ cậy thì hãy ngồi lên để nàng lạy).
GV: Tại sao Nguyễn Du dùng từ “cậy” mà không dùng từ “nhờ”, dùng từ “chịu” mà không dùng từ “nhận” ở đây?
HS: Trả lời
GV: Không thể thay vì không thể hiện được hết sự khéo léo và thông minh của Thúy Kiều. 
GV: Vậy theo em người chị dùng những từ ngữ như vậy để nói với em mình thì có hợp với lẽ thường không?
HS: Trả lời
GV: Qua những từ ngữ đó em đánh giá như thế nào về con người Kiều?
HS: trả lời
GV: Hai câu thơ đầu là cách đặt vấn đề rất khéo léo và bình tĩnh của Thúy Kiều. Đúng là trọng lượng của hai câu thơ đầu rơi vào bốn chữ “cậy, chịu, lạy, thưa” . Bốn chữ mang đậm bi kịch của Kiều. Chỉ bốn chữ đã làm thay đổi vị trí của hai chị em. Vẫn xưng hô chị-em nhưng thực tế trong đó chỉ có mối quan hệ giữa ân nhân và kẻ chịu ơn. Chị thành kẻ lép vế phải cậy cục lụy phiền, em thành người ban ơn.Để đền đáp ân tình của Kim Trọng mà Kiều đã phải nhún mình đến thế
GV: Trong lúc đau khổ nhất Kiều vẫn lựa lời lẽ để thuyết phục em. Không chỉ vậy Kiều còn có một hành động để tăng thêm tính van nài Thúy Vân. Đó là hành động gì?
HS: trả lời
GV: Theo em tại sao Kiều phải lạy Vân ? hành động đó có trái với đạo lý không?
HS:trả lời
GV: Không trái với đạo lý. Thúy Kiều lạy là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân phải chấp nhận lấy người mình không yêu. Tình duyên ấy có thể đẹp với chị nhưng chắc gì đã đẹp với em. Vân có thể thấy sự xấu hổ thấy sự xúc phạm thì sao. Nên Kiều phải khẩn khoản van nài và “lạy” đó cũng là hợp với lẽ tự nhiên không hề trái với đạo lý.
GV: Sau hai câu mở lời nhờ cậy Kiều bắt đầu trang trải nỗi lòng trước em gái, vậy trong 10 câu thơ tiếp theo kiều dùng những từ ngữ như thế nào để thuyết phục em mình nhận lời trao duyên? Em hãy phân tích cách nói ấy?
HS: trả lời
GV: Gánh quanh gánh trên vai mà đứt giữa đường thì vất vả, nặng nề vô cùng. Không gánh được thì phải tay xách nách mang. Nên để tả cảnh giữa chừng góa chồng người ta thường nói “đứt gánh giữa đường”. Ở đây Kiều không góa chồng mà “đứt gánh tương tư” nghĩa là Kiều không còn có thể tiếp tục nghĩ đến Kim Trọng được nữa, nàng bắt buộc phải đi theo người khác.
GV: Tơ tình của mình đứt lẽ ra tự mình chắp, nay mình không chắp được nên gọi là tơ thừa thế mà bảo người khác chắp giúp. Ở đây tác giả ví tơ tình với dây đàn, mượn sự chắp dây đàn thành chắp tơ tình. “Mối tơ thừa” ở đây đúng thì có đúng nhưng đối với Thúy Vân mà nói lại có thể chạm tới lòng tự ái của nàng. Bởi vậy từ “mặc em” đã thể hiện được sự thấu hiểu của Kiều đói với sự thiệt thòi của Vân
GV: Em đánh giá thế nào về ngôn ngữ Truyện Kiều qua đoạn thơ vừa phân tích?
HS: Trả lời.
GV: Qua lời thuyết phục của Thúy Kiều, em hãy nhận xét về “lý trí” của nàng lúc này? Cũng qua đây, em cảm nhận được vẻ đẹp gì trong phẩm chất và nhân cách của nàng Kiều?
HS: Trả lời
GV: Em hãy hình dung tâm trạng của Thúy Kiều khi giãi bày và tìm cách thuyết phục trao duyên cho Thúy Vân?
HS: Trả lời
GV: Em hãy khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của 12 câu thơ đầu?
HS: Trả lời
II. Đọc – hiểu đoạn trích
1. Thúy Kiều giãi bày lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên cho Thúy Vân.( 12 câu thơ đầu).
* Kiều mở lời nhờ cậy Vân (2 câu thơ đầu)
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
+ “Cậy”: nhờ -> thái độ vật nài, tin tưởng, thân mật.
+ “Chịu”: nhờ -> bị nài ép, bắt buộc, không nhận không được.
+ “Lạy”: trang nghiêm, hệ trọng.
+ “Thưa”: kính cẩn, trang trọng với bề trên hoặc với người mình hàm ơn.
Từ tác giả sử dụng
Từ có thể thay thế
Cậy : thanh trắc tạo âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, vật vã trong nội tâm của Thúy Kiều.
-> Nhờ vả, trông mong tin tưởng, gửi gắm niềm hi vọng thiết tha.
Nhờ: thanh bằng làm giảm phần nào cái quằn quại, đau đớn, khó nói của Kiều.
Chịu: bị bắt buộc, nài ép, thua thiệt.
-> cầu em hãy lắng nghe mình, chấp nhận, chịu thiệt thòi.
Nhận: có phần nào tự nguyện.
