Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 68+69: Tác gia Nguyễn Trãi

3/ Cấu trúc văn bản

- Bài văn mở đầu bằng một luận đề chính nghĩa: Đánh đuổi quân giặc bạo tànm khẳng định chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt.

- Tiếp theo là lên án giặc Minh đã tàn hại dân ta vô cùng thảm khốc

- Sau đó, thuật lại toàn bộ cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn từ những gian khổ hi sinh buổi đầu đến những chiến thắng quyết định lam cho quân giặc thất bại thảm hại phải đầu hàng và được tha chết.

- Cuối cùng, tuyên bố hòa bình trở lại, kỉ nguyên mới bắt đầu.

*. Bố cục

(1) Nêu chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Từng nghe .chứng cớ còn ghi

(2) Tố cáo tội ác của giặc minh: Vừa rồi .thần dân chịu được.

(3) Quá trình kháng chiến chống giặc Minh và thắng lợi: Ta đây .cũng là chưa thấy xưa nay

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 68+69: Tác gia Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 68+69
Soạn 5/1
TÁC GIA NGUYỄN TRÃI 
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua bài giảng, giúp HS:
 1. Kiến thức : - Giúp HS hiểu được Nguyễn Trãi qua cuộc đời và sự nghiệp của ông. Là một anh hùng toàn tài hiếm có cũng là một nỗi oan thảm khốc hiếm có trong lịch sử dân tộc.
- Thấy được những nét tiêu biểu trong thơ văn của ông và vị trí của Nguyễn Trãi đối với lịch sử văn học dân tộc.
- Nắm được nội dung chủ yếu của các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.
- Kiến thức LS: Cuộc khởi nghĩa Lam sơn
2. Kĩ năng: đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Kĩ năng sống:
+ Tự nhận thức ý nghĩa giá trị tuyên ngôn độc lập của văn bản “Đại cáo bình Ngô”
+ Giao tiếp, trao đổi, trình bày ý tưởng về chủ nghĩa yêu nước và sức mạnh của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược và ý nghĩa của chiến thắng oanh liệt.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
- Sử dụng phương pháp nêu vấn đề kết hợp bình giảng.
- SGK, SGV, Giáo án.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy phân tích bức tranh thiên nhiên và bức tranh lịch sử trong “Bạch Đằng giang phú” để thấy được tâm sự của Trương Hán Siêu?
3. Bài mới:
Hoạt động GV/HS
Nội dung
- Văn bản này dài nhưng có lời văn cân đối, nhịp nhàng, vừa hào hùng, vừa tha thiết nên càn đọc diễn cảm 1 lượt toàn văn bản để làm sống dậy cuọc kháng chién hào hùng của dân tộc ta. 
Lời văn bài cáo cân xứng. Khi đọc chú ý ngữ điệu và ngắt hơi ở từng câu, giọng đọc cần phù hợp với nội dung từng phần
 GV giải nghĩa từ
Có 2 cách hiểu về từ Ngô
+ Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, sau trở thanh vua nhà Minh (Minh Thành Tổ), do đó nhân dân ta gọi giặc Minh là giặc Ngô
+ Từ Ngô, xuất hiện khi quân Ngô dời Tam quốc cai trị nước ta. Do chúng hết sức tàn ác nên từ đó từ Ngô dùng để chỉ quân TQ với hàm ý khinh bỉ, phê phán. Từ Ngô nhập vào ngôn ngữ dân gian đã hàng nghìn năm, vết tích còn để lại trong thành ngữ, tục ngữ “Thằng Ngô con đĩ” thành ngữ, “Giặc đánh bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” tục ngữ.
GV bổ sung kiến thức
Bài cáo được hoàn thành trong đêm 28/12/1427 âm lịch. Và được công bố vào đầu năm 1428 
? Nội dung tư tưởng của bài cáo được Nguyễn Trãi triển khai theo mach liên kết như thế nào? Theo mạch ấy bài cáo có mấy phần?
Theo logic trên bài cáo có bố cục như sau:
? Ở phần mở đầu của bài Cáo, Nguyễn Trãi nói với nhân dân nhưng điều gì? Nói như thế nào?
Ngay từ đầu bài cáo đã khẳng định cuộc khắng chiến chống giặc Minh của nghĩa quân Lam Sưn là kế tục truỳen thống nhân nghĩa, truyền thống độc lập tự cường của dân tộc ta
