Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 76-79: Chuyên đề làm văn - Văn thuyết minh

Tiết 1

I. Ôn lại lý thuyết về văn thuyết minh

 1. Khái niệm:

Thuyết minh là cung cấp cho người đọc, người nghe những tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Yêu cầu:

- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.

- Bài văn thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.

 3. Phương pháp thuyết minh:

3. 1. Phương pháp nêu định nghĩa:

VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

3. 2. Phương pháp liệt kê:

VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm

3. 3. Phương pháp nêu ví dụ:

VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)

3. 4. Phương pháp dùng số liệu:

VD2: Tình hình tai nạn giao thông cả nước đầu năm Binh Thân. Trong 8 ngày nghỉ Tết Bính Thân (từ 06-13/2/2016 ), toàn quốc xảy ra 334 vụ tai nạn thông, làm chết 210 người, làm bị thương 331 người.

 

docx12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 76-79: Chuyên đề làm văn - Văn thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sống con người.
 - Nắm được kết cấu của một văn bản thuyết minh.
 - Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
 - Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác, tính hẫp dẫn của văn bản thuyết minh.
 - Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học; đồng thời thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý.
 - Nắm được những kiến thức cơ bản về việc tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh
2. Kỹ năng :
 - Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác.
 - Vận dụng những kiến thức đã học giúp HS lập dàn ý một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi và quen thuộc.
 - Vận dụng các kĩ năng đó để viết được một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi với đời sống hoặc công việc học tập của các em. Từ đó viết được một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.
 - Sử dụng tương đối thuần thục các phương pháp thuyết minh. 
 - Tóm tắt được một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản về một sản vật, một danh lam thắng cảnh, một hiện tượng văn học.
3. Thái độ :
- Yêu quý hơn nữa tiếng nói dân tộc.
 - Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống.
- Trân trọng những di sản văn học mà ông cha ta để lại.
 - Yêu mến, trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.
 II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 Sách giáo khoa, sách giáo viên, máy chiếu...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 1. Phương pháp dạy học: Thuyết giảng, thảo luận nhóm, phát vấn
 2. Kĩ thuật dạy học: Kỹ thuật động não, học theo góc...
IV. NĂNG LỰC
 - Học sinh biết cách thu thập thông tin, tìm ý, dựng đoạn và hoàn chỉnh bái văn thuyết minh.
 - Bồi dưỡng cho các em năng lực hành văn.
1. Đây là những hình ảnh rất quen thuộc với người Nam bộ nói riêng và người Trà Vinh nói chung. Em hãy giới thiệu những đối tượng đó.
 2. Để có cách giới thiệu phù hợp và đầy đủ về những đối tượng này, em sẽ sử dụng loại văn nào?
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
- Các em đã đc học văn thuyết minh ở chương trình Ngữ văn loáp 8, hãy nhớ lại và phát biểu về thể loại văn này. HS làm việc nhóm, thời gian 5 phút, trình bày trên bảng nhóm.
+ Nhóm 1: Khái niệm
+ Nhóm 2: Yêu cầu
+ Nhóm 3,4: Các phương pháp thuyết minh thường dùng.
(HS lên bảng treo bảng phụ ghi kết quả thảo luận. GV chỉnh sửa, chốt lại vấn đề).
- Với từng phương pháp, các em hãy cho những ví dụ cụ thể.
(Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm sẽ cho một ví dụ về 1 trong những phương pháp thuyết minh. GV chỉnh sửa, đưa ra ví dụ cụ thể, nếu có nhóm nào đó không làm được)
- Theo em, có những kiểu bài thuyết minh nào?
- Để thuyết minh về một đối tượng nào đó, theo em, điều trước tiên ta phải làm là gì? 
(Tìm hiểu về đối tượng)