-> Không khí trao duyên trang trọng, thiêng liêng.
-> Sự việc bất ngờ, phi lý mà lại hợp lý, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sắp nhờ, thấy được sự nhạy cảm, tinh tế và khôn khéo của Thúy Kiều.
=> Đây là lời nhờ cậy của Thúy Kiều đối với Thúy Vân trước một sự việc vô cùng thiêng liêng và quan trọng sắp được nói ra.
- Thúy Kiều là một người rất khéo léo trong ngôn ngữ, ứng xử và chân thành trong tình yêu.
- Hành động “lạy” : tột cùng của sự van nài.
-> Cái lạy sầu muộn, cái lạy van nài phiền lụy tới em gái và cũng là cái lạy tạ trước đức hi sinh của em.
=> Thúy Kiều là cô gái có suy nghĩ sâu sắc, ân tình sâu nặng, thấu hiểu lòng người. Thúy Kiều là đại diện cao cả cho sự hi sinh về nghĩa và tình.
* Lý do Kiều đưa ra để thuyết phục em nhận lời trao duyên (10 câu thơ tiếp)
- Từ ngữ giàu hình ảnh, màu sắc biểu cảm:
+ “Đứt gánh tương tư”: mối tình dang dở, đứt quãng.
+ “Chắp mối tơ thừa” : tơ tình bị đứt chắp lại.
-> Đây là cách nói nhún mình vì nàng hiểu sự thiệt thòi của em gái.
+ “Mặc em”: phó mặc, ủy thác -> vừa có ý mong muốn, vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời không thể từ chối.
+ “Ngày quạt ước - đêm chén thề”: Nhắc đến kỉ niệm tình yêu: Kim-Kiều tặng nhau quạt quý ngỏ ý ước hẹn và uống rượu thề nguyền chung thủy.
+ “Sự đâu - bất kì”:tai nạn đột ngột trong tình yêu. Kiều khó lòng mà vừa chuộc được cha vừa giữ được lời hứa với Kim Trọng.
-> Mối tình đẹp nhưng phải lìa bỏ. Tình cảnh bi đát, dang dở mà Kiều gặp phải và tâm trạng đau đớn, xót xa của nàng. 
+ “Ngày xuân - còn dài”: nói đến tuổi trẻ của Thúy Vân.
- Thành ngữ: 
+ “Tình máu mủ”: Viện dẫn tình thân, tình chị em ruột thịt huyết mạch tương liên mà đáp nghĩa.
+ “Lời nước non”:lời thề nguyền chỉ non thề biển. Thay lời nước non là giữ lời thề thay mình.
+ “Thịt nát xương mòn”: chết đã lâu.
+ “Ngậm cười chín suối”: ngậm cười trong miệng (người chết không cười ra miệng được) -> ở nơi âm phủ người chết đã hả lòng.
-> Viện dẫn tình ruột thịt và cái họa kiếp mà Kiều sắp nhận lấy có thể khiến nàng không còn mạng. Nàng tưởng tượng đến cái chết của mình để gợi sự thương cảm ở Thúy Vân.
=> Cách nói vừa dựa vào tình cảm, vừa nêu lên các lí lẽ đánh vào nhận thức để thuyết phục Vân. Cách nói ấy thể hiện sự thông minh, khéo léo của Kiều.
- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du: kết hợp cách nói trang nhã thường thấy trong văn học trung đại ( điển tích, điển cố) và cách nói giản dị, nôm na của dân gian (thành ngữ).
- Lí trí làm chủ tình cảm: Thúy Kiều là người sắc sảo, tinh tế, thông minh bên cạnh đó nàng là một người con hiếu thảo, có đức hy sinh và lòng vị tha và là một người nặng tình, nặng nghĩa.
Tâm trạng của Kiều khi giãy bày và tìm cách thuyết phục trao duyên cho em: Biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản, nhẹ người đi vì vấn đề nặng như núi cơ hồ đã được giải quyết. Nhưng tiếc thay, đó chỉ là “tạm thời”. Khủng hoảng tâm tư trong lòng Thúy Kiều mới “tạm thời” được giải tỏa, bởi mâu thuẫn bi kịch thực sự trong lòng nàng đến đây lại bùng lên mãnh liệt.
* Tiểu kết
- Nội dung: 12 câu thơ đầu là lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện.
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ của Nguyễn Du có sự kết hợp hài hòa giữa cách nói trang trọng, văn hoa và giản dị, nôm na của cách nói dân gian.
+ Sử dụng các điển tích làm cho lời giãi bày và thuyết phục của Thúy Kiều chạm đúng vào niềm thương cảm và lay động được lòng trắc ẩn của Thúy Vân trong đêm trao duyên.
Hoạt động 3: Luyện tập : Đặt mình vào hoàn cảnh của Thúy Kiều em hãy viết 5 – 7 câu về nỗi lòng của mình khi phải xin em gái trả nghĩa cho Kim Trọng giúp mình?
Hoạt động 4: Vận dụng: Trong xã hội hiện đại nếu gia đình gặp biến cố em sẽ hành xử như thế nào?
Hoạt động 5: tìm tòi mở rộng: Về nhà đọc và so sánh Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc giống và khác nhau như thế nào?
IV. Củng cố, dặn dò
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Soạn bài mới.
V. Rút kinh nghiệm
 Phổ Yên, ngày.... tháng 3 năm 2016
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO SINH
 ( Kí ghi rõ họ tên) (Kí ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • docxTuan_29_Trao_duyen.docx