? Vì sao đoạn mở đầu được coi là đoạn tuyên ngôn nhân nghĩa, lời tuyên ngôn độc lập? Nó có gì khác với lời tuyên ngôn độc lập thời Lí?
So với thời Lí
?Tác giả đã tố cáo những âm mưu, hành động nào của giặc Minh? Âm mưu nào là thâm độc nhất? Tội ác nào là man rợ nhất?
Không chỉ thông kê. Liệt kê tội ác của giặc, Nguyễn Trãi còn bình luận về tội ác ấy, kết tội giặc một cách khái qát và đanh thép
? Nghệ thuật cáo trạng ở đoạn này có gì đặc sắc?
Nổi bật nhất tỏng đoạn văn cáo trạng này là tác giả đã dùng hình ảnh để diễn tả tội ác của thù.
Lột bộ mặt thật của kẻ thù và thể hiện nỗi uất hận của nhân dân ta, câu văn mang tính khái quát để trở thành lời cáo trạng đanh thép nhất.
Lới văn thống thiết: Khi thì uất hận trào sôi, khi thì cảm thương tha thiết, lúc nghẹn nghào,lúc uất ứcđã diễn tả được những cung bậc tình cảm khác nhau của tác giả trược những tội ác man rợ của kẻ thù và nỗi khổ của nhân dân.
Hết tiết 68
Phần 2. TÁC PHẨM
I. Tìm hiểu chung
1/ Đọc văn bản và giải thích từ ngữ
- Cáo: là một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở TQ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để công bố một chủ trương hay kết quả của một sự nghiệp
Các loại cáo:
+ Cáo thường ngày: nhằm truyền đi một chiếu sách gì đó của nhà vua
+ Đại cáo: thông báo một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia
Bình Ngô đại cáo được viết bằng chữ Hán, theo lối viết biền ngẫu
- Bình: là bình định, có nghĩa là dẹp yên giặc giã. Bình Ngô là dẹp yên giặc Ngô
- Bình Ngô đại cáo: tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô cho thiên hạ biết
-> Như vậy, lời tuyên bố ở đây hàm chưa sự khinh bỉ lũ giặc và niềm tự hào của người chiến thắng.
2/ Giới thiệu tác phẩm
- Vào năm 1406, nhà Minh đưa ra luận điệu “phù Trần diệt Hồ” đã kéo quân sang xâm lược nước ta. Quân dân nhà Hồ chống lại nhưng thất bại nhanh chóng. Quân Minh thủ tiêu nền độc lập dân tộc nước ta, đổi nước ta thành quận Giao Chỉ (1407)
- Chúng thi hành chính sách cai trị rất tàn bạo. Nhân dân ta đã cầm vũ khí chống lại quân xâm lược, khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong đó cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) do Lê Lợi đứng đầu
- Nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu dòng rã suốt 10 năm (1417-1427) giành được thắng lợi.
- Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết bài cáo này để thông báo cho toàn dân được biết
3/ Cấu trúc văn bản
- Bài văn mở đầu bằng một luận đề chính nghĩa: Đánh đuổi quân giặc bạo tànm khẳng định chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt.
- Tiếp theo là lên án giặc Minh đã tàn hại dân ta vô cùng thảm khốc
- Sau đó, thuật lại toàn bộ cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn từ những gian khổ hi sinh buổi đầu đến những chiến thắng quyết định lam cho quân giặc thất bại thảm hại phải đầu hàng và được tha chết.
- Cuối cùng, tuyên bố hòa bình trở lại, kỉ nguyên mới bắt đầu.
*. Bố cục
(1) Nêu chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Từng nghe.chứng cớ còn ghi
(2) Tố cáo tội ác của giặc minh: Vừa rồi.thần dân chịu được.
(3) Quá trình kháng chiến chống giặc Minh và thắng lợi: Ta đây..cũng là chưa thấy xưa nay
(4) Lời tuyên bố hào bình: còn lại
II. Đọc – hiểu chi tiết
1/ Nêu chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Mở đầu bài cáo: Nguyễn Trãi nói với nhân dân về chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ “Việc nhân nghĩatrừ bạo”
Nhân nghĩa: là làm cho dân được sống yên lành, hạnh phúc, muốn lo lắng cho dân yên thì phải tiêu diệt được quân tàn bạo.
+ Nước ta là nươc văn hiến, bao đời xưng đế ngang hàng với phương Bắc và triều đại nào cũng có hào kiệt đứng lên trừ bạo để yên dân. Nhưng bọn Ngô luôn xâm lược nước ta cho nên chúng đều phải chịu thất bại, chứng cứ rành rành
./ Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
-> Ý tứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Cách viết câu văn biền ngẫu có hai vế đối nhau chạy song song, một vế nói về ta, một vế nói về địch -> tăng ý nghĩa bình đẳng, ngang hàng giữa hai quốc gia.
Từ Triệu. Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
- Giọng văn: đĩnh đạc, trang trọng, khẳng định mạnh mẽ chính nghĩa của dân tộc, bôc lộ niềm tự hào về truyền thống của Đại Việt, về tư thế của một quốc gia có chủ quyền
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:
+ Không chỉ là lòng yêu thương con người, tôn trọng điều phải
+ Nhân nghĩa là làm cho dân được sống yên lành, hanh phúc trong một nước độc lập hòa binh
+ Nhân nghĩa là diệt trừ lũ xâm lược bạo ngược, hung tàn
- Bọn giặc Minh dựng chiêu bài Nhân nghĩa diệt nhà Hồ phù nhà Trần để sang xâm lược nước ta.
Bởi vậy Nguyễn Trãi nói Nhân nghĩa là chống xâm lược để vạch trần luận điều xảo trá của giặc. Phân định rạch ròi Ta là chính nghĩa, Địch là phi nghĩa.
- Bài thơ: Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: khăng định chủ quyền độc lập bằng 2 yếu tố: Chủ quyền lãnh thổ và ý chí độc lập
- Lời tuyên bố của Nguyễn Trãi: cũng nhấn mạnh vào 2 yếu tố đó và nâng cao hơn 1 bước; nhấn mạnh vào sự ngang hàng, bình đẳng giữa hai quốc gia, vào nền văn hiến của dân tộc (phong tục Bắc Nam cũng khác. Hào kiệt đời nào cũng có) đó là những điểm mới so với thời Lí.
2/ Tố cáo tội ác của giặc Minh
- Tác giả tố cáo âm mưu thâm độc của giặc Minh: 
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa
- Lên án chủ trương cai trị tàn bạo: Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
- Liệt kê hàng loạt tội ác mà “quân cuồng Minh” , và “bọn gian tà” gây nên:
+ Tội ác diệt chủng: “nướng dân đenvùi con đỏ” đây là tội ác mạn rợ nhất của thời Trung cổ
+ Tội ác bóc lột và vơ vét của cải:
./ Thuế má: Nặng thuế khóa sạch không đầm núi
./ Phu phen: Nặng nề những nỗi phu phen, nay xây nhà, mai đắp đất
./ Vơ vét của cải: vét sản vật, bắt chim trả, bẫy hươu đen.
./ Diệt sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi
./ Triệt đường sống cả những người yếu đuối, khốn khổ nhất trong xã hội: Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
+ Hủy hoại cả môi trường sống: Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ
+ Phân tích hậu quả tai hại của tội ác giặc:
./ Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
./ Gây ra cho dân ta bao thảm cảnh: Người bị ép xuống biển ròng lưng mò ngọc/ Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng
- Kết tội giặc Minh:
Độc ác thay..
Ai bảo thần dân chịu được
-> Lời kết tội chất chứa khối căm hờn của nhân dân ta với kẻ thù.
- Nghệ thuật cáo trạng
+ Dùng hình ảnh để tố cáo tội ác kẻ thù và khối căm hờn chất chứa của nhân dân.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
..Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán
..Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
-> Hình ảnh diễn tả chân thực bộ mặt tàn bạo của kẻ thù
- Lời văn: ở bản cáo trang rấ thống thiết
- Điều đáng chú ý: 
+ Khi vạch rõ những âm mưu xâm lược của giặc Minh. Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc 
+ Khi tố cáo tội ác cuả giặc, tác giả đứng trên lập trường nhân bản, nghĩa là đứng về quyền sống của người dân để tố cáo
-> Bởi thế, phần nói về chủ quyền dân tộc đã như một bản tuyên ngôn độc lập, và bản cáo trạng tội ác của giặc Minh đã chứa các yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền.
3/ Quá trình kháng chiến chống giặc Minh và thắng lợi
a/ Buổi đầu khởi nghĩa

File đính kèm:

  • docBINH_NGO_DAI_CAO.doc
Giáo án liên quan