- Khi thuyết minh về những đối tượng sau đây, em sẽ trình bày những phương diện nào của chúng: 
1. Chiếc bàn học.
2. Cây phượng vĩ trước sân trường.
3. Ao Bà Om.
4. Tác giả Nguyễn Trãi.
5. Bún nước lèo.
6. Thể thơ lục bát.
HS làm việc nhóm. Lớp chia làm 6 nhóm. Thời gian 07 phút.
Tiết 1
I. Ôn lại lý thuyết về văn thuyết minh
 	1. Khái niệm:
Thuyết minh là cung cấp cho người đọc, người nghe những tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 
2. Yêu cầu:
- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người. 
- Bài văn thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn. 
 3. Phương pháp thuyết minh: 
3. 1. Phương pháp nêu định nghĩa: 
VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. 
3. 2. Phương pháp liệt kê: 
VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm 
3. 3. Phương pháp nêu ví dụ: 
VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la) 
3. 4. Phương pháp dùng số liệu: 
VD2: Tình hình tai nạn giao thông cả nước đầu năm Binh Thân. Trong 8 ngày nghỉ Tết Bính Thân (từ 06-13/2/2016 ), toàn quốc xảy ra 334 vụ tai nạn thông, làm chết 210 người, làm bị thương 331 người.
 	3. 5. Phương pháp so sánh: 
VD1: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất. 
VD2: Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất vớichu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất-Mặt Trăng – Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt Trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.
3. 6. Phương pháp phân loại, phân tích:
 	VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật 
 4. Các kiểu bài thuyết minh:
 - Thuyết minh một tác phẩm.
 - Thuyết minh một di tích lịch sử.
 - Thuyết minh một sự vật hiện tượng với những hình ảnh sinh động, giàu tính hình tượng.
 Tiết 2
 II. Cách làm bài văn thuyết minh: 
4.1. Bước 1: Tìm hiểu đề, thu thập thông tin
+ Xác định đối tượng thuyết minh. 
+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết 
4.2. Bước 2: Lập dàn ý 
Xác định các ý chính sẽ trình bày.
4.3. Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
+ Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp
 	+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng. 
 	II. Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh 
1. Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là: 
- Cấu tạo của đối tượng 
- Các đặc điểm của đối tượng 
- Tính năng hoạt động 
- Cách sử dụng, cách bảo quản 
- Lợi ích của đối tượng 
2. Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là: 
- Nguồn gốc
 	- Đặc điểm 
- Hình dáng 
- Lợi ích 
3. Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là: 
- Vị trí địa lí. 
- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng. 
- Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
 	- Cách thưởng ngoạn đối tượng. 
4. Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là: 
- Hoàn cảnh xã hội.
 	- Thân thế 
- Sự nghiệp. 
- Cống hiến cho xã hội.
- Đánh giá xã hội về danh nhân . 
Lưu ý : Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp, cống hiến chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết. 
5. Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là: 
- Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản. 
- Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị. 
- Cách thức chế biến, thưởng thức.
6. Thuyết minh về một thể loại văn học
- Định nghĩa thể loại được thuyết minh.
- Đặc điểm: Số câu, số tiếng, gieo vần, niêm luật
- Nhận xét ưu, khuyết điểm.
- Vai trò của thể loại văn học đó trong đời sống và trong văn học.
* Bảng tổng hợp cách làm một số dạng đề thuyết minh:
Đồ vật
Loài vật
Danh thắng, di tích
Danh nhân
Đặc sản
Thể loại văn học
Hoàn cảnh xã hội
Thân thế
Sự nghiệp
Cống hiến
Đánh giá của xh
Vị trí địa lý
Cảnh quan
Lịch sử,văn hóa
Định nghĩa 
Nguồn gốc
Nguồn gốc
Cấu tạo
Đặc điểm
Đặc điểm
Đặc điểm
Đặc điểm
Hình dáng
Hình dáng
Lợi ích
Lợi ích
Cách chế biến
Cách thưởng ngoạn
Cách thưởng thức
