Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 73: Hiền tài là nguyên khí quốc gia

1/ Đọc văn bản và giải thích từ ngữ

 - Đọc văn bản

- Hiền tài là nguyên khí quốc gia:

+ Hiền tài: là người tài cao, học rộng và có đạo đức

+ Nguyên khí: là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật

-> Người có tài cao, học rộng và có đạo đưc có quan hệ sống còn với sự thịnh suy của đất nước. Câu nói này thể hiện nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của người tài đối với quốc gia, thể hiện thái độ quý trọng người tài

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 73: Hiền tài là nguyên khí quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73
Soạn:
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
Thân Nhân Trung
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Nội dung và giá trị của bài kí.
- Nghệ thuật: kết cấu chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
- Kiến thức LS-XH về 82 tấm bia được đặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
- Kĩ năng sống:
+ Tự nhận thức, ý nghĩa giá trị trong quan niệm của người xưa về vị trí của bậc hiền tài đối với đất nước
+ Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe, tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về ý nghiac giá trị của những người hiền tài đối với đất nước
+ Xác định trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước, dân tộc
2. Kĩ năng: đọc-hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
 II. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thảo luận nhóm: trao đổi về các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam
Động não: suy nghĩ về quá trình phát triển của VNVN và con người VN trong văn học.
III. Phương tiện dạy học
Tài liệu: SGK + SGV.
Tranh ảnh (nếu có)
III. Tiến trình dạy học
Khám phá:
Kết nối
Hoạt động của GV/HS
Nội dung
Đọc toàn bộ văn bản 
Giọng đọc nghiêm cẩn, thể hiện được ý kiến của tác giả về tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, về tầm quan trọng của nhân tài trong triều đại Lê Thánh Tông, về ý nghĩa của khắc bia tiến sĩ.
SGK đã giải thích cặn kẽ các từ khó
GV giải thích đầy đủ ý nghĩa tiêu đề bài học
? Dựa vào phần Tiểu dẫn em hãy giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Thân Nhân Trung và xuất xứ tác phẩm?
? Văn bản đoạn trích có mấy ý và các ý liên quan đến nhau như thế nào?
Chính sách trọng hiền tài: Làm lễ xướng danh, ban mũ áo, đãi yến, làm lễ vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.
? Hiền tài là nguyên khí quốc gia, em hiểu câu nói đó như thế nào? Các vua chúa anh minh thời xưa có nhận thức rõ mối quan hệ của hiền tài đối với quốc gia không? 
? Theo Thân Nhân Tông thi triều đình thời Lê Thánh Tông đã làm những gì và đang làm gì để thể hiện sự trọng đãi nhân tài?
? Thân Nhân Trung đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào để nói rõ lợi ích của việc dựng tấm bia đá ghi tên tiến sĩ? Lời văn và cách lập luận ở đây khác với lựa chọn ở đoạn trên điểm nào?
Khắc sâu ấn tượng về tác phẩm
Từ thời Lê (Hậu Lê) ông cha ta đã có chính sách trọng người tài như vậy. Ngày nay, Đảng và nhà nước ta đang phát huy truyền thống đó của ông cha. Anh chị có suy nghĩ, đề xuất gì với nhà nước về chín sách trọng đãi người có đức, có tài?
HS phát biểu tự do GV định hướng và lắng nghe các ý kiến 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Đọc văn bản và giải thích từ ngữ
 - Đọc văn bản
- Hiền tài là nguyên khí quốc gia:
+ Hiền tài: là người tài cao, học rộng và có đạo đức
+ Nguyên khí: là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật
-> Người có tài cao, học rộng và có đạo đưc có quan hệ sống còn với sự thịnh suy của đất nước. Câu nói này thể hiện nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của người tài đối với quốc gia, thể hiện thái độ quý trọng người tài
2/ Tác giả, tác phẩm
- Thân Nhân Trung (1418 – 1499) người Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1469, nổi tiếng văn chương, được vua Lê Thánh Tông tin dùng.
- Bài kí danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba được Thân Nhân Trung viết năm 1484 thời Hồng Đức, đặt ở Văn Miếu (Hà Nội).
3/ Tìm hiểu cấu trúc văn bản
- Mở đầu: Tác giả khẳng định vai trò của người tài cao đức trọng đối với quốc gia.
- Vì nhận thức rõ điều đó nên triều đinh đã thực thi chính sách trọng hiền tài.
- Song “ban ân rất lớn mà vẫn chưa đủ” nhà vua cho khắc bia tiến sĩ đặt ở Văn Miếu để khích lệ kẻ sĩ “rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.
- Như vậy: “việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/ Hiền tài là nguyên khí quốc gia
- Câu nói thể hiện rõ nhận thức về vai trò của hiền tài đối với sự tồn vong, thịnh suy của đất nước:
+ “Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nươc yếu, rồi xuống thấp”
-> Tác giả giải thích rõ ràng, khúc chiết, lời lẽ mang tính khẳng định cao.
- Chứng minh;
+ “Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế”
+ Cho nên: “ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ”
-> Cách lập luận chặt chẽ
2/ Chính sách trọng đãi nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông.
- Chính sách:
+ “Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất”
+ “ nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ”
Sử sách cho ta biết: Từ năm 1439, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cáp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao để khuyen khích nhân tài, phát triển giáo dục nước nhà.
- Tuy nhiên thánh minh cho rằng: “ Việc hay, việc tốt .chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên đặt bia đá đề danh đặt ở Hiên quan”
Mục đích: “Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”
3/ Lợi ích của việc dựng tấm bia đá
- Lí lẽ và dẫn chứng:
+ Dựng bia đá sẽ làm cho; “kẻ sĩ trốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp -> Lí lẽ này được thể hiện bằng câu văn cảm thán nên có tác dụng gợi xúc cảm rất lớn.
+ Dẫn chứng thực tế:
./ Có người đỗ “đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình.được quốc gia tin dùng”
./ Nhưng cũng có “những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác, có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn tấm bia này”
+ Từ lí lẽ dẫn chứng đó, tác giả kết luận: “Thế thì việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều: kẻ ác lấy đó mà làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng chỉ lối tương lai, vừa đẻ rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”
- Nêu ở đoạn trên tác giả lập luận theo lối diễn dịch thì ở đoạn này lại lập luận theo lối quy nạp
+ Đoạn văn dùng nhiều câu cảm thán “ôi, kẻ sĩ”câu nghi vấn “ví thử hồi đónảy sinh như vậy được”
+ Cách diễn đạt của tác giả (qua bản dịch) rất đậm tính dân tộc: “Ví thử hồi đóthế thìthánh thần đặt ra đâu phải là vô dụng”.
Củng cố
Văn bia là môt thể loại rất quen thuộc trong văn hoc trung đại. 
Hiền tài là nguyên khí quốc gia
Chính sách trọng đãi người tài của triều địa Lê Thánh Tông
Lợi ích của việc dựng tấm bia đã
Nét độc đáo trong nghệ thuật, kết cấu, lập luận, ngôn ngữ của tác giả
Dặn dò: Chuẩn bị 
Tựa trích diễm thi tập
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Thái sư Trần Thủ Độ.

File đính kèm:

  • docTuan_21_Doc_them_Hien_tai_la_nguyen_khi_cua_quoc_gia.doc