Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 81+82: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Năm học 2014-2015

-GV: Thúy Kiều đã gợi mối tình bằng việc nhắc lại những kỉ niệm tình yêu giữa nàng với chàng Kim. Từ “khi” được lặp lại ba lần nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng vừa nhiều lại vừa sâu đậm.

- Thế nhưng những ngày Kiều được sống trong ấm êm hạnh phúc không kéo dài bao lâu, khi biến cố sảy đến với gai đình, đã buộc Kiều phải đưa đến một quyết định khó xử: Nàng không thể đến với chàng Kim vì phải bán mình chuộc cha:

“Thằng bán tơ kia dở thói ra,

Làm cho bận đến cụ Viên già.

Muốn êm phải biện 3 trăm lạng,

Khéo xếp nên liều một chiếc thoa.

Đón khách mượn màu son phấn mụ,

Bán mình chuộc lấy tội tình cha.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 81+82: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 13-03-2015
GV :NGUYỄN THỊ HUYỀN Ngày dạy : 19-03-2015
Tiết 81,82
TRAO DUYÊN
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) 
A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
- Cảm nhận được diễn biến tâm lý phức tạp của Kiều, qua đó hiểu được tình yêu sâu nặng, bi kịch và nỗi đau của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Đối với Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.
- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, sự điêu luyện, tinh xảo trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. 
 2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
 3. Thái độ
- Có thái độ yêu thích văn chương, trân trọng những giá trị của Truyện Kiều.
- Hình thành quan niệm đúng đắn về tình yêu, lòng vị tha, đức hi sinh cao cả trong tình yêu. 
B. Chuẩn bị bài học
Giáo viên
SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2.
SGV Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2.
Giáo án giảng dạy.
Học sinh
Học thuộc bài cũ.
Đọc bài mới và soạn bài dựa theo phần “Hướng dẫn học bài”
 C. Hoạt động dạy và học
Ổn định tình hình lớp: 
Ổn định trật tự lớp.
Cho lớp trưởng điểm danh, báo cáo sĩ số. 
Kiểm tra bài cũ.
- Lời vào bài:
Trong tiết học trước, cô trò chúng ta đã tìm hiểu tác giả Nguyễn Du, sự nghiệp sáng tác của ông và những giá trị tiêu biểu của truyện Kiều. Hôm nay chúng ta sẽ học một đoạn trích trong tác phẩm “Truyện Kiều” là đoạn trích “Trao duyên”. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.
Nội dung bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1.  Tìm  hiểu vị trí, nội dung, bố cục đoạn trích
- Em hãy đọc phần tiểu dẫn và cho biết vị trí của đoạn trích? 
-GV: Sau đêm thề nguyền giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về Liêu Dương hộ tang chú. Tai nạn ập đến khi gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, Vương Ông và Vương Quan bị bắt và đánh đập, tài sản trong nhà bị cướp hết. Kiều đành bán mình chuộc cha. Đêm trước ngày phải theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã trao duyện cho em-Thúy Vân để thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
-Nội dung chính của đoạn trích là gì?
-Nhan đề đoạn trích có gì đặc biệt? Trao duyên trong đoạn thơ này có ý nghĩa gì?
- Tại sao lại có tình huống trao duyên trớ trêu này?