Nhận xét ưu khuyết
Vai trò
Tiết 3
I. BÀI TẬP TRÊN LỚP:
 Em hãy lập dàn ý cho đề bài sau:
Đề: Em hãy thuyết minh về cây tre.
Mở bài: 
Giới thiệu khái quát về công dụng và mối quan hệ giữa cây tre với người dân Việt Nam. 
Thân bài: 
1. Nguồn gốc.
- Tre có từ lâu đời, từ ngày dựng nước và giữ nước. Tre đã trải qua hàn nghìn năm lịch sự và đã gắn bó với đời sống nhân dân. 
- Tre có mặt khắp đất nước Việt Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến miền núi. 
2. Phân loại.
Các loại tre: hiện nay tre Việt Nam khá phong phú và đa dạng, có những loại tre sau: tre Đồng Nai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn Điện Biên, nứa, mai hay những khóm tre đầu làng. 
3. Đặc điểm tre.
 - Tre dễ thích nghi với mọi môi trường sống: bờ ao, khô cằn, sỏi đá 
- Tre thường mọc từng bụi, từng khóm. 
- Quá trình phát triển của tre: ban đầu tre là những mầm măng nhỏ nằm dưới gốc, được che phủ bởi những cây tre cao và lá cây. Từ từ tre phát triển cứng cáp và dẻo dai. 
- Thân tre gầy guộc, được ghép lại từ nhiều mắt, bên trong thân tre ống rỗng.  
- Màu sắc của tre: có màu xanh lục, càng lên cao màu xanh của tre càng nhạt.  
- Thân tre mọc ra từng cành cây nhỏ, những cành cây này có gai nhọn và lá. Người ta dùng những cành gai nhọn này bó với nhau để làm hàng rào, làm nơi trú ẩn cho các loài cá 
- Lá tre mỏng và có hình thon có gân lá song song, độ dài của lá tre từ 10 – 15 cm. 
- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất chắc. 
- Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”. 
4. Công dụng của tre. 
- Măng tre : 
+ Thường được làm thức ăn như : măng chua, măng luộc.  Nguyễn Bỉnh Khiêm khi về ở ẩn đã có một cuộc sống dân dã : “Thu ăn măng trúc đông ăn giá”. Thậm chí Hồ Chí Minh lúc còn hoạt động tại Pắc Bó đã viết: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Điều đó, chứng tỏ măng là một thức ăn thanh đạm luôn có mặt trong đời sống hằng ngày. 
- Lá tre. 
+ Thường là thức ăn cho gia súc như : trâu, bò, voi 
+ Có thể dùng để ủ hoa quả. 
+ Có thể làm ổ cho gia cầm. 
+ Là nguyên liệu đốt. 
- Cành tre. 
+ Có nhiều gai nhọn dùng để làm hàng rào hoặc làm nơi trú ẩn cho tôm, cua, cá. 
- Thân tre : Có rất nhiều công dụng. 
+ Tre luôn có mặt trong đời sống hằng ngày, là cánh tay phải của người nông dân khi ra đồng. 
+ Trong những ngày Tết cổ truyền : tre được dùng làm cây nêu (treo cờ), những chiếc đu được làm từ tre hay món bánh chưng cũng góp mặt của tre giúp món ăn thêm đậm đà bản sắc dân tộc. 
+ Là công cụ sản xuất : cối xay tre nặng nề quay. 
+ Khi đời sống người dân còn khó khăn, tre được dùng làm để đan nhà che mưa che nắng. 
+ Tre còn được dùng để chế tạo ra những đôi đủa, rổ rá, cho đến giường tủ Ngày nay tre là nguyên liệu để làm những vật trang trí trong ngành mây tre đan.
 + Tuổi thơ của trẻ em vùng quê gắn liền với con trâu và rặng tre. Những buổi trưa hè cùng bạn bè chơi đánh chuyền từ những que chắt bằng tre, hay những con diều sáo vi vu trên bầu trời.. 
+ Trong chiến đấu, tre là giúp nhân dân đánh bại quân thù bằng : gậy tre, chôn tre chống lại sắt thép của quân thù tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh
 Kết bài : 
Tre gắn liền với đời sống con người. Cây tre là biểu tượng của nhân dân Việt Nam. 
Tiết 4
 Hãy đưa ra những ví dụ về các phương pháp thuyết minh.
1. Phương pháp nêu định nghĩa: 
VD: Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum), họ hàng với loài lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ Hòa thảo (Poaceae), sống ở khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm. 
 2. Phương pháp liệt kê: 
VD: Trong hệ mặt trời, đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hiđrô; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, sao Thiên Vương  và Sao Hải Vương có thành phần chính từ  băng, như nước, amoniac và mêtan, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng đá khổng lồ.
3. Phương pháp nêu ví dụ: 
