Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 8: Rèn luyện kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

1. Chọn và điền từ :

a. Liên tưởng: từ sự việc, hiện tượng nào đómà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.

b. Quan sát: xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật (hiện tượng).

c. Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái ko hề có ở trước mắt hoặc còn chưa gặp.

2. Các hoạt động quan sát, liên tưởng và tưởng tượng:

a. Quan sát: Trong đêm.ko gian.

b. Tưởng tượng: Cô gái. những đám cưới sao.

 c. Liên tưởng: Cuộc hành trình. đàn cừu lớn.

3. Các thao tác bộc lộ cảm xúc, rung động, tình cảm (biểu cảm):

- Từ sự quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế.

- Từ sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 8: Rèn luyện kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
 Lớp dạy Tiết Ngày dạy
 Lớp dạy Tiết Ngày dạy
Tiết 8
rèn luyện kỹ năng sử dụng các yếu tố
miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
A. Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thưc:
 - Hiểu được vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
 2.Kĩ năng:
 - Biết kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
 3.Thỏi độ:
 - Có ý thức vận dụng linh hoạt các yếu tố, phương pháp làm văn.
B. chuẩn bị của GV và HS:
 - GV:Sgk, sgv, bảng phụ,thiết kế giỏo ỏn.
 - HS :chuẩn bị bài theo cõu hỏi sgk 
C. Tiến trình dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Suy nghĩ của em về kết thúc truyện Tấm Cám?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
 GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ôn lại kiến thức cũ. - Thế nào là miêu tả?
- Thế nào là biểu cảm?
- Thế nào là tự sự?
- Từ các đặc điểm trên, em thấy văn bản tự sự còn bao chứa các yếu tố nào?
- Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có gì giống và khác với miêu tả và biểu cảm trong văn bản miêu tả và văn bản biểu cảm?
 Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
HS đọc và làm bài tập luyện tập số 1.
- Nêu nhận xét về tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm với việc nâng cao hiệu quả tự sự của đoạn trích?
HS đọc câu hỏi trong sgk, thảo luận, trả lời. GV nhận xét, khẳng định đáp án.
Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 2.
A. Củng cố kiến thức
I. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
1. Miêu tả:
- K/n: Là tái hiện các tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện.
2. Biểu cảm:
- K/n: Là bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp thái độ, tình cảm của người nói (viết) đối với con ngưòi, tự nhiên, xã hội.
3. Tự sự:
- K/n: Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự:
1. Chọn và điền từ :
a. Liên tưởng: từ sự việc, hiện tượng nào đómà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.
b. Quan sát: xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật (hiện tượng).
c. Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái ko hề có ở trước mắt hoặc còn chưa gặp. 
2. Các hoạt động quan sát, liên tưởng và tưởng tượng:
a. Quan sát: Trong đêm...ko gian.
b. Tưởng tượng: Cô gái... những đám cưới sao.
 c. Liên tưởng: Cuộc hành trình... đàn cừu lớn.
3. Các thao tác bộc lộ cảm xúc, rung động, tình cảm (biểu cảm):
- Từ sự quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế.
- Từ sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức.
- Từ những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc đang lay động trái tim người kể.
- ý (d): Từ (và chỉ từ) bên trong trái tim người kể" ko chính xác. Vì: 
+ Muốn biểu cảm thì nhất thiết phải có đối tượng để miêu tả và thông qua miêu tả mới biểu cảm được.
+ Nếu chỉ từ bên trong trái tim người kể thì đó sẽ là những tâm trạng, cảm xúc mơ hồ, chung chung, trừu tượng, khó khơi gợi được sự đồng cảm ở người nghe (người đọc). 
b. Luyện tập:
 Bài 1: 
a. Đoạn trích văn bản truyện Tấm Cám:
-Tự sự: Một hôm vua đi chơi, ra khỏi hoàng cung; thấy có quán nước bên đường bèn ghé vào; Bà lão dâng trầu; Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trước, liền phán hỏi; vua nhận ra Tấm, truyền cho quân hầu rước về cung.
- Miêu tả: quán nước bên đường sạch sẽ; (Tấm) có phần đẹp hơn xưa.
- Biểu cảm: (Vua) mừng quá.
b. Đoạn trích từ văn bản Lẵng quả thông:
- Tự sự: Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong rừng một em bé. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào lẵng.
- Miêu tả: đôi bím tóc nhỏ xíu, con gái ông gác rừng; trời đang thu; những chiếc lá nhân tạo nọ.
- Biểu cảm: nếu như...mà thôi; rất thô kệch...liễu hoàn diệp; Mọi người... run rẩy.
Bài 2(BTVN)
3. Củng cố, 
 -Yêu cầu hs: Hoàn thiện các phần bài tập 2
 4.Hướng dẫn tự học :
 -Chuẩn bị bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngụn ngữ

File đính kèm:

  • docT10 -1 1RLKN SD cac yeu to Mieu ta va bieu cam....doc
Giáo án liên quan