GV cho học sinh đọc văn bản (Giọng đọc chậm rãi tha thiết, khẩn khoản, càng về sau càng tha thiết, não nùng hơn) .
-Em hãy cho biết bố cục của đoạn trích?
GV: Sau khi chấp nhận bán mình làm lẽ Giám Sinh, Thúy Kiều: 
“Một mình nàng ngọn đèn khuya,
Áo dầm giọt lệ, tóc xe mái đầu.”
“Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân,
Dưới đèn ghé xuống ân cần hỏi han”.
Lúc này Thúy Kiều mới bộc lộ hết tâm sự của mình và ngỏ lời trao mối tình duyên của mình và chàng Kim cho em.
“Hở môi ra cũng thẹn thùng,
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai.” 
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản
-Từ “cậy” nghĩa là gì? Có thể thay thế bằng từ khác được không?Thanh điệu của từ “cậy”tạo điểm nhấn như thế nào cho câu thơ?
GV:Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. 
-Kiều còn dùng hành động gì để mở lời? Hành động đó có gì đặc biệt? 
-Nguyên nhân nào khiến Kiều tự hạ mình trước em như vậy?
-Hãy nêu những thành ngữ được nhắc tới? Mục đích của chúng là gì? 
- Tại sao Kiều lại gọi mối tình duyên trao cho em là “mối tơ thừa”?
-Từ mặc em mang ý nghĩa như thế nào?
-GV: Thúy Kiều đã gợi mối tình bằng việc nhắc lại những kỉ niệm tình yêu giữa nàng với chàng Kim. Từ “khi” được lặp lại ba lần nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng vừa nhiều lại vừa sâu đậm.
- Thế nhưng những ngày Kiều được sống trong ấm êm hạnh phúc không kéo dài bao lâu, khi biến cố sảy đến với gai đình, đã buộc Kiều phải đưa đến một quyết định khó xử: Nàng không thể đến với chàng Kim vì phải bán mình chuộc cha:
“Thằng bán tơ kia dở thói ra,
Làm cho bận đến cụ Viên già.
Muốn êm phải biện 3 trăm lạng,
Khéo xếp nên liều một chiếc thoa.
Đón khách mượn màu son phấn mụ,
Bán mình chuộc lấy tội tình cha.
 (Nguyễn Khuyến)
-Thúy Kiều đã đưa ra những lí lẽ gì để thuyết phục Thúy Vân?
TIẾT 2.
-Em hãy nhắc lại bố cục đoạn trích “Trao duyên” và nội dung chúng ta đã học trong tiết trước?
-GV: Dẫu biết rằng việc trao duyên tế nhị gây khó xử, cả Kiều và Vân đều không muốn:
“Chị yêu lệ chảy đã đành,
Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim.
Ơ kìa! Sao chị ngồi im?
Máu còn biết chảy về tim để hồng.
Lấy người yêu chị làm chồng,
Đời em thề thắt một vòng oan khiên.”
(Tâm sự Thúy Vân_Trương Nam Hương)
Thế nhưng, giở những kỉ vật trao cho Vân, Kiều vẫn không ngăn nổi lòng mình. Nàng đành phải trao lại những kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân mà lòng đau như cắt.
-Thúy Kiều đã trao cho Thúy Vân những kỉ vật tình yêu gì?
-Em hiểu như thế nào về từ “Của chung”?
-GV: Hai chữ “của chung” gợi lên bao đau xót. Tay Kiều thì trao nhưng lòng Kiều còn cố níu kéo giữ lại một chút gì cho mình: “Duyên này thì giữ vật này của chung”. Biết bao giằng xé, chua chát trong hai chữ “của chung” đầy phí lí ấy. 
Trong Kiều có sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí. Đau xót biết bao, khi giờ đây Kiều tưởng tượng ra người bên cạnh Kim là Thúy Vân. Nàng vừa muốn em nên vợ nên chồng với người yêu mình,vừa không mong muốn điều đó xảy ra.Nhưng vượt lên trên mâu thuẫn và hoàn cảnh,Thúy Kiều đã nhận nỗi đau về mình.
-Kiều dự cảm về điều gì sắp sảy ra với mình?