VD: Hiện nay ở nước ta, từ năm 2013, mức phạt các trường hợp vi phạm giao thông tăng lên đáng kể. Một số lỗi có thể bị phạt ở mức 7 đến 15 triệu đồng. chẳng hạn như: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ bị phạt phạt 7.000.000 - 8.000.000; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt 7.000.000 - 8.000.000 đồng Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ. 10.000.000 - 15.000.00.
 4. Phương pháp dùng số liệu: 
VD: Tượng Chúa dang tay ở Vũng Tàu có chiều cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét; đặt trên bệ khối chạm hình Chúa và 12 tông đồ. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng. Đường lên tượng có 1.000 bậc thang cao 500m. Trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách tham quan cùng một lúc.
 	5. Phương pháp so sánh: 
VD: Vùng từ trường của Sao Mộc mạnh mẽ nhất trong tất cả các hành tinh trong hệ với gần 20.000 lần mạnh hơn so với từ trường của Trái Đất. Nó có thể "tóm" các điện tích trong một vành đai của các electron và những hạt mang điện khác, tác động lên những vệ tinh và những vành đai với mức độ 1000 lần vượt quá sức chịu đựng của con người. 
6. Phương pháp phân loại, phân tích:
 VD: Có nhiều loại hồng leo, dựa vào đặc điểm thân và cành của cây, theo đó hoa hồng leo có 2 dạng là hoa hồng bán leo và hoa hồng siêu leo. 
 Hoa hồng bán leo leo thụ động bằng thân và theo ý muốn của con người; thân và cành dài ra theo thời gian, đầu cành mềm nên khi cây vừa phát triển con người có thể chủ động tạo hình theo ý thích.
 Giống hoa hồng siêu leo là giống hoa quý mới được nghiên cứu và phát triển, thuần hóa. Do đặc tính siêu leo (leo hoàn toàn) nên thường được sử dụng trong trang trí bờ tường, hàng rào, mái che với diện tích và không gian lớn. 
 Đọc và tóm tắt các văn bản sau theo từng đoạn, sau đó, hãy viết thành một bản tóm tắt hoàn chỉnh:
BÚN NƯỚC LÈO TRÀ VINH
 Nếu có dịp nào, các bạn tình cờ đến Trà Vinh quê tôi, dạo một vòng quanh các hàng ăn sáng, bạn sẽ thấy được các món bún nước lèo không khó.
 Muốn nấu nước lèo người ta phải có nguyên liệu chính là mắm bò hóc. Đó là loại mắm làm bằng nhiều loại cá hỗn hợp. Với kỹ thuật riêng, người làm mắm phải đạt tiêu chuẩn: mắm có hương vị và tan nhanh trong nước sôi.
 Để lấy nước ngọt, người ta dùng thêm các loại cá: lóc, kèo, tra, cá ngát hay tép cũng được. Để nấu, người ta làm cá thật sạch và cho vào nồi nước sôi, luộc chín. Cá chín vớt ra, gỡ xương thật kỹ rồi chà thịt cá cho tơi ra.
 Mắm bò hóc cũng nấu trong nước sôi cho thịt mắm tan ra. Xong, đem lược xương thật kỹ. Sả, ớt và một ít củ riềng bằm nhuyễn trộn đều vô thịt cá cho thấm rồi cho vô nồi nước lèo, nêm thêm gia vị, chờ nước sôi, vớt bọt kỹ, giữ nóng.
 Ăn bún nước lèo cần phải thêm rau ghém, gồm bắp chuối, rau muống bào mỏng, bông súng xắt mỏng theo chiều ngang trộn đều với một ít rau thơm xắt nhuyễn. Vào mùa đào lộn hột, có người còn thích bằm thêm một ít đào cho vào rau ghém để có vị ngon hơn.
 Cho bún vào tô, chan nước lèo thật nóng lên. Dĩa rau ghém ăn miếng nào trộn miếng nấy, chớ không dội nước lèo lên sẽ làm úa rau đi, mất ngon. Ăn bún nước lèo sẽ mất ngon nếu không có thêm chén muối ớt với những trái ớt hiểm xanh, cay xé.
 Người ta cũng thường ăn kèm với bún nước lèo như: thịt quay, huyết heo luộc hay bánh cống, chả giò... Nhưng cho dù ăn chung với thức ăn nào đi nữa, mùi vị của nồi nước lèo vẫn quyết định. Theo cách nấu truyền thống của người Khmer, không dùng soong nhôm mà dùng nồi đất để nấu.
 Bún nước lèo là món ăn bình dân mà lại đậm đà hương vị. Thời còn đi học, mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đòi má phải nấu bún ăn mấy ngày liền cho "đã thèm". Còn bây giờ, mỗi lần có bạn bè ở xa về, tôi đều chiêu đãi món ăn này.
Về Trà Vinh có nhớ
Hàng me xanh rợp trời
Ao Bà Om thắng cảnh
Bún nước lèo ngon ơi!
BÚN CÁ KIÊN GIANG