GV: Đang sống mà nghĩ đến cái chết nghĩa là nỗi đau của Kiều đã lên đến đỉnh điểm.Song cái thế giới của mai sau, của linh hồn cũng không hơn gì thế giới của hôm nay, vẫn thấm đầy nước mắt. Câu thơ hun hút xa xôi, lại thêm mùi trầm của mảnh hương nguyền đốt lên càng gợi cảm giác lạnh lẽo thê lương của thế giới tâm linh đầy huyền bí u uẩn.
 GV:Nhưng chết chưa phải là hết. Linh hồn Kiều vẫn còn mang nặng lời thề với Kim Trọng. 
“Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu!
Là em nói vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông”
(Tâm sự Thúy Vân_Trương Nam Hương)
-GV: “Tố Như ơi, lụy và tình,
Nghìn xưa như bóng với hình y nguyên.
Tình Kiều nếu bén duyên Kim,
Thủy chung vẫn tiếng con chim gọi lòng”.
Kiều dành cho Kim Trọng một tình yêu sâu sắc mãnh liệt, nàng cũng nhận ra cảnh ngộ của bản thân mình, khiến Kiều như quên mất Vân bên cạnh và chuyển sang độc thoại nội tâm hướng tới thực tại và hướng tới Kim Trọng.
-Hoàn cảnh thực tại của Kiều được miêu tả qua những thành ngữ nào?
- Khi hướng tới Kim Trọng, Kiều đã có những hành động nào?
Có nỗi đau nào lớn hơn khi con người coi trọng nhân phẩm, luôn có ý thức về nhân phẩm mà cuối cùng phải tuyên bố từ bỏ nhân phẩm, tự nhận mình là kẻ phụ bạc. 
-Kiều sống trong nỗi đau tột cùng, nhưng trước sau nàng vẫn là một con người giàu lòng vị tha. Kiều ân cần, chu đáo với chàng Kim, nhưng vẫn tự cho mình là người đã phụ chàng. Kiều quên nỗi bất hạnh của mình để cảm thông sâu sắc với nồi bất hạnh của người khác. Kiều thương chàng Kim hơn cả chính bản thân mình. Kiều không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận trách nhiệm về mình. Có thể nói, chỉ một chữ phụ thôi mà đã làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách cao thượng, giàu lòng vị tha của nàng Kiều. 
TÌM HIỂU KHÁI QUÁT
Vị trí,nội dung và nhan đề đoạn trích
a.Vị trí 
-Thuộc câu 723-756 trong tác phẩm.
- Thuộc phần hai “Gia biến và lưu lạc” trong ba phần của nội dung tác phẩm. 
b.Nội dung
Tình cảnh và diễn biến tâm trạng của Kiều khi phải trao duyên cho em.
c.Nhan đề
-Trao duyên: Gửi tình duyên của mình cho người khác. 
-Duyên cớ của tình huống:
+Gia đình gặp tai biến.
+Kiều hi sinh mối tình với Kim Trọng,bán mình để có tiền chuộc cha.
+Nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.
->Tình huống tế nhị, gây khó xử cho cả người trao và người nhận. 
Bố cục đoạn trích
-12 câu đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.
-14 câu thơ tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân.
-Còn lại: Kiều đối diện với thực tại và hướng tới Kim Trọng.
TÌM HIỂU CHI TIẾT
Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân
a.Hai câu đầu
-Mở lời: “Cậy em...em sẽ thưa”.
+ “Cậy”= nhờ. 
->Nhờ vả, trông mong tin tưởng, hi vọng tha thiết vào Thúy Vân.
->Thanh trắc mang âm điệu nặng nề, gợi sự đau đớn, khó nói. 
+ “Chịu lời” = “Nhận lời” + sắc điệu cầu khẩn, van xin. 
+ “Chịu”: nài ép, bắt buộc, không thể từ chối.
 + “Nhận”: có thể nhận lời hoặc không.
-Hành động: “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”: Kính cẩn trang trọng với người bề trên hoặc người hàm ơn.
->Sự thay bậc đổi ngôi, đi ngược với lễ giáo phong kiến nhưng chấp nhận được. Bởi:
-Kiều coi Vân như ân nhân của mình.
-Kiều trân trọng tình yêu với Kim Trọng.
Hai câu đầu:
-Từ ngữ chuẩn xác: Vừa trông cậy,vừa nài ép.
-Hành động trang trọng.
-Tình cảm chân thành. 
b.10 câu tiếp
*Nghệ thuật
-Sử dụng thành ngữ -> Tăng tính thuyết phục, tạo sự tế nhị.
-Cách ngắt nhịp 2/2: Vừa thiết tha vừa trang trọng.
* Nội dung:
-“Mối tơ thừa”: Kiều thông cảm cho những thiệt thòi của em.
- “Mặc em”: phó ác, ủy thác
-Kiều kể về tình yêu với Kim Trọng, nguyên nhân sự tan vỡ và quyết định của mình.
+Tình yêu với Kim Trọng: “khi ngày...chén thề”.
+Nguyên nhân tan vỡ: “Sự đâu...bất kì”.
+Quyết định khó xử : “Hiếu tình...vẹn hai”.
-Lí lẽ để thuyết phục Thúy Vân:
+Ngày xuân còn dài.
+Tình chị em máu mủ.
+Sự yên lòng của Kiều.
=> Thúy Vân không thể từ chối-> Kiều là tinh tế thông minh; người con hiếu thảo, người yêu tình nghĩa.
Lí trí làm chủ tình cảm
2. Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân.
a.4 câu đầu.
-Thúy kiều trao kỉ vật tình yêu (chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền).
-“Duyên này thì giữ”: Trao kỉ vật nhưng không thể quên được kỉ niệm->Tình yêu sâu đậm, nồng nàn Kim-Kiều.
-“Của chung”: từng là của riêng Kim và Kiều, nay là của chung Kim, Kiều, Vân. -> sự, đau đớn, tiếc nuối.
-Nên vợ nên chồng><Mệnh bạc: Đối lập giữa hạnh phúc của Vân và Kiều.
- “Ngày xưa”: Mọi kỉ niệm chỉ còn là quá khứ ->luyến tiếc.
Lí trí mâu thuẫn với tình cảm
b.8 câu tiếp.
-Kiều nhớ đến kỉ niệm cùng Kim Trọng. 
-Kiều tưởng tượng khi Vân là người thay thế mình.
-Viễn cảnh hội ngộ bằng thế giới tâm linh.
-Dự cảm về cái chết đầy oan khuất, linh hồn không thể siêu thoát.
+Hồn:Nói đến cái chết.
+ Bồ liễu:Chỉ người phụ nữ yếu đuối.
+Trúc mai:Chỉ tình yêu lứa đôi.
 +Dạ đài:Âm phủ.
 +Thác oan:Cái chết oan khuất.
-Kiều dặn dò em:
+Thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
+ Nhớ đến tình máu mủ chị em.
-Chết đi vẫn nặng lời thề: Tình yêu thủy chung, mãnh liệt, bất tử. 
-> Ý thức về sự bất hạnh của bản thân, tự khóc thương cho mình. 
Tình cảm lí trí xen lẫn 
3. Kiều đối diện với thực tại và hướng tới Kim Trọng 
a.Kiều trở về hoàn cảnh thực tại
-Bây giờ
+Trâm gãy gương tan Thành ngữ
+Phận bạc như vôi chỉ sự tan vỡ +Nước chảy hoa trôi dở dang, . lênh đênh
->Ý thức về thân phận mình 
b.Kiều hướng tới Kim Trọng
-Hành động:
+Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt
+Tự nhận mình là người phụ bạc ->Day dứt, mặc cảm. 
+ Hai lần gọi tên: Tức tưởi, đau đớn.
+ “Kim Lang”: cách gọi thân mật như vợ chồng.
-Dấu chấm than: Diễn tả cảm xúc.
-Cách ngắt nhịp: Như tiếng nấc nghẹn ngào.
-Từ cảm thán (Ôi, hỡi, thôi thôi): Tiếng kêu đầy tuyệt vọng, tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo bất công trà đạp số phận con người.
Tình cảm lấn át lí trí
=>Thúy Kiều là người con gái giàu đức hi sinh và giàu lòng vị tha, biết sống vì người khác.
TỔNG KẾT 
-Nội dung
Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.
-Nghệ thuật
+Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tài tình của Nguyễn Du.
+Hình thức đối thoại nhưng càng về cuối càng mờ nhạt và chuyển sang độc thoại hoàn toàn.
+Từ ngữ chọn lọc điêu luyện, tinh xảo.
3.Củng cố và liên hệ
Sau khi học xong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về đức hi sinh trong cuộc sống?
 4. Dặn dò
- Đọc và thuộc lòng ghi nhớ (SGK-tr.106)
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc
Giáo án liên quan