 Có một điều là hầu hết mọi người chỉ thích thưởng thức món này ở những quán bình dân nơi phố chợ, hoặc gánh hàng rong phục vụ "thượng đế vỉa hè".
 Nói một cách không ngoa là người miền châu thổ sông Cửu Long rất khôn khéo trong cách đặt tên cho sản phẩm của quê hương. Chỉ nghe tên gọi, du khách có thể liên tưởng ngay đến thành phần tạo nên sản phẩm, vị trí địa lý nơi ra đời; và có thể so sánh với sản vật của nơi khác như bún mắm Trà Vinh, tàu hủ ky Bình Minh, bánh xèo Vườn nhãn Bạc Liêu,...
 Riêng Kiên Giang, thiên nhiên có phần ưu ái cho vùng đất này vì ở đồng bằng sông Cửu Long, đây là tỉnh có biển, có đảo, có rừng và có cả đồng bằng phì nhiêu, nhiều sông rạch với nhiều sản vật phong phú đa dạng là hệ động thực vật, đặc biệt là thủy-hải sản.
 Du khách mỗi khi có dịp đến Kiên Giang đều được thết đãi toàn đặc sản. Tuy nhiên, ai đã một lần đến nơi đây đều không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức món bún cá Kiên Giang đặc trưng và hấp dẫn.
 Chẳng biết từ đâu món ngon này được đặt tên như vậy? Cụ Phạm Đức Tiến Thành (79 tuổi, TP Rạch Giá) cho biết, từ lúc ông còn nhỏ đã nghe mọi người gọi món này là bún cá. Chắc là trong sản phẩm này có bún, có cá đều là sản vật địa phương Kiên Giang, nên kết hợp các yếu tố này lại thành tên gọi.
 Cụ Thành còn đưa ra cách giải thích khác, có lẽ một ai đó là người của địa phương khác đến đây, tình cờ được thưởng thức món này nhưng không biết gọi tên chi nên kết hợp như thế cho dễ nhớ về địa danh mà mình được thưởng thức một món ngon, để giới thiệu với bạn bè.
 Có một điều là hầu hết mọi người chỉ thích thưởng thức món này ở những quán bình dân nơi phố chợ hoặc gánh hàng rong phục vụ "thượng đế vỉa hè".
 Không biết ngồi trên vỉa hè thưởng thức món này thì có thể được gọi là giao hòa với thiên nhiên hay không, nhưng tôi cảm nhận, khi thưởng thức như thế mới cảm hết những hương, những vị của sản phẩm nhờ vào cái không gian thoáng đãng. Anh bạn đi cùng tôi đã đến đây và thưởng thức món này rất nhiều lần.
 Vừa ăn, anh vừa đọc mấy câu thơ: “Ai về Rạch Giá, Kiên Giang/ Ăn tô bún cá chứa chan tình người”.
 Nói thì có phần đơn giản, nhưng chế biến được món bún này thì khá công phu. Chọn cá lóc đồng, to cỡ 1 kg, làm sạch rồi cắt thành 3 hay 4 khúc. Riêng phần đầu phải làm cho thật kỹ, khéo léo tách đầu ra sao cho dính nguyên cả bộ đồ lòng cá. Làm sạch bao tử, rồi dùng muối rửa thật sạch vì nếu không sạch thì còn tanh, mất ngon.
 Khi rửa phải cẩn thận đừng để vỡ mật và gan cá. Tất cả đều được hấp chín, đầu cá để riêng, còn phần thịt thì được vớt ra, lột da, và tách cá thành từng miếng vừa ăn, thịt cá trắng xếp gọn trong đĩa, hoặc tô, để riêng. Trong tô bún cá đặc trưng này, không thể thiếu loại tép đất, hoặc tép bạc (có vùng gọi là tôm). Tép đem rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, ướp chút muối, một ít tiêu, tỏi...
 Đặt chảo lên bếp, phi tỏi mỡ cho thơm, bỏ tép vào rim nhỏ lửa để tép săn lại, cuộn tròn vàng ươm, thơm lừng, múc ra tô để nguội. Nồi nước lèo được nêm cho vừa ăn. Người có tay nghề nấu nước lèo, khi ăn vào bạn vẫn có thể cảm nhận được vị ngọt và vị mặn rất hấp dẫn. Nếu trúng mùa cá trứng, người ta đánh trứng tơi ra, cho vào nồi nước, trứng nổi lên vàng tươi trông thật hấp dẫn.
 Cho bún vào tô nhúng qua nước lèo để sợi bún nóng lên, khi đó mới cho cá và tép lên trên, múc nước lèo ngập tô. Chớ vội ăn ngay, mà hãy ngắm nhìn những miếng cá trắng tinh nằm lẫn với tép vàng ươm co tròn xinh xắn, nước lèo thì nóng hổi, bốc hơi nghi ngút.
 Thưởng thức món này thì tùy khẩu vị mặn ngọt của từng người, nếu lạt thì thêm nước mắm mà nhất định phải là nước mắm Phú Quốc thì mới đúng hương vị bún cá nơi này.
 Nói về phần đầu và ruột cá, theo cố nhà văn Sơn Nam thì văn hóa ẩm thực phương Nam phần nào thể hiện qua cái bộ đồ lòng con cá. Trên mâm cơm, người ta dành phần này để mời người cao tuổi hay khách quý để thể hi

File đính kèm:

  • docxChu_de_van_thuyet_minh.docx
Giáo án liên quan